label
class label
13 classes
text
stringlengths
4
32.5k
0Công nghệ
MP3 là một định dạng âm thanh kỹ thuật số được thiết kế bởi Moving Picture Experts Group (MPEG). Người có công lớn nhất trong việc phát triển định dạng này là tiến sĩ người Đức - Karlheinz Brandenburg. Ông đã nghiên cứu các giải pháp nén file nhạc kỹ thuật số từ đầu những năm 1980, khi còn là sinh viên trường Đại học Erlangen-Nuremberg. "Diner Tom" của Suzanne Vega là bài hát đầu tiên sử dụng định dạng MP3, do chính Brandenburg tinh chỉnh. Với ưu điểm là chất lượng cao và cỡ tập tin đầu ra nhỏ, MP3 đã tạo ra một cuộc cách mạng trong âm nhạc kỹ thuật số vào đầu những năm 1990. Tuy nhiên, đến cuối thập kỷ đó, những tệp tin nhỏ xíu này đã được lưu lại và chia sẻ tràn lan trên Internet, tạo ra một đợt vi phạm bản quyền số quy mô lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Theo dự án mới của MPEG thì AAC (Advanced audio coding), một phần của định dạng MPEG-4 sẽ là chuẩn kế thừa MP3. Đã có rất nhiều kỹ thuật nén khác được tung ra, nhưng chúng khó lòng thay thế MP3 vì định dạng này đã trở nên quá phổ biến, đối với cả người dùng và những nhà sản xuất các đầu đọc CD, DVD. Chính vì vậy, một tuyên bố khai tử đối với MP3 là điều cần thiết để mở ra tương lai sáng sủa hơn cho âm nhạc số, cụ thể là định dạng AAC hiệu quả hơn. Giám đốc Viện Fraunhofer (Đức) - Tổ chức Nghiên cứu Định hướng Ứng dụng lớn nhất châu Âu cho biết, định dạng AAC đã trở thành "tiêu chuẩn cho tải nhạc và video trên điện thoại di động". Đơn giản vì định dạng này hiệu quả hơn và có nhiều chức năng hơn, cung cấp âm thanh chất lượng cao hơn ở bit-rate thấp hơn so với MP3. Trên thực tế, AAC cũng đã và đang được sử dụng khá phổ biến. Còn nhớ khi iPod và iTunes được giới thiệu, Apple đã cho phép người dùng lựa chọn sử dụng định dạng AAC gần như ngay từ đầu, nếu có định dạng nào thế chỗ được MP3 thì đó nhất định phải là ACC. Nhưng dù sao đi nữa, MP3 vẫn xứng đáng có một vị trí trong lịch sử như một tiêu chuẩn kỹ thuật số đã cho thấy được khả năng trao đổi dữ liệu thực sự của Internet. Dưới đây là một video thú vị nói về sự phổ biến của MP3. Video MP3 ở khắp mọi nơi. Việt Đức / NPR / Mp3-history / Wikipedia.
0Công nghệ
Sau yêu cầu từ Apple, các cửa hàng điện thoại vẫn vi phạm bản quyền. Ảnh: Zing.vn. Sau yêu cầu từ Apple, các cửa hàng điện thoại vẫn vi phạm bản quyền. Ảnh: Zing.vn. Apple Việt Nam đã ủy quyền cho Cty luật Võ Trần (VOTRA) làm đại diện pháp lý trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) tại Việt Nam của Apple, theo nội dung "tối hậu thư" Apple chính hãng gửi cho các cửa hàng đang sử dụng biểu tượng quả táo cắn dở, tên gọi "Apple", "iPhone" và những tên gọi khác như "Apple Store", "App Store", "iPad, "iPod, "MacBook" hiện được bảo hộ theo luật sở hữu trí tuệ Việt Nam. Việc sử dụng trái phép nhãn hiệu Apple có thể gây nhầm lẫn cho khách hàng, dẫn đến các trường hợp tiêu cực tới công ty. Do đó, đại diện pháp lý của Apple Việt Nam yêu cầu các cửa hàng nhận được văn bản trong thời hạn 7 ngày phải chấm dứt việc sử dụng bất hợp pháp các nhãn hiệu của Apple trên biển hiệu của cửa hàng, và trên các giấy tờ kinh doanh, phương tiện kinh doanh. Đồng thời, chấm dứt việc bán hàng giả mạo nhãn hiệu Apple. Trước động thái cứng rắn này của Apple, ghi nhận của Lao Động tại Hà Nội, các chủ cửa hàng điện thoại di động cho rằng, việc thay đổi biển hiệu theo yêu cầu của Apple là chưa cần thiết, khi nào cơ quan chức năng như quản lý thị trường yêu cầu thì họ sẽ làm. Ngoài ra, một số chủ cửa hàng vẫn tự tin có thể lách quy định. Anh Nguyễn Văn Linh, chủ cửa hàng bán điện thoại di động trên phố Nguyễn Ngọc Nại (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, tới chiều 13.4, vẫn chưa được bất cứ ai thông báo về yêu cầu của Apple, chỉ biết thông tin qua báo chí. Nếu họ xử phạt nghiêm như Hà Nội cấm để xe vỉa hè thì buộc phải chấp hành. Tôi nghĩ họ chỉ yêu cầu với các trung tâm điện máy lớn chứ cửa hàng điện thoại nhỏ sẽ không ảnh hưởng gì, anh Linh nói. Đáng chú ý, anh Nam, chủ cửa hàng điện thoại Thành Nam (tại đường Tô Hiệu- Cầu Giấy) cho biết, anh sẽ lợi dụng lệnh cấm này của Apple để quảng bá cho cửa hàng của mình. Anh Nam giải thích, với iPhone, iPad, Macbook người tiêu dùng ai cũng biết thương hiệu của Apple, vì quá nối tiếng. Nay, với lệnh cấm này, anh Nam sẽ phiên âm tiếng các sản phẩm tiếng Anh kể trên ra tiếng Việt. Trên biển hiệu cửa hàng của tôi sẽ ghi các dòng sản phẩm Ai phôn, Ai pát mác búc. Tôi nghĩ đây là ý tưởng gây kích thích, tò mò từ người dùng, anh Nam nói. Trái với quan điểm lạc quan, có phần tếu táo của các chủ cửa hàng điện thoại di động, LS Trần Thu Nam (Đoàn LS Hà Nội) nhận định, yêu cầu cấm sử dụng hình ảnh, logo của Apple rất bài bản. LS Nam nhận định, ban đầu họ chỉ gửi văn bản yêu cầu tới các cửa hàng điện thoại, các Sở Khoa học Công nghệ để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Sau đó, nếu các yêu cầu này không được đáp ứng họ sẽ khởi kiện thực sự. Khi họ kiện, đương nhiên phần lợi thế chắc chắn thuộc về họ, LS Nam nói. Các chủ cửa hàng vi phạm có thể bị truy cứu hình sự. Theo LS Trần Thu Nam, nếu các cửa hàng không chấp thuận theo yêu cầu của Apple thì hãng điện thoại này có thể khởi kiện theo luật của Việt Nam. Cụ thể: Theo khoản b, điều 21, mục 1, chương XVIII - Luật Sở hữu trí tuệ, các cửa hàng sẽ bị xử phạt hành chính nếu không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mặc dù đã được chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thông báo bằng văn bản yêu cầu chấm dứt hành vi đó. Trong trường hợp, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Hình sự theo Điều 22, mục 1, chương XVII. Thu Trang- Thông Chí.
0Công nghệ
Vi phạm bản quyền không chỉ gây thiệt hại về kinh tế, uy tín của doanh nghiệp Việt Nam, làm khán giả Việt Nam mất quyền thưởng thức giải đấu bóng đá đỉnh cao một cách hợp pháp. Theo thông tin mà ICTnews có được, sau khi VTVcab bị dừng sóng Cúp C1 và C3, giới am hiểu về công nghệ đã phải tìm cách để theo dõi các trận đấu bóng đá bằng các nguồn khác trên Internet, cũng là một hình thức vi phạm bản quyền của người xem. Vào ngày 27/8/2015, VTVcab đã công bố bản quyền phát sóng các giải bóng đá UEFAChampions League (UCL) và UEFAEuropa League (UEL) trong 3 mùa giải 2015-2016, 2016-2017, 2017-2018. Tuy nhiên ở ngay mùa giải đầu tiên 2015 - 2016, KJSM (đơn vị nắm giữ bản quyền hai giải đấu ở Việt Nam) đã đột ngột ngừng cung cấp bản quyền đối với VTVcab khi giải đấu đang ở giai đoạn hấp dẫn nhất bởi việc cắt ghép, phát tán clip của giải đấu tràn lan trên các trang báo điện tử ở Việt Nam. Cho đến tháng 9/2016, sau nhiều nỗ lực đàm phán và phải chi trả thêm khá nhiều tiền để mua gói bản quyền mở rộng hơn, VTVcab đã được KJSM cấp trở lại quyền phát sóng hai giải đấu trong khuôn khổ Cúp C1. Kể từ đó để kịp thời ngăn chặn tình huống xấu nhất có thể xảy ra, VTVcab đã triển khai hàng loạt biện pháp kỹ thuật để bảo về nguồn tín hiệu của giải đấu phát sóng trên các kênh thể thao không bị rò rỉ ra ngoài. Đồng thời, thành lập một đội kiểm tra, rà soát việc tuân thủ bản quyền trong lúc diễn ra các trận đấu. Tuy nhiên có khá nhiều trang web cố tình phớt lờ cảnh báo của VTVcab và không chấp hành pháp luật bản quyền của giải Champions League và Europa League tại Việt Nam. Cho đến đầu tháng 3/2017, VTVcab đã có văn bản báo cáo Bộ TT&TT; và Sở TT&TT; Hà Nội về các trang báo điện tử và trang tin điện tử đã liên tục vi phạm bản quyền hai giải đấu bóng đá mà VTVcab sở hữu bản quyền. Trong hai văn bản này, VTVcab đã chỉ đích danh các trang báo và trang tin điện tử vi phạm, đồng thời đề nghị Bộ TT&TT; và Sở TT&TT; Hà Nội có biện pháp chấn chỉnh, nhắc nhở các đơn vị này ngừng hành vi vi phạm, cũng như có trách nhiệm bồi hoàn thiệt hại cho VTVcab. Song mọi nỗ lực của VTVcab để canh giữ bản quyền cũng không giải quyết được khi có quá nhiều trang báo, trang tin điện tử cố tình vi phạm. Và đến nay, VTVcab lần thứ hai lại bị dừng sóng. Theo đại diện VTVcab, VTVcab bị mất không khoản tiền đã bỏ ra để mua bản quyền cho đến hết năm 2018, mà còn có nguy cơ bị đối tác khởi kiện. Tại Hội nghị giao ban quản lý nhà nước Bộ TT&TT; đầu tháng 5 vừa qua, một lãnh đạo Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử cũng đã đề cập tới kiến nghị của một số doanh nghiệp truyền hình trả tiền về việc Bộ TT&TT; phải có chế tài quản lý vấn đề vi phạm bản quyền chương trình truyền hình trên mạng viễn thông. Theo các doanh nghiệp này, tình trạng vi phạm bản quyền truyền hình trên Internet diễn ra khá nghiêm trọng, nếu nhà nước không có chế tài xử lý thì các doanh nghiệp truyền hình trả tiền có nguy cơ sẽ chết. Bởi doanh thu bình quân trên thuê bao (ARPU) đã rất thấp, nếu tình trạng vi phạm bản quyền cứ tràn lan sẽ ảnh hưởng rất lớn tới doanh thu của doanh nghiệp. Người hâm mộ Việt Nam lần thứ hai bị mất cơ hội xem giải đấu Cúp C1. Tình trạng vi phạm bản quyền trong lĩnh vực điện ảnh cũng diễn ra khá nghiêm trọng và kéo dài trong nhiều năm qua mà ICTnews đã có nhiều bài viết phản ánh. Tại cuộc họp giữa Bộ trưởng Bộ TT&TT; Trương Minh Tuấn với các doanh nghiệp, thương hiệu lớn đang có sản phẩm, dịch vụ quảng cáo trên mạng và công ty kinh doanh dịch vụ quảng cáo vào ngày 16/3/2017, ông Michael Schlesinger, Phó Chủ tịch Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kỳ (MPA) khu vực châu Á Thái Bình Dương cho biết, tại Việt Nam mô hình xem phim trên mạng đang phát triển mạnh với rất nhiều website cung cấp dịch vụ xem phim trên mạng, trong đó có khá nhiều bộ phim Việt Nam và phim nước ngoài được đưa lên mạng lên mạng bất hợp pháp, khi chưa có sự cho phép của các chủ sở hữu. MPA cũng kiến nghị Bộ TT&TT; giúp MPA bảo vệ tác quyền các tác phẩm điện ảnh của mình, rất nhiều bộ phim điện ảnh vừa ra rạp ở Việt Nam đã bị quay trộm và chiếu trên Internet. Theo thống kê hiện tại ở Việt Nam có 73 trang phim online vi phạm bản quyền cũng đang sống nhờ vào quảng cáo. Hồi tháng 1/2016, hai doanh nghiệp Việt Nam là Công ty TNHH MTV Dịch vụ kỹ thuật truyền thông HTV (HTV-TMS) và Công ty CP Truyền thông và Giải trí Galaxy (Galaxy) cũng gửi văn bản lên Thanh tra Bộ TT&TT; tố cáo hàng loạt các trang web vi phạm bản quyền các chương trình truyền hình và phim truyện. Các doanh nghiệp Việt Nam bị xâm hại bản quyền đều mong mỏi nhà nước có biện pháp cứng rắn để xử lý nạn vi phạm bản quyền trên Internet, nếu không nhiều doanh nghiệp Việt sẽ không thể tồn tại được. Đình Anh.
0Công nghệ
Có lẽ đúng vào dịp kỷ niệm 10 năm ra mắt của MacBook Air, Apple sẽ dẹp luôn dòng laptop này. Nếu điều này xảy ra, đây sẽ là lần đầu tiên Apple ngừng sản xuất một dòng laptop kể từ khi họ kết liễu iBook và Powerbook hồi năm 2006, và sẽ là một quyết định rất được hoan nghênh. Thật ra, Apple đã âm thầm giết MacBook Air phiên bản 11 inch từ năm 2016, nhưng phiên bản lớn hơn với màn hình 13 inch vẫn còn tồn tại, và được nâng cấp lên phiên bản CPU thế hệ 5 của Intel. Steve Jobs giới thiệu MacBook Air năm 2008. Dù vậy, CPU này vẫn cũ hơn 3 đời so với các đối thủ từ những nhà sản xuất khác, khiến nó không còn hấp dẫn trong mắt người dùng dù vẫn là laptop rẻ nhất từ Apple. Thêm vào đó, giá rẻ nhất không có nhiều ý nghĩa khi MacBook Pro 13 inch có độ dày tương đương, mạnh hơn nhiều lại chỉ đắt hơn khoảng 300 USD. Hiện tại, MacBook Air là dòng laptop duy nhất của Apple không sử dụng màn hình Retina, và cũng chỉ hỗ trợ độ phân giải 1440x900 cũ rích. Ngay cả các linh kiện bên trong của nó cũng đã rất lỗi thời, và Apple chỉ thực hiện những thay đổi nhỏ cho dòng máy này kể từ tháng 3/2015. Theo tin từ Digitimes, General Interface Solution, một hãng sản xuất màn hình cảm ứng có trụ sở tại Đài loan đang sẵn sàng nhận một đơn đặt hàng màn hình LCD lớn từ Apple, và dự tính các màn hình này sẽ được dùng cho MacBook 13 inch ở tầm giá thấp. Chiếc MacBook mới này sẽ ra mắt trong nửa cuối năm nay, và ở một mức giá dễ chấp nhận hơn các MacBook hiện tại. Apple 'quên' tính năng lựa chọn hiệu năng hay thời lượng pin đã hứa trong iOS 11.2.5. Phạm Lê.
0Công nghệ
Hình ảnh cắt từ clip quay cảnh một hành khách bị United Airlines kéo ra khỏi máy bay hôm 9/4. Nguồn: YouTube. Video mới nhất về một hành khách bị hãng United Airlines kéo lê ra khỏi máy bay là ví dụ mới nhất của những hành vi xấu bị vạch trần trên mạng xã hội. Hồi tháng 2/2017, Uber vấp phải tranh cãi sau khi tài xế đăng video CEO Travis Kalanick đang cãi nhau với mình. Trước đó, FedEx phải phản hồi sau khi video quay cảnh lái xe quăng một kiện hàng đựng màn hình máy tính vô tội vạ ở cổng trước. Cách đây không lâu, các sự cố như vậy chỉ được nhắc qua loa trên đài truyền hình địa phương và nhanh chóng chìm xuồng. Tuy nhiên, smartphone và mạng xã hội đã dân chủ hóa thông tin và trao quyền vào tay người dùng. Các công ty không thể nào ém nhẹm vụ việc được nữa. Paul Argenti, Giáo sư truyền thông doanh nghiệp tại trường Kinh doanh Tuck School, nhận xét nhiều công ty chưa hiểu về điều này. Họ không thể xóa sổ những điều bẽ mặt nhưng có thể rút kinh nghiệm để giảm thiểu thiệt hại. Điều đó bắt đầu từ đào tạo. Nhân viên cần sẵn sàng khi tình huống trở nên mất kiểm soát và nên nhấn mạnh với họ rằng những gì họ làm đều có nguy cơ bị ghi lại, đặc biệt với các ngành hàng vận tải, phục vụ đồ ăn nhanh hay các công ty có nhiều nhân viên thường xuyên liên hệ trực tiếp với khách hàng. Lakshman Krishnamurthi, Giáo sư tiếp thị trường Quản trị Kellogg, cho rằng họ nên lên kế hoạch cho vài tình huống xấu nhất và đề ra phương án nếu nó xảy ra. Nhân viên hiện trường nên có nhiều quyền hành hơn để tránh leo thang một sự cố nào đó. Chẳng hạn, trong trường hợp của hãng hàng không United, ngay cả khi nhân viên làm theo quy định là tìm ra hành khách tình nguyện nhường chỗ, họ nên tăng khoản ưu đãi thay vì bạo lực như những gì đã diễn ra. Trong tình huống video đã bị lộ ra ngoài, xử lý khủng hoảng truyền thông không có gì khác với thông thường: đó là thay đổi nhận thức của công chúng. Xin lỗi, giải thích vì sao điều này xảy ra và nói nó sẽ không bao giờ lặp lại, ông Argenti đưa ra giải pháp. CEO United Oscar Munoz cuối cùng cũng xin lỗi nhưng mất tới 2 ngày và ban đầu còn đổ lỗi cho hành khách lẫn an ninh sân bay. Khi video đã lan tỏa trên mạng xã hội, công ty cần hạn chế trình bày. Đừng cố thủ tiêu những gì video nói, đây là lời khuyên của Herman Leonard, Giáo sư quản trị kinh doanh tại Harvard. Trong quá khứ, các công ty mất nhiều giờ hoặc nhiều ngày để phản hồi khi có khủng hoảng. Ngày nay, họ phải trả lời ngay lập tức, ngay trước khi scandal vượt ngoài tầm kiểm soát trên mạng xã hội. Chẳng hạn, khi nhân viên Dominas Pizza đăng video làm xấu thể diện nhãn hàng năm 2009 lên YouTube, họ nhanh chóng bị đuổi việc, cửa hàng bị điều tra và CEO đích thân xin lỗi. Phản ứng giúp làm giảm đi phần nào tổn thất đến uy tín công ty. Tương tự, sau khi camera quay cảnh chụot chạy trong cửa hàng KFC/Taco Bell tại Manhattan, công ty mẹ Yum đã đóng cửa 10 nhà hàng tại New York và thuê một chuyên gia về chuột đến đánh giá lại tiêu chuẩn. Tuy vậy, không phải ai cũng rút cho mình bài học đắt giá. Năm 2009, chiếc guitar của nhạc sĩ Dave Carroll bị phá hủy trong một chuyến bay. Ban đầu, United nói Carroll không được bồi thường, khiến anh tức giận tới mức viết một bài hát và cuốn sách về điều này, cả hai đều có tên United Breaks Guitars (United làm hỏng guitar). Video bài hát của anh phổ biến đến nỗi tờ Time đã xướng tên nó là một trong các video phổ biến nhất năm ấy. Nó cũng trở thành một case study về mạng xã hội làm ảnh hưởng đến hình ảnh công ty như thế nào. Nếu bài học năm đó được lĩnh hội, United đã không vướng vào scandal ngày nay. Từng là United Breaks Guitars, còn giờ là United Breaks People, Richard Levick, chuyên gia tư vấn quản trị khủng hoảng ví von. Dù vậy, bất chấp quyền lực mới từ mạng xã hội, người dùng lại có một điểm yếu: trí nhớ ngắn hạn. Theo chuyên gia tư vấn nhãn hiệu Laura Ries, họ có thể nhớ về sự cố nhưng rồi dần dần quên mất và nhanh chóng mắc bẫy chiêu trò truyền thông khác. Du Lam (Theo AP).
0Công nghệ
Theo chia sẻ của bạn Nguyễn Duy một chuyên gia công nghệ với Dân Việt thì có 3 cách chính mà các cá nhân, đơn vị "ăn cắp" bản quyền phát sóng thường hay sử dụng. VTVcab bị các đơn vị, tổ chức trong nước "ăn cắp" bản quyền phát sóng Champions League và Europa League. Ảnh: I.T. Thứ 1: Dùng kỹ thuật để lấy link phát sóng trực tiếp khi chương trình đang được phát trên website hoặc phần mềm mobile. Ví dụ cụ thể, khi trận đấu Champions League hay Europa League đang được phát sóng trên một trang chính thống của VTV (vtvgo.vn), các đơn vị, cá nhân sẽ lấy link để đẩy lên website của mình. Thứ 2: Dùng phần mềm ghi, quay lại màn hình phát sóng rồi phát (đẩy) lên website, trang facebook của mình. Thứ 3: Dùng công nghệ P2P chia sẻ giữa các người dùng với nhau (Sopcast). Trong trường hợp này, nếu người chia sẻ không trả tiền bản quyền thì cũng bị tính là ăn cắp bản quyền. Tùy Minh (ghi).
0Công nghệ
Hiện tại, trụ sở làm việc Apple Park vẫn đang được tiếp tục hoàn thành tại Cupertino, California, Mỹ. Khu vực Phi thuyền spaceship hay Apple Campus 2 đang trong giai đoạn hoàn thiện. Bắt đầu vào tuần tới, các nhân viên sẽ di chuyển tới khu vực làm việc mới Apple Campus, thuộc 5 (trong số 12) công trình đã hoàn thành. Một nhân viên đã may mắn được là người đầu tiên thay đổi nơi làm việc và đăng tải lên trang Twitter cá nhân của mình trạng thái vui mừng. Bảy hạng mục công trình còn lại vẫn đang được xây dựng và dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 3 năm nay. Để đưa nhân viên tới nơi làm việc mới, tập đoàn phải có giấy phép đảm bảo an toàn trên 5 công trình. Đại diện bộ xây dựng của thành phố Cupertino, ông Albert Salvador cho biết: Ví dụ, nếu một tòa nhà hoặc một phần của tòa nhà đã hoàn thành trong khi khu vực khác đang được xây dựng, tôi có thể cho phép sử dụng tòa nhà tạm thời miễn là có đường để cho phép người làm việc trong tòa nhà di chuyển an toàn. Tôi sẽ không cấp giấy chứng nhận sử dụng cuối cùng cho tới khi toàn bộ công trình được hoàn thành. Các rào chắn cần phải được dựng lên để ngăn chặn những người không có nghĩa vụ tránh xa các tòa nhà hoặc khu vực đang trong quá trình xây dựng. Trụ sở Apple Park nhìn từ trên cao. Ngôi nhà mới của tập đoàn công nghệ Apple được khởi công xây dựng từ năm 2013 và ban đầu được lên kế hoạch dự kiến cho nhân viên bắt đầu vào làm việc từ tháng 04/2017. Tuy nhiên, quá trình xây dựng gặp khá nhiều khó khăn, tới tận tháng 08/2017, Apple mới được phép sử dụng hai khu vực: Tòa nhà cao ốc văn phòng và khu vực trung tâm nhà máy năng lượng. Nhiều nguồn tin còn cho hay, công ty đã mở cửa khu vực trung tâm hay nhà hát Steve Jobs nơi đã từng diễn ra sự kiện giới thiệu iPhone X cùng iPhone 8/ iPhone 8 Plus. Sự thật là, tổng diện tích của Apple Park lên tới 2.800.000 feet vuông (260.000 mét vuông) nên có lẽ thời gian xây dựng sẽ lâu hơn nhiều so với dự kiến. Khi hoàn thành, đây sẽ là nơi sáng tạo của hơn 12.000 nhân viên. Nơi đây có đầy đủ những phương tiện giúp họ có thể làm việc thoải mái nhất, ví dụ như: quán cà phê với 3.000 chỗ ngồi, trung tâm chăm sóc sức khỏe phục phụ cho khoảng 10.000 người. Ngoài ra, toàn bộ năng lượng được sử dụng tại trụ sở sẽ được sản xuất bởi pin năng lượng mặt trời, khiến cho con tàu vũ trụ này trở thành tòa nhà tiết kiệm năng lượng nhất từ trước tới nay. Kinh phí dự kiến của dự án có thể lên tới 5 tỷ USD. An Nhiên.
0Công nghệ
Đó là vài ngày sau Triển lãm hàng tiêu dùng CES 2008, và để gây ấn tượng, Jobs đã rút chiếc laptop của mình từ trong một chiếc phong bì - để chứng minh nó mỏng cỡ nào. Trước đó, các hãng khác cũng đã đưa ra thị trường nhiều laptop mỏng, và kích thước nhẹ, nhưng chủ yếu là dày trên 1 inch, nặng hơn 1.5kg và kích thước màn hình hiển thị chỉ 8 hoặc 11 inch, kèm với đó không có bàn phím full-size. Và Macbook Air xuất hiện, với màn hình 13.3 inch, chỉ dày 0.76 inch và phần mỏng nhất chỉ 0.36 inch vượt trội hơn hẳn so với Sony TZ Series - chiếc máy tính xách tay mỏng, và nhẹ nhất thời đó. Không chỉ ấn tượng với một màn hình rộng và cực mỏng, Macbook Air còn có bàn phím full-size cải tiến, có hỗ trợ đèn LED. Ngoài ra, chuột cảm ứng hỗ trợ multi - touch cũng là tính năng vượt trội trên chiếc laptop này. Về cấu hình, Macbook Air cũng trở thành laptop có cấu hình mạnh mẽ nhất trong số các sản phẩm có mặt ở thời điểm đó nhờ vi xử lý Intel Core 2 Duo, tốc độ xung nhịp 1.8 GHz. Máy còn có tới 80 GB bộ nhớ HDD và 64 GB SSD, hoàn toàn vượt trội so với những laptop cấu hình mạnh nhất thời đó. Tuy nhiên, giá của chiếc laptop này lại không hề rẻ - tới 1799 USD - và với cả thời điểm này, thì mức giá này vẫn còn là rất cao chứ không nói tới cách đây 10 năm thì con số này "khủng" như thế nào. Steve Jobs giới thiệu Macbook Air trên sân khấu. Nhưng trên hết cả, chính là hiệu ứng mang lại của Macbook Air. Thực sự không ngoa nếu nói rằng Macbook Air của Apple đã khiến thay đổi xu hướng thế giới laptop. Liên tục trong nhiều năm liền, Macbook của Apple luôn dẫn đầu thị trường cả về cấu hình lẫn thiết kế, và công việc của các hãng rất đơn giản đó là: "chạy theo Apple". Thế nhưng, sau khi tạo được dấu ấn lịch sử, từ đó đến nay, Macbook của Apple chưa thực sự có được sự thay đổi mang tính cách mạng vượt trội và cho đến hết năm 2017 là 3 năm liền Apple không thực hiện cải cách Macbook Air. Macbook Air nói riêng và Macbook của Apple nói chung đang cho thấy sự chững lại. Trong khi mức giá thì vẫn đắt đỏ, và ngay cả khi Apple tung ra bảng 12 inch với mức giá chỉ 999 USD thì đây vẫn là một sự đầu tư đắt giá với phần lớn người dùng. Đây là dấu hiệu vô cùng đáng quan ngại, khi mà các hãng khác lại rất tích cực trong việc cải cách, phát triển để mang tới cho người dùng những sản phẩm thiết kế đẹp hơn, cấu hình mạnh hơn. Và thực tế là một vài năm trở lại đây, Surface Book của Microsoft, XPS 13 của Dell đã thậm chí vượt qua Macbook và dẫn đầu thị trường laptop về tất cả các yếu tố. Dẫu vậy, ngoài Macbook của Apple, chưa thực sự có dòng laptop nào khác trên thị trường có được dấu ấn mạnh mẽ đến vậy. Chính vì thế, những ngày này, hãy dành cho cố thủ lĩnh Apple và Macbook Air những giây phút hoài niệm đầy trân trọng để cảm ơn những gì mà họ mang tới cho thế giới công nghệ. Mộc Lam.
0Công nghệ
Các nhà sản xuất điện thoại đã bắt đầu khai tử pin rời trong các mẫu điện thoại của mình. Apple từ lâu đã nói không với pin rời. Samsung đã ngưng sử dụng pin rời từ năm 2014 khi cho ra đời mẫu điện thoại cao cấp Galaxy S5 và Galaxy Note 4. Trong khi đó, LG là một trong những công ty cuối cùng từ bỏ pin rời sau chiếc G5 ra đời vào năm 2016. Năm 2014, Samsung ngưng sử dụng pin rời từ mẫu Galaxy Note 4. Ảnh: The Verge. Không thể phủ nhận các ưu điểm của pin rời. Nhưng nếu so sánh với lợi ích mà các mẫu điện thoại nguyên khối mang lại, thì những nhà sản xuất trên đã quyết định hàn pin vào trong máy bởi những lý do dưới đây. Mang lại thiết kế sang trọng hơn. Ưu điểm về thiết kế của điện thoại nguyên khối là không có những rãnh nhỏ, khe hở dùng cho việc đóng mở nắp hay tháo lắp pin trong những dòng điện thoại truyền thống. Điều đó tạo cho người dùng cảm giác sản phẩm trông đẹp, mỏng gọn và chắc chắn hơn. Một số ví dụ điển hình về tính thẩm mỹ và sang trọng của thiết kế nguyên khối là ở các sản phẩm như iPhone, Lumia, Samsung Galaxy Note và Sony Xperia. Gia tăng khả năng chịu nước và thời tiết. Thiết kế nguyên khối bảo vệ linh kiện điện thoại tốt hơn. Không gian điện thoại ít khe hở hạn chế tối đa tốc độ thâm nhập của các yếu tố bên ngoài như nước và bụi. Vì thế, điện thoại sẽ được bảo vệ tốt hơn nếu chẳng may bị rơi xuống môi trường nước. Chưa kể thiết kế này còn hạn chế bụi hoặc cát thâm nhập làm hỏng linh kiện bên trong máy. Điện thoại nguyên khối gia tăng khả năng chống nước. Ảnh: Sony. Tối ưu phần cứng. Pin rời chiếm nhiều diện tích hơn trong thân máy vì chúng cần lớp vỏ bảo vệ để tránh tác động từ bên ngoài. Điều này làm cho máy dày lên, và tất nhiên trong bối cảnh điện thoại mỏng đang chiếm ưu thế, chỉ tăng 1 mm vỏ cũng khiến nhà sản xuất mất lợi thế cạnh tranh. Thay vì lãng phí không gian cho lớp bảo vệ, nhà sản xuất có thể tận dụng không gian này để tối ưu hóa những tính năng khác. Họ sẽ có nhiều lựa chọn hơn trong việc cải thiện hệ thống loa, camera, sạc không dây, miếng đệm bổ sung để tăng khả năng chịu nước, cảm biến vân tay ở mặt lưng. Thời lượng pin lâu hơn. Các loại pin hiện nay trong điện thoại nguyên khối thường được thiết kế để lưu trữ nhiều năng lượng hơn thông qua nhiều hình thù khác lạ mắt. Ví dụ: LG G2 sử dụng một loại pin bậc thang để có thể tận dụng tối đa thiết kế cong ở các cạnh cho việc lưu trữ năng lượng. iPhone X thì sử dụng pin hình chữ L độc đáo, gồm 2 cell pin ghép lại. Pin chữ L của iPhone X. Ảnh: iFixit. Cell pin tách rời cung cấp năng lượng độc lập cho mỗi linh kiện có thể giúp các thiết bị di động bền, nhẹ và mỏng hơn nhưng đạt được sự cân bằng trong thiết kế, Steve Jobs, CEO quá cố của Apple từng phát biểu. Mặt khác, khi thiết bị di động gặp lỗi hay hỏng hóc thì có thể nhanh chóng phát hiện và thay thế dễ dàng các cell pin này. Nâng cao độ bền. Các mẫu điện thoại nguyên khối sở hữu độ bền khá cao. Pin của máy sẽ không bị lung lay hay bật ra trước các va chạm nhẹ hoặc trong lúc rơi. Mặt khác lớp vỏ kính có khả năng giữ nguyên các đặc điểm linh kiện bên trong hạn chế tác động lên điện thoại khi nó được xoay với cường độ cao. Xu thế tất yếu của thị trường. Khi cân nhắc nhu cầu kinh tế lẫn thẩm mỹ, thiết kế nguyên khối sẽ từng bước thống lĩnh ngành công nghiệp điện thoại. Xét về yếu tố người dùng, họ luôn mong muốn những mẫu điện thoại tinh giản và nhẹ. Trong khi đó, công nghệ luôn ưu tiên những thiết kế tinh xảo và việc gia công nguyên khối ngày càng dễ dàng nhưng có chi phí thấp. Với các lợi ích của điện thoại nguyên khối về kinh tế lẫn mang lại sự hài lòng cho người dùng nói trên, xu hướng thiết kế này sẽ được áp dụng triệt để trong tương lai không xa. Gia Minh.
0Công nghệ
Cách đây 10 năm vào ngày 15/01/2010 Steve Jobs đã cho ra đời Macbook Air "máy tính xách tay mỏng nhất thế giới". Đây thực sự là một "công trình công nghệ" đáng được chú ý, đánh dấu một kỉ nguyên mới cho dòng máy tính xách tay vừa mỏng lại nhẹ. Sự kiện đặc biệt Apple Macworld năm 2008, chỉ diễn ra vài ngày sau cuộc hội ngộ công nghệ CES hàng năm và cũng là khi Bill Gates nói lời chào tạm biệt Microsoft. Tại đây Jobs đã giới thiệu MacBook Air bằng cách kéo laptop ra khỏi túi đựng hồ sơ bằng giấy và cả đám đông đã kinh ngạc khi nhìn thấy độ mỏng, nhỏ của nó như thế nào. Rất nhiều người đã phải thốt lên rằng "chúng tôi chưa bao giờ được tận mắt chứng kiến một chiếc máy tính xách tay nào giống như thế trước đây" và ngay lập tức MacBook Air đã thay đổi tương lai của máy tính xách tay. Vào thời điểm này, một đối thủ khác vừa mỏng và nhẹ của MacBook Air là Vaio TZ của Sony - dày khoảng 1 inch, nặng 3 pound (1,36 kg) và màn hình 8 đến 11 inch trong khi phần dày nhất của Macbook Air vẫn nhỏ hơn so với Vaio. Apple thậm chí đã bỏ ổ đĩa CD cũng như một loạt cổng khỏi laptop để có được độ siêu mỏng, nhẹ như thế này. Cấu hình của máy bao gồm màn hình 13,3 inch độ phân giải 1.280 x 800 pixel, chip xử lý Intel Core 2 Duo tốc độ 1,6 GHz, RAM 2 GB, ổ cứng 80 GB. Do khá mỏng, máy chỉ có một cổng microDVI, một cổng USB 2.0, sạc MagSafe. Không những thế, bàn phím còn có khả năng sáng trong bóng tối, phần di chuột rộng không có giới hạn. Tuy nhiên giá khởi điểm 1799 USD lại quá đắt, kể cả khi so sánh với tiêu chuẩn giá cả hiện nay. Phải mất rất nhiều thời gian sau đó các nhà sản xuất máy tính từ Windows mới đuổi kịp được MacBook Air, máy tính xách tay từ Apple vẫn luôn nhận được sự khen ngợi từ các nhà đánh giá. Vài năm trước, kể cả các đối thủ khác đã qua mặt được các dòng laptop của Apple bằng những thiết kế màn hình siêu gọn, các thông số kĩ thuật tương đương. Thế nhưng hiện tại Apple vẫn bán Macbook Air với giá khởi điểm 999 USD dù nó đã quá lỗi thời với cuộc chiến công nghệ ngày nay. Tuy nhiên đến tận hôm nay Apple vẫn từ chối thiết kế lại Macbook Air để cạnh tranh với các sản phẩm ưu việt khác như Surface của Microsoft, XPS 13 của Dell. Quỳnh Như (Theo The Verge).
0Công nghệ
10 năm trước, Steve Jobs đứng trên sân khấu của sự kiện Macworld 2008, làm một trong những việc thần kỳ nhất trong đời: Ông mở hộp một chiếc phong bì lớn, bên trong là MacBook Air, và vĩnh viễn thay đổi tương lai những chiếc laptop. Hôm 15/1, MacBook Air chính thức được 10 tuổi. Nó mỏng, nhẹ, là sản phẩm truyền cảm hứng cho mọi mẫu laptop ra đời hiện nay. Nó cũng mang đến một bài học cho Apple, gợi ý cho họ cách đưa những chiếc Macbook tuyệt vời trở lại. MacBook Air từng là chiếc laptop tốt nhất thế giới. Ảnh: Mashable. MacBook Air không thành công từ ngày đầu tiên. Nó là chiếc laptop mỏng nhất, nhẹ nhất thế giới nhưng hiệu năng quá yếu so với các sản phẩm như MacBook hay MacBook Pro thời bấy giờ. Air chỉ dùng chip Intel với đồ họa thấp, ổ cứng 4.200 vòng/phút, thời lượng pin tệ và tất cả mọi người đều ghét việc nó chỉ có một cổng USB hay loa mono. Apple cũng bán chiếc máy tuyệt đẹp này với giá lên đến 1.800 USD. Phải đến năm 2000, khi Apple tái thiết kế MacBook Air và giảm giá sản phẩm, nó mới thành cỗ máy xuất hiện ở tất cả mọi nơi, từ quán cafe, ký xúc xá trường học và trở thành biểu tượng của những chiếc laptop siêu mỏng nhẹ. Bài học từ đó mà ra. Chiếc Air tái thiết kế trở thành biểu tượng vì Apple lắng nghe chỉ trích từ người dùng và khắc phục từng điểm một. Chip xử lý nhanh hơn, ổ lưu trữ nhanh hơn, 2 cổng USB, khe cắm thẻ nhớ để chuyển ảnh, pin khỏe hơn nhiều, loa stereo, tất cả đều được nâng cấp. Sau đó, Apple tiếp tục cải tiến nó qua mỗi năm. Cổng USB 2.0 được thay thế bằng USB 3.0, webcam VGA thay bằng HD 720p, cổng Mini DisplayPort thay bằng cổng Thunderbolt. Tốc độ đọc/ghi của ổ SSD ngày một nhanh hơn và thời lượng pin thì luôn vượt trội so với đối thủ. Tuy nhiên, những năm gần đây có vẻ như Apple đã quên bài học này. 3 năm kể từ ngày ra mắt MacBook 12 inch, laptop thay thế MacBook Air, sản phẩm vẫn chưa có cải tiến đáng kể. Những điểm tệ nhất của sản phẩm này vẫn được giữ nguyên ở thế hệ 2017. Chip Intel vẫn chậm, webcam độ phân giải 480p, chỉ có một cổng USB-C còn giá thì siêu đắt. Giống với trường hợp của MacBook Air thế hệ đầu tiên, có vẻ như việc mua một chiếc MacBook Pro 13 inch không Touch Bar là tốt hơn so với mua MacBook. MacBook 12 inch bộc lộ nhiều hạn chế. Ngày nay, có thể xem như MacBook Air đã chết. Nó không nhận bản nâng cấp lớn nào trong vài năm qua. Việc Apple vẫn còn bán Air, cũng giống iPod touch đã là một kỳ tích. Trong thời điểm kỷ niệm sinh nhật thứ 10 của MacBook Air, tín đồ Apple hẳn mong muốn hãng dành tình yêu cho MacBook 12 inch như những gì họ làm với Air năm 2010: Nâng cấp chip, thêm cổng USB-C, trang bị webcam mới, biến nó thành model kế nhiệm xứng đáng của MacBook Air. Nhìn vào những người đã chuyển sang dùng Surface Laptop hay Dell XPS 13, đơn vì MacBook không có thứ họ cần. Nếu Apple thực sự đặt trải nghiệm người dùng lên đầu tiên, hãy nhớ lại bài học với chiếc MacBook Air: lắng nghe những chỉ trích và khắc phục chúng. VIDEO: Khoảnh khắc Steve Jobs lôi MacBook Air từ một chiếc phong bì. Apple đã khiến cả khán phòng trầm trồ khi lôi chiếc MacBook Air từ phong bì để chứng minh độ mỏng nhẹ của nó. Đức Nam.
0Công nghệ
Đức Nam.
0Công nghệ
Ảnh minh họa. Samsung sẽ đưa thiết kế iPhone X lên mẫu smartphone mới của mình? Samsung trong tháng 7/2017 đã nộp đơn xin cấp bằng sáng chế về thiết kế điện thoại. Theo đơn đăng ký này, phần trước của máy sẽ có một dùng khuyết. Vùng khuyết này sẽ không dài như thiết kế tai thỏcủa iPhone X mà sẽ ở dạng tròn. Tại đây sẽ chứa camera trước của điện thoại, tương tự mẫu máy Essential Phone mà cha đẻ của Android đã công bố trước đây. Như vậy việc đưa camera vào màn hình sẽ làm tăng tỷ lệ của màn hình với mặt trước của máy, giúp màn hình có kích thước lớn hơn nhưng máy không bị to hơn gây khó cầm và thao tác. (xem thêm). Top 10 mẫu xe ế nhất năm 2017, hãng nào có nhiều đại diện nhất? Bảng xếp hạng 10 mẫu ô tô bán chậm nhất năm 2017, Suzuki có tới 3 đại diện, trong khi Toyota, Honda và Mekong đều có 2 đại diện và Chevrolet có 1 mẫu xe lọt top xe ế. (xem thêm). Doanh số ô tô sụt giảm trước sức ép thuế 0%, doanh nghiệp kiến nghị hàng loạt ưu đãi. Theo số liệu từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), năm 2017, toàn thị trường ô tô đạt doanh số 278.600 xe, giảm khoảng 9,3% so với năm 2016. Trong đó, các sản phẩm xe du lịch chiếm tỷ trọng 62%, giảm 9,9% so với năm 2016; các dòng xe tải, xe khách/bus chiếm gần 35% trong cơ cấu xe bán ra trong năm 2017 cũng giảm khoảng 10% so với năm ngoái. Phát biểu tại hội nghị tổng kết Bộ Công Thương ngày 15/1, ông Lê Ngọc Đức, Tổng Giám đốc Hyundai Thành Công cho rằng những con số trên cho thấy năm 2017 là một năm nhiều khó khăn, biến động đối với thị trường ô tô Việt so với giai đoạn trước đó. (xem thêm). Bị rút trộm thẻ tín dụng vì dùng điện thoại Trung Quốc. Công ty OnePlus đã xác nhận có rò rỉ dữ liệu cho phép tin tặc đánh cắp dữ liệu người dùng trên mẫu điện thoại cùng tên của hãng này. Trên diễn đàn của OnePlus đã có 69 người xác nhận bị rút trộm thẻ tín dụng khi giao dịch trực tuyến bằng smartphone của hãng. Tuy nhiên, trong thông báo mới nhất đăng trên diễn đàn, OnePlus cho biết chưa tìm được nguyên nhân mặc dù đã bắt đầu điều tra sự việc. (xem thêm). Với Macbook Air, Steve Jobs đã thay đổi tương lai của laptop như thế nào? Cách đây 10 năm vào ngày 15/01/2010 Steve Jobs đã cho ra đời Macbook Air "máy tính xách tay mỏng nhất thế giới". Đây thực sự là một "công trình công nghệ" đáng được chú ý, đánh dấu một kỉ nguyên mới cho dòng máy tính xách tay vừa mỏng lại nhẹ. Sự kiện đặc biệt Apple Macworld năm 2008, chỉ diễn ra vài ngày sau cuộc hội ngộ công nghệ CES hàng năm và cũng là khi Bill Gates nói lời chào tạm biệt Microsoft. (xem thêm). TÙNG LINH.
0Công nghệ
Bill Gates và con gái của ông - Jennifer Gates. Bill Gates không cho phép con dùng điện thoại trước 14 tuổi. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, nhà tỷ phú công nghệ Bill Gates cho biết ông đã thiết lập những quy tắc nghiêm ngặt trong việc cho con cái mình sử dụng thiết bị công nghệ như thế nào. Gates đã nói với tạp chí Mirror vào tháng 4/2017: "Bạn luôn nhìn vào những ưu điểm của công nghệ khi con bạn sử dụng để làm bài tập về nhà và liên lạc với bạn bè, mà không biết rằng bằng những cách này những đứa trẻ đã vượt quá giới hạn như thế nào". Bill Gates có 3 đứa con đang lần lượt ở độ tuổi 15, 18 và 21 - đều lớn lên trong một gia đình không được phép sử dụng điện thoại cho đến khi tròn 14 tuổi. Nhà tỷ phú cũng đã cấm các con mình dùng điện thoại trong bữa tối và đặt ra những giới hạn như hạn chế việc dùng điện thoại trước giờ đi ngủ. Bill Gates vẫn thường phàn nàn về việc xu hướng trẻ em được dùng điện thoại sớm ngày càng nhiều, nhưng những lời kêu gọi của ông vẫn chưa đủ sức thuyết phục để đưa ra bất cứ chính sách nào. Trong một cuộc phỏng vấn tại Show Today, ông không xâm phạm quyền riêng tư của con cái như việc giữ mật khẩu Facebook của chúng nhưng hạn chế con cái trên mạng trực tuyến đang là vấn đề khó khăn cho cả ông và các bậc phụ huynh hiện nay. Các CEO hàng đầu đang hạn chế sự lạm dụng công nghệ. Steve Jobs và con trai Reed Jobs, ảnh chụp vào năm 2007. Theo một số chuyên gia về tâm lý, việc lạm dụng điện thoại thông minh có thể "gây nghiện" đang trở thành mối lo ngại ngày các lớn không chỉ với bố mẹ mà còn với các nhà khoa học và thậm chí là ngay cả những nhà lãnh đạo làm việc tại Thung Lũng Silicon. Như Steve Jobs - CEO Apple đã không để con cái sử dụng tại nhà những phẩm do chính mình tạo ra. "Chúng tôi giới hạn việc để cho những đứa con của mình sử dụng công nghệ tại nhà", Jobs đã nói với phóng viên Nick Bilton của tờ New York Times ngay sau khi phát hành iPad vào năm 2011. Hay Mark Zuckerberg từng gửi thư khuyên con gái nên ra ngoài chơi, đồng nghĩa với việc "off" Facebook. Trong thư ông bố này đã đề cập đến việc khuyến khích con gái ra ngoài chơi, "con có thể bận rộn khi con lớn lên nhưng công việc bây giờ của con là dành thời gian để ngửi hương thơm của những bông hoa và đặt lá của chúng vào một cái hộp để lưu giữ lại". Theo các nhà giáo dục Joe Clement và Matt Miles - đồng tác giả của cuốn sách vừa mới ra đời gần đây Screen Schooled, về việc "2 giáo viên kì cựu đã phơi bày sự lạm dụng quá mức của công nghệ đang làm cho những đứa trẻ trở nên phát điên". Việc Bill Gates đặt ra những quy tắc nghiêm ngặt cho con mình là điều có cơ sở. 2 tác giả cũng đã viết thêm: "Những thứ gì về sản phẩm công nghệ mà nhà quản lý giàu có biết được, trong khi bạn thì không?". Câu trả lời chính là hàng loạt bằng chứng về sự gây nghiện mà công nghệ số đã gây ra. Trong vài tháng qua, hàng loạt giám đốc điều hành của Thung Lũng Silicon đã lên án sức mạnh tiêu cực mà các trang mạng xã hội như Apple, Facebook, Google và Twitter gây ra, dựa trên sản phẩm và lạm dụng nền tảng của chính mình. "Mạng xã hội đang thực sự thay đổi mối quan hệ của bạn với xã hội và những người trong xã hội với nhau, chính điều này làm cản trở sự tốt đẹp của các mối quan hệ bằng những cách kì quặc", người sáng lập Napster và cựu chủ tịch Facebook Sean Parker nói với Axios vào tháng 11. Quỳnh Như (Theo BI).
0Công nghệ
Trẻ em là đối tượng rất dễ bị nghienj công nghệ (ảnh Inhabitat). Ông Tim Cook là người mới nhất bổ sung vào danh sách các giám đốc điều hành và các nhà lãnh đạo trong ngành công nghệ tỏ ra quan ngại về mặt trái của các sản phẩm và dịch vụ công nghệ. Một cựu Giám đốc điều hành của Facebook gần đây phát biểu rằng các phương tiện truyền thông xã hội đang phá hoại xã hội. Còn một kỹ sư phát triển iPhone nói rằng Apple và các công ty công nghệ khác cần phải làm nhiều hơn nữa để giải quyết những lo ngại. Trở lại với Tim Cook, hôm 19/1 khi phát biểu tại một trường Đại học ở Anh, Cook nói rằng ông không muốn cháu trai của mình sử dụng mạng xã hội. Ông cũng lập luận rằng việc sử dụng công nghệ trong trường học cũng nên hạn chế. Tôi không có con, nhưng tôi có cháu trai và tôi đã đặt ra cho nó một ranh giới. Có một số việc tôi không cho phép cháu mình làm. Tôi không muốn nó lên mạng xã hội, tờ Guardian trích lời ông Tim Cook. Vị Giám đốc điều hành Apple nói rằng ông không tin vào việc lạm dụng công nghệ, và nói thêm rằng ông không phải là người nói rằng mình đã thành công nhờ vào việc sử dụng mạng xã hội cả ngày. Mặc dù Apple và một số công ty công nghệ trong nhiều năm qua đã đưa sản phẩm của mình vào trường học, nhưng Cook thừa nhận rằng đôi khi iPad không phù hợp với các lớp học. Trong một tiết học văn, bạn có nên sử dụng công nghệ nhiều không? Tôi nghĩ là không, ông nói. Ngành công nghệ cao đang lo lắng về những gì họ đã tạo ra. CEO Apple, Tim Cook (ảnh AP). Trong những tháng gần đây, nhiều nhà quản lý trong ngành công nghệ cao đã bày tỏ mối quan ngại về mặt trái của công nghệ đối với xã hội và trí tuệ con người. Nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa sức khỏe tâm thần và công nghệ cao. Các nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng trẻ em sử dụng smartphone ba giờ một ngày hoặc nhiều hơn có nguy cơ tự tử nhiều hơn, và việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội thường xuyên làm tăng nguy cơ trầm cảm lên 27% trong số các học sinh lớp 8. Ông Sean Parker, Chủ tịch đầu tiên của Facebook đã cáo buộc rằng các mạng xã hội đang khai thác tính dễ tổn thương của con người và nói rằng: Chỉ có Chúa mới biết được mạng xã hội đang gây hại đến não của con cái chúng ta như thế nào. Chamath Palihapitiya, cựu Giám đốc điều hành Facebook, cuối năm ngoái phát biểu rằng các mạng truyền thông xã hội đang "phá hoại hoạt động xã hội", và nói thêm rằng ông cảm thấy "tội lỗi" bởi những gì ông đã góp phần tạo ra. Roger McNamee, một trong những người tiên phong đầu tư vào Facebook và Google cũng lên tiếng chỉ trích các công ty này. Những người điều hành Facebook và Google đều là người tốt, nhưng các chiến lược phát triển có thiện chí của họ lại dẫn tới các hậu quả khủng khiếp. Các công ty này chỉ có thể giải quyết vấn đề khi họ từ bỏ mô hình quảng cáo hiện tại. Apple đang xem xét kỹ lưỡng. Chứng nghiện công nghệ ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại (ảnh: Edgy Labs). Sau khi hai cổ đông lớn công khai lo ngại về việc nghiện iPhone ở trẻ em, Apple hứa sẽ đưa ra các tính năng giúp hạn chế trẻ em. Trong khi đó, Tony Fadell, người sáng tạo ra iPhone và iPod đã gộp Apple với các công ty công nghệ khác khi ông nói rằng các công ty này đã không nỗ lực để giải quyết vấn đề nghiện công nghệ. Đồng hồ của Apple, điện thoại của Google, Facebook, Twitter tất cả chúng đều rất tốt khiến chúng ta cứ phải sử dụng liên tục. Các công ty này phải có trách nhiệm giúp theo dõi và quản lý các hành vi sử dụng thiết bị kỹ thuật số, Fadell nói. Các bước của Tim Cook để hạn chế cháu trai sử dụng công nghệ cũng giống với người tiền nhiệm của ông tại Apple là Steve Jobs. Ngay sau khi giới thiệu chiếc iPad đầu tiên vào năm 2010, ông đã cấm con mình sử dụng thiết bị này. Đăng Khoa.
0Công nghệ
Đúng 10 năm trước, Steve Jobs đã rút chiếc Macbook Air ra khỏi ca táp tài liệu, khiến cả thế giới kinh ngạc. Đúng vào ngày 15-1-2008 (theo giờ Mỹ), Apple đã tung ra Macbook Air với hình dáng siêu mỏng và trọng lượng nhẹ. Sản phẩm đã nhanh chóng gây sốc với cộng đồng người tiêu dùng, dù bị chỉ trích không ít vì thiết kế vô cùng hạn chế về cổng giao tiếp. Trong suốt 10 năm sau đó, Macbook Air hầu như chỉ điều chỉnh chút ít về ngoại hình và vẫn còn bán ra tới tận ngày hôm nay. Ban đầu, Macbook Air có cấu hình khá khiêm tốn khi chỉ sử dụng chip Core 2 Duo 1,6GHz, RAM 2GB, ổ cứng 80GB, với mức giá "khủng" 1.799 USD. Tuy nhiên, vai trò của Macbook Air không chỉ là sản phẩm kiếm tiền về cho Apple, mà thực sự là sản phẩm thay đổi hoàn toàn thị trường máy tính xách tay toàn cầu, tương tự như iPhone đã làm được với thị trường điện thoại thông minh lúc bấy giờ. Trong đó, nhiều xu hướng đã trở thành mặc định vào lúc này, như sự biến mất của ổ CD/DVD, đề cao độ mỏng và trọng lượng nhẹ, đẩy mạnh sử dụng các bộ xử lý tiết kiệm điện. Thậm chí, hàng chục sản phẩm "nhái" triết lý thiết kế và cấu hình của Macbook Air cũng được các nhà sản xuất khác tung ra, trong đó có cả những tên tuổi lớn, đứng đầu trong lĩnh vực máy tính xách tay. Có thể nói, sau đúng 1 thập kỷ, chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định Macbook Air thực sự là chiếc máy tính đã "thay đổi thế giới". Ngay lúc này, Macbook 12 inch vẫn là mẫu máy tiếp tục kế thừa truyền thống của Macbook Air trong danh mục sản phẩm "Táo". Nguyễn Thúc Hoàng Linh.
0Công nghệ
Trước năm 2017, VNNIC đã triển khai cung cấp dịch vụ miễn phí cho các tên miền liên quan tới chủ quyền, lợi ích an ninh quốc gia được ưu tiên bảo vệ (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet). Tên miền cấp cao mã quốc gia - ccTLDs là tên miền cấp cao nhất dành riêng cho mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ quy định theo chuẩn quốc tế về mã quốc gia (ISO-3166), trong đó.VN là tên miền cấp cao mã quốc gia dành cho Việt Nam. Hiện nay, ccTLDs đã trở thành sự lựa chọn tối ưu cho thị trường nội địa và là xu hướng chủ đạo trên không gian mạng Internet. ccTLDs cho phép nhắm vào các mục tiêu địa bàn cụ thể trên thế giới. Việc sử dụng ccTLDs đem lại giá trị tìm kiếm cao hơn tại địa phương, phụ thuộc vào địa chỉ IP của người tìm kiếm. Bên cạnh giá trị ưu tiên về khu vực địa lý, các dịch vụ tên miền.VN hiện tại đã hoàn toàn tiệm cận với dịch vụ tên miền quốc tế, đảm bảo sự tin cậy và hiệu quả cho cộng đồng người sử dụng Internet Việt Nam. Đáng chú ý, thông tin từ Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) cho hay, cuối năm 2016 và đầu năm 2017, VNNIC đã chính thức triển khai tiêu chuẩn DNSSEC và dịch vụ Khoá tên miền (Registry Lock) cho tên miền.VN nhằm bảo vệ tên miền trước các nguy cơ tấn công, thay đổi thông tin liên hệ hoặc can thiệp thay đổi máy chủ DNS chuyển giao không mong muốn. Trong đó, Registry Lock là dịch vụ khoá tên miền ở cấp độ Registry (đơn vị quản lý tên miền) nhằm hạn chế các tác động cập nhật không mong muốn đối với tên miền với mục đích bảo vệ tên miền trước các nguy cơ tấn công, thay đổi thông tin liên hệ hoặc can thiệp thay đổi máy chủ DNS chuyển giao làm ảnh hưởng tới sự hoạt động ổn định của tên miền và các dịch vụ được cung cấp cùng với tên miền. Trước năm 2017, VNNIC đã triển khai cung cấp dịch vụ miễn phí cho các tên miền liên quan tới chủ quyền, lợi ích an ninh quốc gia được ưu tiên bảo vệ theo Khoản 1 Điều 8 của Thông tư 24 ngày 18/8/2015 của Bộ TT&TT; hướng dẫn về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet. VNNIC cũng cho hay, trong năm 2017, VNNIC đã phối hợp với một số Nhà đăng ký tên miền.VN để cung cấp thử nghiệm dịch vụ Registry Lock cho chủ thể sử dụng tên miền.VN. Theo đó, mọi tác động thay đổi, cập nhật liên quan đến tên miền đều được giám sát chặt chẽ và phối hợp thực hiện giữa Registry và các Nhà đăng ký quản lý tên miền quốc gia.VN. Tính đến 30/9/2017, có tổng cộng 2.570 tên miền.VN đã được cung cấp dịch vụ thử nghiệm Registry Lock, VNNIC cho biết. Với tiêu chuẩn an toàn mở rộng cho hệ thống DNS - DNSSEC (Domain Name System Security Extension), theo VNNIC, tiêu chuẩn này cung cấp một cơ chế xác thực giữa các máy chủ DNS với nhau và xác thực cho từng zone dữ liệu để đảm bảo toàn vẹn dữ liệu. Khi các chuỗi tin cậy trong DNSSEC được triển khai đầy đủ, việc hacker tấn công hệ thống DNS, chuyển hướng tên miền sẽ bị phát hiện và ngăn chặn. Về việc triển khai tiêu chuẩn DNSSEC trên hệ thống máy chủ tên miền quốc gia.VN, Trung tâm VNNIC cho biết, từ trung tuần tháng 12/2016, DNSSEC đã chính thức được triển khai trên hệ thống máy chủ tên miền quốc gia.VN, đánh dấu bước chuyển biến quan trọng trong việc phát triển hạ tầng Internet Việt Nam, sẵn sàng đẩy mạnh phát triển các dịch vụ thương mại điện tử, chính phủ điện tử một cách an toàn nhất. VNNIC cũng cho biết thêm, tính đến hết tháng 9/2017, số lượng đăng ký mới năm 2017 đã đạt 106.513 tên miền, đạt 112% so với cùng kỳ năm trước. Cũng theo thống kê của VNNIC, tính đến ngày 30/9/2017, tên miền.VN đạt tỷ lệ tăng trưởng duy trì khoảng 108% so với cùng kỳ năm trước, với tổng số tên miền quốc gia.VN duy trì trên hệ thống là 418.534 tên miền. Con số tăng trưởng 108% nêu trên tiếp tục thể hiện sức tăng trưởng ổn định của tên miền.VN so với các tên miền cấp cao mã quốc gia khác khác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và mức độ trung thành của khách hàng đăng ký sử dụng.VN, đại diện VNNIC nhận định. Vân Anh.
0Công nghệ
Có gần 100% các trường đại học trên cả nước sử dụng tên miền.vn làm tên website chính của trường. Thống kê cho thấy, trong khoảng 4 năm gần đây, tốc độ phát triển tên miền quốc gia.vn trung bình hằng năm đều đạt hơn 10%. Số liệu cũng cho thấy, tỷ lệ website có sử dụng tên miền.vn trong toàn bộ không gian tên miền.vn đạt trên 50%, trong đó có những đuôi tên miền có tỷ lệ sử dụng cao như:.gov.vn (81,31%),.edu.vn (74,48%), org.vn (68,92%). Năm 2016 cơ cấu chủ thể đăng ký, sử dụng tên miền.vn giữa tổ chức và cá nhân là 54% và 46% so với năm 2012 là 63% và 37%. Tên miền.vn liên tục là tên miền quốc gia có số lượng đăng ký sử dụng cao nhất khu vực Đông Nam Á và thứ 8 châu Á. Cùng với đó, khoảng cách về số lượng đăng ký, sử dụng tên miền quốc tế tại Việt Nam đã dần được thu hẹp. Hiện tỷ lệ sử dụng tên miền.vn và tên miền quốc tế nói chung tại Việt Nam là ngang nhau. Trong năm 2017, VNNIC cũng tiến hành nghiên cứu, đề xuất quy hoạch tài nguyên tên miền.vn đến năm 2023 và định hướng giải pháp phát triển thị trường dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền.vn. Được biết, tại hội nghị các nhà đăng ký tên miền.vn năm 2017 vừa được VNNIC tổ chức ngày 11/5 vừa qua tại Đà Nẵng, đại diện cả 11 Nhà đăng ký đều quyết tâm cao hướng tới mục tiêu 600.000 tên miền ".vn" đến năm 2020 và thống nhất sẽ bắt tay vào triển khai kế hoạch này ngay từ quý II/2017 này. Hiện nay các Nhà đăng ký tên miền.vn đã đồng loạt triển khai cấp phát tên miền tiếng Việt. Hiện, bên cạnh Nhà đăng ký DOT VN, đã có thêm 5 Nhà đăng ký tên miền nữa triển khai cung cấp dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền tiếng Việt ra cộng đồng. Như vậy hệ thống các Nhà đăng ký tên miền.vn tiếp nhận hồ sơ đăng ký tên miền tiếng Việt gồm có: - Công ty Cổ phần iNET. - Công ty Cổ phần GMO-Z.com RUNSYSTEM. - Công ty TNHH Phần mềm Nhân Hòa. - Công ty TNHH P.A Việt Nam. - Công ty cổ phần DOT VN INC (DOT VN INC., JSC). - Công ty Công ty TNHH Giải pháp trực tuyến ESC. Việc đăng ký, duy trì tên miền tiếng Việt thay vì chỉ được thực hiện trực tiếp tại VNNIC như trước đây thì giờ đây chủ thể có thể dễ dàng lựa chọn một trong số các Nhà đăng ký tên miền.vn được VNNIC công bố trên hệ thống để thực hiện việc đăng ký, duy trì cho tên miền tiếng Việt của mình. Anh Lê -.
0Công nghệ
Ông Trần Minh Tân, Giám đốc VNNIC phát biểu tại hội thảo. Ảnh: B.M. Hội thảo có sự tham gia và trình bày của đại diện Tổ chức cấp phát tên miền Internet quốc tế (ICANN) khu vực Châu Á TBD, các đơn vị đăng ký tên miền tại Việt Nam và các cơ quan thông tấn báo chí. Theo thông tin từ VNNIC, hiện tại đã có khoảng 1 triệu tên miền tiếng Việt được cấp phát, và Việt Nam nằm trong những nước cấp phát tên miền đa ngữ nhiều nhất trên thế giới. Cũng theo đại diện VNNIC, tên miền đa ngữ là xu thế tất yếu, có vai trò và ý nghĩa trong việc thể hiện tinh thần dân tộc, tôn vinh tiếng bản địa của mỗi quốc gia. Trong giai đoạn từ 28/4/2011 dến 31/12/2016, phí duy trì tên miền tiêng Việt được duy trì ở mức 0 đồng để khuyến khích người sử dụng. Từ ngày 1/1/2017, theo quy định của thông tư 208/2016/TT-BTC, tên miền tiếng Việt chính thức được thu phí 20.000đ/tên miền/năm. Cũng từ thời điểm này, VNNIC chuyển giao toàn bộ tên miền tiếng Việt được đăng ký trực tiếp tại VNNIC sang quản lý tại các Nhà đăng ký. Sau 3 tháng kể từ khi hết hạn trước ngày 31/12/2016, các tên miền tiếng Việt không nộp phí gia hạn sẽ được giải phóng về trạng thái tự do để các chủ thể khác có nhu cầu có thể đăng ký. Trả lời câu hỏi của VietNamNet về vai trò và tính hiệu quả của tên miền đa ngữ IDN, ông Jia-Rong Low, Trưởng đại diện Văn phòng ICANN Châu Á TBD cho rằng điều này còn tùy thuộc vào hoàn cảnh riêng của mỗi quốc gia. Chẳng hạn ở Thái Lan, chính quyền dùng tên miền tiếng Thái rất hiệu quả khi giúp người dân chưa quen thuộc Internet vẫn có thể truy cập vào các website về chính phủ điện tử. Với Ấn Độ và Philippines, dù sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức, nhưng tên miền sử dụng tiếng bản địa vẫn giúp nhiều người dân không biết tiếng Anh có thể thích nghi với Internet dễ dàng hơn, đồng thời bảo tồn được ngôn ngữ bản địa trên môi trường mạng. Có thể dễ dàng nhận thấy việc sử dụng IDN hiệu quả thường nằm ở các quốc gia sử dụng bộ chữ viết riêng, không nằm trong hệ ngôn ngữ Latin. Điều này giúp người dân chưa có kiến thức về tiếng Anh và Internet có thể thích nghi dễ dàng hơn, và đó cũng là một trong những vai trò quan trọng IDN. Về vấn đề tên miền IDN sẽ khiến người nước ngoài khó khăn khi gõ địa chỉ truy cập, trả lời VietNamNet , ông Jia-Rong-Low cho rằng mục tiêu của IDN là hướng tới cộng đồng người dùng bản địa hơn, và IDN hướng tới việc bảo tồn các ngôn ngữ bản địa nhiều hơn là kết nối ra bên ngoài mạng Internet toàn cầu. Vấn đề này cũng có thể giải quyết dễ dàng bằng một tên miền song song sử dụng ngôn ngữ Latin thông dụng. Đại diện ICANN cũng cho biết Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ duy nhất sử dụng hệ ngôn ngữ Latin mà vẫn phát triển IDN. Các quốc gia khác ở châu Âu như Pháp, Ý, Đức, Nga cũng có tỉ lệ sử dụng IDN khá cao (mặc dù thấp hơn Việt Nam) nhằm bản địa hóa tên miền theo ngôn ngữ riêng của từng nước, đồng thời giúp người dân không có ngoại ngữ dễ sử dụng Internet hơn. H.P.
0Công nghệ
Hội nghị chuyên đề Internet châu Á được VIA phối hợp cùng ISOC và Trung tâm Internet tổ chức ngày 24/10/2017 nhằm cập nhật những thông tin, kiến thức hỗ trợ cho an toàn thông tin (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet). Không chỉ lần đầu tiên được tổ chức ở Việt Nam, hội nghị chuyên đề Internet châu Á sắp được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 24/10/2017 còn đánh dấu sự hiện diện lần đầu tại Việt Nam của Internet Society (ISOC - tổ chức Internet toàn cầu). Được thành lập chính thức năm 1992 với ban lãnh đạo gồm nhiều người đi đầu trong lĩnh vực Internet, ISOC có sứ mệnh thúc đẩy việc sử dụng, sự phát triển và cải tiến của Internet vì lợi ích của mọi công dân trên toàn cầu. Với hơn 20 năm thành lập, ISOC đã đóng vai trò quan trọng trong việc phổ cập và sáng tạo lịch sử Internet. Có chủ đề Nguy cơ an toàn bảo mật trên không gian mạng tại Việt Nam và các giải pháp, hội nghị chuyên đề Internet châu Á do Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) phối hợp cùng ISOC và Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) tổ chức. Theo Ban tổ chức, hội nghị chuyên đề Internet châu Á được khởi xướng và đề xuất trong bối cảnh người sử dụng Internet trong những năm gần đây đang chứng kiến một xã hội ngày càng mở và được kết nối thông qua Internet. Nhiều lợi ích to lớn đến từ sự tăng trưởng mạnh mẽ của Internet là điều không thể phủ nhận, tuy nhiên số lượng và phạm vi của các sự cố mạng Internet cũng đã ảnh hưởng đáng kể tới sự tin tưởng của khách hàng về công nghệ. Những sự cố đó không những gây gián đoạn kinh doanh, các chi phí không lường trước được mà còn là mối đe dọa đối với dữ liệu người dùng, tính bảo mật và sự riêng tư. Đặc biệt, trong thời đại bùng nổ của điện thoại di động thông minh và các thiết bị kết nối Internet của vạn vật, những rủi ro này vẫn tiếp tục gia tăng và chưa có dấu hiệu chững lại. Trước đó, chia sẻ tại Diễn đàn An toàn thông tin - Security Bootcamp 2017 do VIA phối hợp cùng Sở TT&TT; Khánh Hòa tổ chức vào trung tuần tháng 9/2017 vừa qua, Tổng thư ký VIA Vũ Thế Bình cũng đã nhấn mạnh: "Xã hội ngày càng phát triển, CNTT ngày một phổ cập hơn, sử dụng Internet ngày càng tăng, vì thế, quản trị mạng sẽ có nhiều cơ hội cũng như thách thức, đặc biệt là các nguy cơ mất an toàn thông tin vẫn đang diễn ra từng ngày, từng giờ và không loại trừ bất kỳ doanh nghiệp, tổ chức nào!. Chính vì vậy, hội nghị chuyên đề Internet châu Á được VIA phối hợp cùng ISOC và Trung tâm Internet triển khai nhằm cập nhật những thông tin, kiến thức hỗ trợ cho an toàn thông tin. Hội nghị sẽ tập trung thảo luận về chủ đề Nguy cơ an toàn bảo mật trên không gian mạng tại Việt Nam và các giải pháp thông qua các bài tham luận và phiên thảo luận tập trung, với sự tham gia của đại diện Cục An toàn thông tin - Bộ TT&TT;, đại diện VIA, VNNIC và các chuyên gia an toàn bảo mật. Việc tổ chức một hội nghị quốc tế chuyên đề về Internet sẽ mang đến nhiều cơ hội để giới chuyên gia trong lĩnh vực được giao lưu, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm thực tiễn. Ngoài phiên thảo luận tập trung, có 3 tham luận chính dự kiến sẽ được các diễn giả trình bày trong khuôn khổ hội nghị chuyên đề Internet châu Á, bao gồm: Các nguy cơ an toàn thông tin tại Việt Nam và tác động của Luật An toàn thông tin; Nguy cơ an toàn bảo mật đối với khách hàng, ngân hàng giải pháp giảm thiểu; DNS Management and Security - Quản trị hệ thống tên miền và bảo mật; Các giải pháp an toàn bảo mật chủ động ứng dụng công nghệ mới. Đại diện Ban tổ chức nhận định, vấn đề an toàn bảo mật trên không gian mạng hiện đang rất được chú trọng ở các tổ chức, doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty, tập đoàn sở hữu lượng dữ liệu thông tin lớn. Chúng tôi kỳ vọng hội nghị lần này có thể giúp các doanh nghiệp, tổ chức nắm bắt cũng như đánh giá được các hiểm họa an toàn thông tin hiện nay, từ đó trao đổi gợi ý các phương án giúp ứng phó kịp thời trước sự phát triển nhanh chóng của các rủi ro an toàn thông tin từ Internet, đại diện Ban tổ chức chia sẻ. Vân Anh.
0Công nghệ
Bóng đen vi phạm bản quyền đang bao phủ thị trường truyền hình trả tiền, khiến các doanh nghiệp lo ngại. Ảnh minh họa: Internet. Đó là nội dung được bàn thảo tại cuộc làm việc của đại diện liên minh các chủ sở hữu bản quyền tại Việt Nam với các nhà cung cấp dịch vụ trên Internet , dưới sự chủ trì của Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử (PTTH&TT;ĐT) -- Bộ TT&TT; về việc phối hợp xử lý tình trạng vi phạm bản quyền trên mạng, vừa được tổ chức chiều 22/6. Chính chủ canh cánh nỗi lo bị vi phạm bản quyền. Theo bà Phan Cẩm Tú đại diện Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kỳ (MPA) và liên minh các chủ sở hữu bản quyền tại Việt Nam, hiện tượng vi phạm bản quyền trên mạng hết sức phổ biến, xảy ra trên phạm vi toàn thế giới chứ không chỉ riêng ở Việt Nam. "Muốn xem phim chiếu rạp, phim truyền hình, một chương trình thể thao hay một chương trình truyền hình nào đó, chỉ cần tìm kiếm trên mạng Internet là có thể xem dễ dàng mà không phải trả phí. Vì thế, vấn đề bảo vệ bản quyền rất được quan tâm và các nhà sản xuất cũng luôn canh cánh nỗi lo về nội dung của mình sản xuất bị sử dụng tràn lan trên mạng, bà Tú bức xúc. Cũng theo bà Tú, việc vi phạm bản quyền của các trang web chiếu phim xảy ra trên toàn thế giới chứ không chỉ riêng Việt Nam. Những trang web chiếu phim lậu sở dĩ không bỏ đồng nào để mua bản quyền nhưng vẫn có phim để chiếu cho người xem là do có nguồn thu từ quảng cáo. Các nhà quảng cáo đã tiếp ôxy cho các trang chiếu nội dung không bản quyền. Tuy nhiên, bà nhận định, hiện tình hình vi phạm bản quyền đã được cải thiện nhiều so với trước đây, nhiều người Việt Nam đã có ý thức về tôn trọng bản quyền. Cùng với sự ủng hộ của các cơ quan quản lý nhà nước, một số trang web cung cấp nội dung phim lậu đã bị xử lý. Tuy nhiên, đó mới chỉ là từ phía việc hợp tác giữa các đơn vị chủ sở hữu quyền với các cơ quan quản lý, còn thực tế đây là lần đầu tiên các đơn vị chủ sở hữu quyền được trao đổi trực tiếp với các nhà cung cấp dịch vụ (ISP). Vì vậy, liên minh các chủ sở hữu bản quyền tại Việt Nam mong muốn tạo lập được nguyên tắc cơ sở để phối hợp để xử lý những website chiếu phim lậu. Theo đại diện VTV Cab, ý thức của người xem truyền hình cũng là một câu chuyện nhức nhối khi một bộ phận người dùng vẫn tiếp tục chọn những chương trình vi phạm bản quyền trên Internet. Tình trạng dễ dàng xem các chương trình yêu thích trên Internet là một trong những lý do khiến một bộ phận người Việt chưa mặn mà với truyền hình trả tiền. Tuy nhiên, việc sử dụng miễn phí các nội dung không có bản quyền lại đang gây tổn thất nghiêm trọng cho các đơn vị truyền hình. Theo kết quả kiểm tra rà soát của Cục PTTH&TT;ĐT về danh sách 50 website chiếu phim lậu lớn nhất tại Việt Nam hiện nay, có 22 website hiện đang sử dụng dịch vụ hosting của các doanh nghiệp viễn thông lớn của Việt Nam như Viettel, VNPT, FPT,... 28 website còn lại hiện đang sử dụng dịch vụ hosting của các doanh nghiệp nước ngoài. Trong số 28 website kiểm tra, tồn tại 6 website có khả năng sử dụng CDN trong nước hoặc thông qua kết nối kênh riêng quốc tế tốc độ cao. Trong danh sách này, có những trang web có thời lượng truy cập lên tới 45 triệu lượt trong 6 tháng đầu năm, thời gian lưu trang trung bình lên tới gần 11 phút. Được biết, các trang này đang chiếu lậu các phim hiện đang chiếu rạp, phim truyền hình điển hình đang phát sóng như Người phán xử, Sống chung với mẹ chồng và các chương trình truyền hình ăn khách khác. Theo ghi nhận của Cục PTTH&TT;ĐT, các website vi phạm bản quyền này đều có nguồn thu từ quảng cáo, thậm chí là quảng cáo sản phẩm, dịch vụ của những nhãn hàng có tên tuổi, có uy tín tại Việt Nam. Đề nghị có giải pháp đồng bộ ở cả trong nước và nước ngoài. Ông Tô Mạnh Cường, Phó TGĐ VNPT cho biết, VNPT là nhà cung cấp dịch vụ Internet nhưng cũng đồng thời sở hữu dịch vụ IPTV là MyTV, hiện đạt khoảng 1,2 triệu thuê bao, nên bản thân VNPT cũng bị ảnh hưởng nặng nền của tình trạng vi phạm bản quyền. Vì thế, VNPT ủng hộ hoàn toàn việc mạnh tay xử lý các trang thông tin vi phạm bản quyền. Tuy nhiên, ông Mạnh Cường cũng bày tỏ băn khoăn, về nguyên tắc, nhà cung cấp dịch vụ viễn thông không được quản lý nội dung mà chỉ cho thuê hosting, thuê server nên trong trường hợp VNPT cắt dịch vụ, họ sang DN khác thuê dịch vụ, khóa tên miền này họ có thể mở tên miền khác, Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ việc phải làm chặt chẽ về bản quyền, việc này phải làm đồng bộ. Đồng thời, cần có cơ quan quản lý nhà nước đứng ra làm trọng tài, để có thể tổ chức thanh tra, yêu cầu nhà mạng ngừng cho thuê hosting, khóa tên miền ngay khi phát hiện website vi phạm bản quyền. Có như vậy mới có thể xử lý nhanh đơn vị cung cấp nội dung vi phạm, ông Mạnh Cường đề xuất. Hiện rất nhiều website chiếu lậu các phim hiện đang chiếu rạp, phim truyền hình điển hình đang phát sóng như Người phán xử, Sống chung với mẹ chồng và các chương trình truyền hình ăn khách khác. Đại diện FPT cũng cho rằng để xử lý hiệu quả các đơn vị cung cấp nội dung vi phạm bản quyền thì cần thực hiện đồng bộ ở cả trong nước và nước ngoài. Thực tế đã ghi nhận nhiều website thuê hosting ở nước ngoài, nên nếu bị khóa dịch vụ trong nước, họ vẫn có thể đặt CDN ở nước ngoài nếu các nhà cung cấp dịch vụ trong nước khóa dịch vụ. Đồng thời, đại diện FPT cũng đề nghị cần có hành lang hướng dẫn và hành lang pháp lý để chính các thuê bao, những người thuê hosting có thể phản ánh và các nhà cung cấp dịch vụ Internet cũng có kênh thông báo, tiếp nhận. Đồng quan điểm với VNPT và FPT, đại diện Viettel, SPT, VCCorp đều bày tỏ mong muốn hợp tác và xử lý triệt để, nhanh chóng các website vi phạm bản quyền trên môi trường mạng, tạo ra một thị trường nội dung lành mạnh, mang lại nguồn thu chính đáng cho các bên để ngành nội dung số phát triển mạnh mẽ hơn. Sẽ áp dụng những cách làm mới nhưng hiệu quả. Trao đổi tại cuộc làm việc, ông Nguyễn Thanh Lâm, Cục trưởng Cục PTTH&TT;ĐT (Bộ TT&TT;) bày tỏ niềm tin vào quyết tâm của Bộ TT&TT; trong thực hiện việc bảo vệ bản quyền trên mạng Internet. Theo ông Thanh Lâm, việc Bộ TT&TT; chấn chỉnh hoạt động báo chí trong thời gian vừa qua và hiện đang thực hiện với lĩnh vực viễn thông về quản lý thông tin thuê bao chính là cơ sở để tin tưởng rằng, trong thời gian tới, việc xử lý tình trạng vi phạm bản quyền nội dung trên môi trường Internet sẽ có những chuyển biến tích cực. Cùng với việc các cơ quan chức năng của Bộ TT&TT; đang tích cực trong việc chỉnh sửa bổ sung những cơ sở pháp lý liên quan đến lĩnh vực này cho chặt chẽ và sát với thực tiễn hơn, ông Thanh Lâm cho biết, có những cách làm mới đã được Bộ TT&TT; triển khai trong thời gian qua để chấn chỉnh những lộn xộn trong lĩnh vực thuộc quản lý của Bộ TT&TT; và đã đạt được kết quả bước đầu. Như cách mà Bộ TT&TT; đã áp dụng để xử lý những nội dung vi phạm trên Youtube ( Google ) thì việc xử lý các vi phạm trên môi trường mạng chính là tác động tới kinh tế, nguồn thu của các trang vi phạm. Bằng việc cảnh báo nguy hiểm từ phía Bộ TT&TT; về nguy cơ có thể gây ảnh hưởng tới an toàn và uy tín của các thương hiệu, các doanh nghiệp, thương hiệu lớn đang có sản phẩm, dịch vụ quảng cáo trên mạng và công ty kinh doanh dịch vụ quảng cáo đã hoàn toàn đứng về phía chính phủ, dừng quảng cáo trên Youtube,ông Thanh Lâm nói. Cùng với đó, mới đây, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ TT&TT; và lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Cục PTTH&TT;ĐT đã làm việc với Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) để trao đổi, bàn bạc một số nội dung, tiến tới xây dựng cơ chế phối hợp tăng cường công tác quản lý hoạt động thanh toán điện tử đối với các dịch vụ nội dung số trên mạng trong thời gian tới, trong đó có việc tìm giải pháp ngăn chặn việc thanh toán cho các sản phẩm, dịch vụ bất hợp pháp trên môi trường mạng nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Thời gian tới, Cục PTTH&TT;ĐT sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ TT&TT; (Thanh tra Bộ, Trung tâm Internet Việt Nam - VNNIC) để triển khai đồng bộ các giải pháp, với mong muốn việc xử lý tình trạng vi phạm bản quyền có bước phát triển mới, thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh, nâng cao cả hiệu quả văn hóa xã hội lẫn hiệu quả kinh tế trong giai đoạn mới, Cục trưởng Cục PTTH&TT;ĐT nói thêm. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký Chỉ thị 17/CT-TTg ngày 09/05/2017 về việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, chấn chỉnh hoạt động quảng cáo. Thủ tướng yêu cầu bảo vệ môi trường kinh doanh lành mạnh, trung thực, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiếp nhận quảng cáo, tạo điều kiện cho doanh nghiệp quảng cáo cạnh tranh lành mạnh, xây dựng môi trường quảng cáo minh bạch, tin cậy, góp phần phát triển sản xuất, kinh doanh trong nước, nâng cao giá trị thương hiệu hàng hóa Việt Nam. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động quảng cáo trên báo chí, trên xuất bản phẩm, trên hệ thống mạng và quảng cáo tích hợp trên các sản phẩm, dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin ; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Anh Lê -.
0Công nghệ
VNNIC cho biết, theo số liệu thống kê của APNIC, tỉ lệ ứng dụng IPv6 của Việt Nam bắt đầu tăng trưởng mạnh từ tháng 4/2016 (Ảnh minh họa). Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) vừa công bố phát hành Báo cáo tài nguyên Internet Việt Nam 2017 tại sự kiện Internet Day 2017 và lễ kỷ niệm 20 năm Internet Việt Nam (1997 - 2017) diễn ra ngày 22/11 vừa qua. Được xuất bản với 2 ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh, Báo cáo tài nguyên Internet Việt Nam 2017 nhằm cung cấp bức tranh tổng thể về kết quả tăng trưởng, phát triển tài nguyên Internet của Việt Nam năm 2017. Một dấu mốc quan trọng trong chặng đường phát triển vừa qua của Internet Việt Nam chính là công tác triển khai, thúc đẩy phát triển ứng dụng địa chỉ Internet phiên bản mới IPv6, thay thế cho nguồn IPv4 đã cạn kiệt. Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia được thành lập vào năm 2009 để nghiên cứu, xây dựng chiến lược phát triển và ứng dụng IPv6; xây dựng kế hoạch và lộ trình triển khai việc chuyển đổi IPv4 sang IPv6 tại Việt Nam. Tiếp đó, năm 2011, Bộ trưởng Bộ TT&TT; đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6 với 3 giai đoạn: Chuẩn bị (2011 - 2012); Khởi động (2013 - 2015); và Chuyển đổi (2016 - 2019), với mục tiêu đảm bảo Internet Việt Nam hoạt động ổn định, bền vững trên nền tảng công nghệ IPv6. VNNIC cho biết, tỉ lệ ứng dụng IPv6 của Việt Nam bắt đầu tăng trưởng mạnh từ tháng 4/2016. Tỉ lệ tăng trưởng người dùng IPv6 của Việt Nam (Nguồn: APNIC). Trong báo cáo tài nguyên Internet Việt Nam năm nay, VNNIC nhận định, một trong những điểm nhấn của năm 2017 là tỷ lệ địa chỉ IPv6 được đưa vào sử dụng tiếp tục tăng trưởng tốt. Cụ thể, Theo thống kê từ hệ thống Trung tâm mạng châu Á - Thái Bình Dương (APNIC), tính đến ngày 31/10/2017, tỉ lệ ứng dụng IPv6 của Việt Nam đạt khoảng 10% (khoảng 4,3 triệu người sử dụng IPv6), đứng thứ 3 trong số các quốc gia sử dụng IPv6 ở khu vực ASEAN, sau Malaysia, Thái Lan; và đứng thứ 5 tại khu vực châu Á, sau Ấn Độ, Nhật Bản, Malaysia và Thái Lan. Tỉ lệ triển khai IPv6 phân bổ theo các nhà cung cấp dịch vụ Internet - ISP tính đến ngày 31/10/2017 (Nguồn: APNIC). Báo cáo mới được VNNIC công bố cũng cho hay, với tỷ lệ triển khai là 34,61% và 7,92%, FPT Telecom và VNPT là 2 doanh nghiệp dẫn đầu trong danh sách 18 ISP đã triển khai IPv6. Các vị trí tiếp theo lần lượt thuộc về CMC Telecom (1,2%); NetNam (0,4%); Viettel CHT (0,28%); PDS; Superdata; MobiFone; QTSC; SCTV; Viettel Group; SPT; Vietnamobile; VTC Digicom; Hanoi Telecom; VNTT; VTCWLB và MobiFone Global. VNNIC cho biết, tỉ lệ ứng dụng IPv6 chung của Việt Nam có được là do kết quả triển khai tốt dịch vụ IPv6 của 2 doanh nghiệp tiêu biểu là FPT Telecom, Tập đoàn VNPT và hoạt động ổn định của hệ thống mạng cơ sở hạ tầng IPv6 quốc gia trên nền tảng mạng DNS quốc gia và Trạm trung chuyển Internet quốc gia - VNIX. Cụ thể, theo thống kê của APNIC, tính đến tháng 7/2017, FPT đã cung cấp dịch vụ IPv6 cho khoảng 882.230 khách hàng hộ gia đình sử dụng dịch vụ băng rộng cố định. Đến ngày 31/10/2017, tỉ lệ truy cập ra quốc tế qua IPv6 của FPT Telecom đạt 34,61%. Với VNPT, đến tháng 7/2017, nhà mạng này đã triển khai dịch vụ IPv6 cho hơn 500.000 thuê bao khách hàng băng rộng cố định trên 22 tỉnh, thành phố; thử nghiệm triển khai dịch vụ 4G LTE trên nền tảng IPv6; tỉ lệ truy cập ra quốc tế qua IPv6 của Tập đoàn tăng trưởng bứt phá từ 0,03% vào tháng 1/2017 lên khoảng 7,92% vào cuối tháng 10/2017. Trong mảng dịch vụ nội dung, Báo VnExpress hiện là đơn vị đầu tiên đã chuyển đổi thành công dịch vụ IPv6 cho các chuyên trang chính và trang chủ của Báo với 13 website cung cấp dịch vụ nội dung số đã được chuyển đổi thành công, bao gồm trang chủ VnExpress.net; Tỉ lệ lưu lượng IPv6 trong nước đạt khoảng 6,5%, đi quốc tế đạt khoảng 13% với số lượng người dùng truy cập dịch vụ nội dung khoảng 1.034.000/ngày. Biểu đồ tăng trưởng địa chỉ IPv6 qua các năm, tính đến cuối tháng 10/2017. Theo Báo cáo tài nguyên Internet Việt Nam 2017, trong năm nay số lượng tên miền.VN chạy IPv6 đã tăng trưởng đột phá với 4.155 tên miền, tính đến ngày 31/10/2017. Báo cáo cũng ghi nhận, đến cuối tháng 10/2017, có 27 website của các cơ quan Đảng, Nhà nước đã hoạt động với địa chỉ IPv6. VNNIC cũng khuyến nghị, các website sau khi kích hoạt thành công IPv6 nên triển khai xin chứng nhận IPv6 Ready Logo. Hiện tại Việt Nam đã có 28 website được chứng nhận IPv6 Ready Logo từ IPv6 Forum. M.T.
0Công nghệ
Thông tin nêu trên vừa được đại diện Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) chia sẻ tại hội nghị chuyên đề Phổ biến các giải pháp, bài học kinh nghiệm về nhận diện thông tin trên mạng Internet thông qua việc quản lý, sử dụng tên miền do VNNIC phối hợp cùng UBND, Sở TT&TT; tỉnh Quảng Bình tổ chức hôm nay, ngày 23/8 tại Quảng Bình. Hội nghị Phổ biến các giải pháp, bài học kinh nghiệm về nhận diện thông tin trên mạng Internet thông qua việc quản lý, sử dụng tên miền nằm trong kế hoạch hợp tác năm 2017 giữa VNNIC và Sở TT&TT; tỉnh Quảng Bình. Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Tiến Hoàng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình nhận định, trong thời đại ngày nay, các phương tiện thông tin đại chúng ngày càng phát triển, trong đó phát triển mạnh mẽ nhất phải kể đến Internet. Internet là công cụ tiện lợi và nhanh nhất để truyền tải một số lượng thông tin lớn với tốc độ nhanh đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Internet phát triển nhanh, mạnh như hiện nay không thể không nhắc đến tầm quan trọng của tên miền. Trên các diễn đàn, các trang mạng xã hội, các website, toàn bộ các thông tin được cập nhật hàng ngày, hàng giờ, nhờ vậy mà mọi người đều có thể biết được những gì đang xảy ra xung quanh mình và cả trên thế giới. Bên cạnh đó, ông Hoàng cũng cho hay việc nâng cao tính bảo mật, an toàn thông tin, cụ thể là việc nhận diện, phân biệt các trang thông tin chính thống hay giả mạo trên mạng Internet đang là vấn đề khó khăn cho các cơ quan quản lý. Theo ông Trần Minh Tân - Giám đốc VNNIC, hiện tại các trang thông tin điện tử vi phạm tập trung chủ yếu vào những website sử dụng tên miền quốc tế. Chia sẻ tại hội nghị, ông Trần Minh Tân - Giám đốc VNNIC cho biết, hiện tại các trang thông tin điện tử vi phạm tập trung chủ yếu vào những website có sử dụng tên miền quốc tế. Do vậy, VNNIC phối hợp với các Sở TT&TT; các tỉnh tăng cường theo dõi, kiểm tra các nội dung website của các chủ thể đăng ký tên miền nằm trên địa bàn tỉnh, thành phố. Theo ông Tân, do hành vi vi phạm chủ yếu tập trung vào nhóm tên miền quốc tế nên VNNIC cũng đề nghị Thanh tra các Sở TT&TT; tăng cường kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hoạt động của các trang thông tin điện tử sử dụng tên miền quôc tế, tình trạng thông báo sử dụng tên miền tại địa phương. Trong khuôn khổ hội nghị, vào chiều ngày 23/8, VNNIC cũng phổ biến các chính sách về quản lý hiệu quả tài nguyên IP/ASN và thúc đẩy sử dụng IPv6 đảm bảo cho sự phát của Internet Việt Nam. Cũng trong ngày 23/8, VNNIC và Sở TT&TT; Quảng Bình đã sơ kết 1 năm thực hiện thỏa thuận hợp tác công tác phát triển tài nguyên Internet. Giám đốc VNNIC Trần Minh Tân khẳng định: VNNIC sẽ luôn đồng hành, hỗ trợ và phối hợp cùng Sở TT&TT; Quảng Bình và UBND Quảng Bình thúc đẩy công tác quản lý tài nguyên Internet, trong đó có phát triển mạng lưới hạ tầng IPv6, quản lý việc đăng ký, sử dụng tên miền Internet trên địa bàn và cùng triển khai để nâng cao vai trò vị thế của Sở TT&TT; Quảng Bình trong việc thẩm định, quản lý, ứng dụng CNTT. Đánh giá cao về công tác phối hợp giữa hai cơ quan trong thời gian qua, Giám đốc Sở TT&TT; tỉnh Quảng Bình Hoàng Việt Hùng mong muốn thời gian tới, Bộ TT&TT; và VNNIC sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, tư vấn cũng như hỗ trợ công tác thanh, kiểm tra về tình hình quản lý và sử dụng tài nguyên Internet tại Quảng Bình. Đỗ Vân.
0Công nghệ
Phát biểu tại Hội thảo IPv6 và Internet of Things do Ban Công tác thúc đẩy IPv6 quốc gia tổ chức vừa diễn ra sáng nay, 5/5 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm cho hay, trên thực tế, Internet of Things (IoT) không còn là một khái niệm mới trong các diễn đàn công nghệ hiện đại. Những lợi ích to lớn mà IoT mang lại cho sự phát triển kinh tế, phục vụ cuộc sống khiến cho IoT đã, đang và sẽ là xu hướng của công nghệ trong những năm tiếp theo. Mỗi thiết bị khi kết nối đến mạng IoT sẽ sử dụng ít nhất một địa chỉ mạng. Các phân tích dự đoán sẽ có khoảng 50 tỉ thiết bị được kết nối Internet vào năm 2020, trong khi đó không gian địa chỉ IPv4 chỉ cung cấp khoảng hơn 4 tỉ địa chỉ. Điều này cho thấy khả năng mở rộng vô cùng lớn của không gian địa chỉ IPv6 khi so sánh với IPv4. Bên cạnh đó, khả năng kết nối các thiết bị và hỗ trợ bảo mật tốt hơn khi sử dụng địa chỉ IPv6 cũng là một lý do khiến IPv6 thực sự cần thiết nếu muốn phát triển IoT. Sự kiện Hội thảo Ngày IPv6 Việt Nam được tổ chức bởi Thường trực Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia - Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) với sự tham gia của các thành viên Ban công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia, đại diện các đơn vị thuộc Bộ, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet, dịch vụ di động, các đơn vị đào tạo, nghiên cứu về IoT, Cộng đồng mở IoT Việt Nam, các doanh nghiệp sản xuất thiết bị, cung cấp giải pháp IoT tại Việt Nam thực sự là một trong những nỗ lực của Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia và cộng đồng Internet Việt Nam vì kế hoạch hành động quốc gia về IPv6 và mục tiêu phát triển bền vững của nền CNTT nước nhà. Tiếp theo thành công của chuỗi sự kiện được tổ chức thường niên nhân Ngày IPv6 Việt Nam (06/5) bắt đầu từ năm 2013, trong bối cảnh Việt Nam đã chuyển sang Giai đoạn cuối của Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6 với mục tiêu chính thức chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6 cho toàn bộ hệ thống mạng, dịch vụ Internet trong cả nước, năm 2017, Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia quyết định tổ chức hội thảo với chủ đề IPv6 và Internet of Things để cùng thảo luận và phân tích vai trò quan trọng và mối tương quan mật thiết giữa việc triển khai IPv6 với sự phát triển của ngành công nghiệp IoT. Số liệu thống kê từ google cho thấy tỷ lệ tăng trưởng IPv6 năm sau tăng gấp đôi so với năm trước (từ 0.5% tại thời điểm 1/2012 đến 16% tại thời điểm 1/2017), hiện tại tỷ lệ sử dụng IPv6 trên thế giới là 20%. Với đà tăng trưởng qua các năm như trên thì dự báo đến năm 2019 tỷ lệ sử dụng địa chỉ IPv6 trên thế giới sẽ đạt 100%. Theo các chuyên gia dự báo đến năm 2020 dân số thế giới đạt 7.6 tỷ người, trong khi đó thế giới sẽ có khoảng 50 tỷ thiết bị kết nối (tỷ lệ khoảng 6.58 thiết bị kết nối/1 người dân). Do đó để có thể kết nối các thiết bị với nhau thì cần có số địa chỉ IP rất lớn. Với không gian địa chỉ rộng lớn (3,4.1038 địa chỉ) cùng các ưu điểm khác như an toàn bảo mật, tự động cấu hình khiến IPv6 trở nên quan trọng và cần thiết cho việc phát triển IoT. Hiện tại các tiêu chuẩn IPv6 trong IoT cũng đã được chuẩn hóa bởi IETF, các nhà nghiên cứu, sản xuất các thiết bị, ứng dụng IoT cũng đã sản xuất các sản phẩm ứng dụng IPv6&IoT; như hệ thống smart home, smart building. Trong hội thảo sáng nay, đại diện thường trực Ban Công tác thúc đấy phát triển IPv6 quốc gia - VNNIC - có các bài trình bày giới thiệu về vai trò quan trọng của IPv6 trong mạng IoT, biểu diễn kỹ thuật triển khai IPv6 trong mạng không dây công suất thấp - 6LowPAN. Các chuyên gia công nghệ đến từ các doanh nghiệp ICT hàng đầu trong nước như VNPT Technology, FPT cùng tham gia trình bày về tầm quan trọng của IPv6 đối với đảm bảo an toàn cho các giải pháp IoT. Bên cạnh đó, đại diện của Vụ Công nghệ thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông cũng trình bày về chính sách thúc đẩy phát triển IPv6 trong xu hướng công nghệ IoT tại Việt Nam. Là một đơn vị trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT, VNPT Technology đã sớm có những nghiên cứu và triển khai các giải pháp IoT. Theo ông Nguyễn Trung Kiên, Giám đốc Ban quản lý phát triển sản phẩm VNPT Technology, tới thời điểm này, doanh nghiệp đã sẵn sàng triển khai các giải pháp, sản phẩm phục vụ IoT - hạt nhân của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Với số lượng địa chỉ IPv6 được cung cấp hiện nay đã góp phần rất lớn trong việc triển khai các giải pháp IoT của các doanh nghiệp nói chung và VNPT Technology nói riêng. Khả năng kết nối các thiết bị và hỗ trợ bảo mật tốt hơn đem lại lợi thế tất yếu cho IPv6 trong quá trình sử dụng và phát triển IoT. Cùng với sự nỗ lực chung tay triển khai của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam, Thứ trưởng Phan Tâm cũng đặt kỳ vọng vào việc các chính sách và văn bản quy phạm sẽ được áp dụng và đi vào thực tế triển khai, nhằm đạt được hiệu quả thúc đẩy triệt để cho các doanh nghiệp khi triển khai thị trường thực tế cho các sản phẩm và dịch vụ IoT trên nền tảng IPv6 tới người sử dụng đầu cuối trong thời gian tới. Hiền Mai.
0Công nghệ
Khả năng tên miền tiếng Việt bị đầu cơ rất cao. Đó là câu hỏi được nhiều người nghi vấn trước thông tin chưa đến 2% số tên miền tiếng Việt đã đăng ký có trang Web. Những con số trên vừa được Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) công bố trong ấn phẩm thường niên Báo cáo tài nguyên Internet năm 2017.". Theo VNNIC, trong năm 2017, thị trường phần mềm đã chứng kiến bước chuyển dịch mạnh mẽ của tên miền tiếng Việt trong việc thay đổi biểu phí, áp dụng các chính sách, mô hình quản lý tương tự như mô hình của tên miền.vn không dấu. Cạnh đó, tên miền tiếng Việt cũng được cung cấp các giá trị gia tăng (như dịch vụ khóa tên miền, chuyển nhượng quyền sử dụng tên miền không thông qua đấu giá, tiêu chuẩn an toàn mở rộng DNSSEC), đồng thời nâng giá trị lên tương đương với tên miền không dấu.vn. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê, hiện tỷ lệ tên miền tiếng Việt có trang thông tin điện tử (website) còn rất thấp, chỉ chiếm 1,89% (chưa tới 2%) trên tổng số tên miền tiếng Việt hiện nay, trong khi đó, có tới 94,59% tên miền tiếng Việt không có website. Với lượng tên miền tiếng Việt đã được đăng ký nhưng không có website quá nhiều, khiến nhiều người lo lắng và đặt câu hỏi: Liệu rằng có phải những tên miền đã được đăng ký hàng loạt nhằm đầu cơ và tìm cách bán lại hay không?. Đây là nỗi lo có thực, bởi việc mua bán tên miền vẫn diễn ra thường xuyên trong nhiều năm qua. Ngoài ra, cùng với nỗi lo về đầu cơ, khả năng các cá nhân, doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam đã và đang hoạt động kinh doanh, hoặc dự tính sẽ kinh doanh đăng ký trước tên miền cho mình và để đó, chờ cơ hội khi hoạt động kinh doanh phát triển mới xây dựng trang web riêng. Cũng theo VNNIC, tính đến cuối tháng 10/2017, đã có 6.770 tên miền tiếng Việt đăng ký mới, trong đó, 75% tên miền được đăng ký qua 3 nhà đăng ký iNet, Nhân Hòa và PA Việt Nam. Với lượng tên miền đăng ký tiếng Việt nhiều và tăng nhanh, cho thấy nhận thức về tên miền tại Việt Nam đã có sự thay đổi theo chiều hướng tốt; đồng thời là việc đăng ký sử dụng tên miền tiếng Việt ngày càng phổ biến, được sử dụng rộng rãi. Qua đó, hiệu quả của thông tin thuần Việt trên môi trường Internet trong nước đã được nâng cao. VNNIC cũng cho biết, để tiếp tục thúc đẩy phát triển tên miền tiếng Việt, trong thời gian tới, Trung tâm sẽ tăng cường thông tin nhằm cải thiện nhận thức của cộng đồng về lợi ích khi sử dụng tên miền tiếng tiếng Việt. Đồng thời, chú trọng triển khai các dịch vụ hỗ trợ tên miền tiếng Việt thông qua hoạt động chăm sóc khách hàng, tăng cường phối hợp với các nhà đăng ký tên miền,... để triển khai đa dạng các dịch vụ cho tên miền tiếng Việt. Thanh Trà.
0Công nghệ
Hội nghị tập huấn, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng tên miền quốc tế tại Việt Nam vừa được Bộ TT &TT; tổ chức tại TP.HCM vào sáng 9/6/2017. Hôm nay, ngày 9/6/2017, tại TP.HCM, Vụ Pháp chế và Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) thuộc Bộ TT&TT; tổ chức hội nghị tập huấn, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng TMQT tại Việt Nam. Cũng như hội nghị tập huấn đã được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 26/5 vừa qua, hội nghị phổ biến về TMQT cho các đơn vị thuộc khu vực phía Nam là cơ hội để các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đăng ký, duy trì TMQT thảo luận, trao đổi với Bộ TT&TT;, nắm bắt đầy đủ các quy định quản lý TMQT, từ đó vừa đảm bảo việc kinh doanh đúng quy định pháp luật vừa tư vấn, hỗ trợ các chủ thể đăng ký một cách thuận lợi. Các nội dung chính được tập trung phổ biến, tập huấn tại hội nghị gồm có: các quy định liên quan đến đăng ký, sử dụng TMQT; trách nhiệm của Nhà đăng ký TMQT và chủ thể đăng ký, sử dụng TMQT tại Việt Nam; tình hình quản lý, sử dụng TMQT tại Việt Nam cùng công tác thanh, kiểm tra xử lý vi phạm về TMQT. Trong phát biểu khai mạc hội nghị, ông Võ Thanh Lâm - Vụ trưởng Vụ Pháp chế nhấn mạnh, sự phát triển mạnh mẽ của Internet trong thời gian qua đã đem lại các lợi ích không thể phủ nhận cho cuộc sống của mỗi chúng ta, tác động mạnh mẽ đến kinh tế, chính trị, văn hóa của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, Internet phát triển cũng đồng thời làm gia tăng các vấn đề của xã hội trên đó, đặc biệt xảy ra ngày càng nhiều vụ việc vi phạm pháp luật trong việc sử dụng các website, đưa thông tin xấu, độc, sai sự thật lên các trang mạng mà Bộ TT&TT; đã phải xử lý thời gian vừa qua. Tên miền Internet bao gồm cả tên miền quốc gia lẫn tên miền quốc tế, ngoài ý nghĩa về dấu hiệu nhận dạng, phản ánh tên gọi, thương hiệu, dịch vụ,... đi liền với chủ thể, thì về mặt kỹ thuật trên môi trường mạng chỉ được coi là công cụ để truy cập các nội dung đặt tại máy chủ được định danh bởi địa chỉ IP đi kèm theo tên miền. Tuy nhiên, nhiều chủ thể đăng ký sử dụng tên miền quốc tế cho rằng việc đăng ký, sử dụng tên miền quốc tế tại Việt Nam là dễ dàng hơn và khôngchịu sự quản lý, không bị kiểm soát bởi các quy định của pháp luật Việt Nam. Thực tế này dẫn đến trong thời gian qua phần lớn các vi phạm trang thông tin điện tử hoặc sử dụng các trang thông tin điện tử để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật chủ yếu rơi vào các trang sử dụng tên miền quốc tế. Đặc biệt, đối với các trường hợp có chủ ý đăng ký tên miền với dụng ý xấu, các chủ thể thậm chí đăng ký dịch vụ ẩn thông tin để né tránh các quy định quản lý. Điều này đang làm khó và làm liên đới, ảnh hưởng trực tiếp đến các Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam, ông Lâm cho hay. Cũng theo nhận định của ông Lâm, việc xử lý vi phạm trong thời gian vừa qua của các cơ quan chức năng chưa được quan tâm một cách phù hợp, vẫn còn đang tập trung thiên về xử lý những chủ thể sử dụng tên miền quốc gia.VN mà bỏ qua các vi phạm trên tên miền quốc tế (đối tượng vi phạm chủ yếu, chiếm đa số). Điều này lâu dài sẽ dẫn đến hệ lụy xấu ảnh hưởng đến việc phát triển cân đối giữa tên miền quốc gia và tên miền quốc tế cũng như vấn đề thực thi pháp luật Việt Nam, bảo vệ lợi ích cộng đồng tạo ra lỗ hổng cho các vi phạm về tên miền quốc tế ngày càng gia tăng. Ông Lâm cho biết, để giải quyết hiện trạng nêu trên và đảm bảo quản lý bình đẳng việc đăng ký, sử dụng của chủ thể sử dụng tên miền quốc gia.VN và tên miền quốc tế tại Việt Nam, hiện tại Bộ TT&TT; đang tiến hành rà soát sửa đổi, thay thế các văn bản pháp luật liên quan, không còn phù hợp với thực tế đảm bảo các chủ thể tại Việt Nam khi sử dụng tên miền quốc tế hay tên miền.VN đều phải tuân thủ các quy định như nhau về quản lý thông tin, trong đó có Nghị định 174 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, CNTT và tần số vô tuyến điện; đồng thời đẩy mạnh và tăng cường công tác thanh kiểm tra tên miền quốc tế trên diện rộng trong năm 2017. Hiện tại, dự thảo 2 của Nghị định thay thế Nghị định 174 đã được đăng tải để lấy ý kiến các doanh nghiệp trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Cổng thông tin điện tử Bộ TT&TT; để lấy ý kiến góp ý của người dân, doanh nghiệp và dự kiến sẽ được trình Chính phủ ban hành cuối năm nay. Giám đốc VNNIC Trần Minh Tân thông tin về tình hình quản lý và sử dụng tên miền quốc tế tại Việt Nam thời gian vừa qua tại hội nghị được tổ chức ngày 9/6 ở TP.HCM. Cũng tại hội nghị ngày 9/6, thông tin về tình hình đăng ký sử dụng TMQT tại Việt Nam, ông Trần Minh Tân - Giám đốc VNNIC cho biết, theo thống kê của Tổng cục Thống kê, tính đến 31/12/2016, Việt Nam có khoảng 500.000 doanh nghiệp, trong đó số doanh nghiệp hoạt động thương mại điện tử chiếm 45%, khoảng 220.000 doanh nghiệp. Tuy nhiên, tính đến tháng 6/2017, số lượng tên miền được chủ thể báo cáo về việc sử dụng TMQT trên website thongbaotenmien.vn chỉ có 158.367 tên miền, trong đó số chủ thể trên địa bàn TP.HCM là 32.244 tên miền. Còn theo số liệu báo cáo của 33 Nhà đăng ký tên miền, số lượng TMQT tại Việt Nam tính đến quý I/2017 là 236.773 tên miền. Ông Tân cho biết thêm, thời gian qua, VNNIC đã phối hợp với Thanh tra Bộ TT&TT; và Thanh tra các Sở TT&TT; Quảng Bình, Quảng Ninh, Lâm Đồng, TP.HCM, Cần Thơ thực hiện các đợt thanh kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên Internet. Qua đó, nhìn chung các đối tượng bị thanh, kiểm tra là các tổ chức, cá nhân sử dụng TMQT tại địa phương đã nêu đều chưa nắm rõ quy định của pháp luật về việc đăng ký, sử dụng TMQT tại Việt Nam. Đồng thời, qua thực tiễn cung cấp thông tin của các chủ thể sử dụng TMQT cho các cơ quan Cảnh sát điều tra, Cơ quan thanh tra xử lý vi phạm, VNNIC cũng nhận thấy rằng hầu như các chủ thể này đều chưa thông báo sử dụng với Bộ TT&TT; theo quy định. Đáng chú ý, đại diện VNNIC cho hay, theo công văn đề nghị phối hợp của Công an điều tra, một số chủ thể sử dụng TMQT như blockchain.info, myok.asia, minhchauecom.com, 188bet.com có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản; một số khác có hành vi vi phạm về việc cung cấp thông tin trên mạng, thiết lập trang tin điện tử khi chưa có giấy phép, có hành vi vi phạm bản quyền. Ngoài ra, còn có một số trường hợp sử dụng TMQT để giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức hoặc cá nhân khác, đưa tin bài không kiểm duyệt chặt chẽ nội dung thông tin, truyền đưa các nội dung chương trình phát thanh truyền hình khi chưa được sự đồng ý của chủ thể. Khi tra cứu thông tin chủ thể của các tên miền thì không có thông tin, vì có thể chủ thể sử dụng dịch vụ ẩn thông tin hoặc thông tin khai báo địa chỉ tại nước ngoài, dẫn đến khó khăn trong việc xử lý vi phạm, ông Tân chia sẻ. 95% vụ việc vi phạm xuất phát từ tên miền quốc tế. Giám đốc VNNIC Trần Minh Tân khẳng định, các văn bản QPPL quy định, hướng dẫn về quản lý, sử dụng TMQT đã đảm bảo phù hợp với sự phát triển Internet, đạt được những kết quả phát triển KTXH của đất nước cũng như xu thế phát triển chung của quốc tế; đồng thời các nội dung quy định liên quan đến TMQT đã được thực hiện trong thực tế, góp phần tạo dựng môi trường pháp lý lành mạnh, phát triển ổn định về CNTT nói chung và quản lý sử dụng tài nguyên Internet nói riêng. Tuy nhiên, ông Tân cũng chỉ rõ những hạn chế, tiêu biể là 95% vụ việc vi phạm xuất phát từ TMQT do không thiết lập chế tài quản lý từ đầu nên việc sai phạm ngày càng nhiều, khó xử lý; hiệu quả thực thi công tác quản lý sử dụng TMQT tại Việt Nam chưa cao. M.T.
0Công nghệ
Trong cuộc trao đổi vừa được tổ chức mới đây với Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (PTTH&TT;ĐT), Liên minh các chủ sở hữu quyền Việt Nam (Vietnam Content Alliance - VCA) đã bày tỏ những bức xúc của mình về vấn nạn vi phạm bản quyền nội dung số tại Việt Nam. Theo VCA, tình trạng vi phạm bản quyền nội dung số tại Việt Nam ngày càng có chiều hướng phức tạp. Điều này gây ra nhiều hậu quả nặng nề về kinh tế cho đơn vị sở hữu bản quyền và các nhà sản xuất. Liên minh các chủ sở hữu quyền Việt Nam là tổ chức bao gồm 7 đơn vị thành viên là Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Hiệp hội truyền hình trả tiền khu vực châu Á Thái Bình Dương (Casbaa), Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kỳ (MPA), Công ty Truyền hình số vệ tinh Việt Nam (K+), Công ty Bình Hạnh Đan (BHD), Hãng phim 21st Century Fox và Ủy ban quyền Tác giả Hàn Quốc (KCC). Đây là tổ chức được thành lập nhằm ngăn chặn nạn ăn cắp bản quyền và giúp bảo vệ lợi ích bản quyền tác giả. Ma trận phim lậu tại Việt Nam. Trước những thắc mắc của Liên minh các chủ sở hữu quyền Việt Nam, Cục PTTH&TT;ĐT đã tiến hành khảo sát, phân tích đối với danh sách 50 website phim lậu mà phía VCA cung cấp. Trong số này có sự xuất hiện của rất nhiều những website xem phim nổi tiếng với hàng triệu lượt truy cập mỗi tháng. Kết quả kiểm tra cho thấy, trong số 50 website được rà soát, có 22 trang web sử dụng dịch vụ hosting tại Việt Nam, 28 trang web sử dụng dịch vụ hosting tại nước ngoài. Có 6 website trong tổng số 28 trang web dùng hosting nước ngoài có khả năng sử dụng CDN trong nước hoặc thông qua kết nối kênh riêng quốc tế tốc độ cao. Đây là những trang web cho khả năng phản hồi website rất nhanh (nhỏ hơn 50 ms). Tuy nhiên, đại diện phía Cục PTTH&TT;ĐT cho biết, Cục vẫn chưa kiểm tra được địa chỉ IP kết nối phía sau địa chỉ IP của dịch vụ đám mây. Cục PTTH&TT;ĐT cũng chỉ rõ tên những website vi phạm có lượng truy cập lớn nhất trong vòng 6 tháng qua, trong đó có những website có lượt truy cập lên đến 45,4 triệu lượt. Đó đều là những trường hợp tiêu biểu nhất cho vấn nạn vi phạm bản quyền nội dung số tại Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực điện ảnh và truyền hình. Tuy nhiên, danh sách cụ thể của các website này sẽ chỉ được công bố khi cơ quan chức năng có đầy đủ trong tay các bằng chứng về hành vi vi phạm. Ngăn chặn vi phạm bản quyền: Tưởng dễ mà lại khó. Có mặt tại buổi trao đổi cùng với VCA, đại diện nhiều doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng Internet tại Việt Nam cho biết, những đơn vị này gặp nhiều khó khăn trong cách xử lý đối với các thuê bao có dấu hiệu vi phạm bản quyền. Theo ông Trần Thanh Hải, Giám đốc Công nghệ của Tập đoàn FPT: Nếu thực hiện ngăn chặn bằng biện pháp kĩ thuật ở VN, đối tượng vi phạm bản quyền có thể chuyển ra nước ngoài. Đặc biệt là khi chi phí thuê hosting tại các nước gần với Việt Nam như Thái Lan, Singapore hoặc Hồng Kông có sự chênh lệch không quá lớn. Vậy nên theo ông Hải, nên xử lý vấn đề nước ngoài song song với việc giải quyết vấn đề trong nước. Theo bà Ngô Thị Bích Hạnh - Phó chủ tịch BHD phụ trách DANET: Trung Quốc là nước có tình trạng vi phạm bản quyền lớn nhất thế giới. Tuy nhiên với những nỗ lực của chính phủ nước này, tình trạng vi phạm bản quyền tại đây đã bị ngăn chặn đáng kể và không còn chỗ cho những trang web lậu. Vị Giám đốc Công nghệ của Tập đoàn FPT cũng chia sẻ rằng, nếu block tất cả website, đối tượng vi phạm có thể chuyển sang dùng giao thức Peer to Peer (P2P), giống với trường hợp của cá website bóng đá. P2P là giao thức cho phép nhiều người cùng kết nối với nhau để chia sẻ file. Điều này dẫn tới việc các nhà mạng có thể bị nghẽn khi có một nội dung nóng và tất cả người dùng truy cập cùng một lúc. Theo ông Hải, nếu đối tượng vi phạm bản quyền sử dụng phương thức này, đây là vấn đề gần như không thể xử lý được. Theo ông Tô Mạnh Cường - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn VNPT: Về nguyên tắc, các nhà cung cấp dịch vụ hạ tầng Internet không quản lý được nội dung lưu trữ trên các server. Các thuê bao hosting phải tự quản lý nội dung của họ kèm theo cam kết những nội dung lưu trữ không vi phạm pháp luật Việt Nam. Bên cạnh đó, đại diện các doanh nghiệp cũng chỉ ra một khó khăn trong việc ngăn chặn vấn nạn vi phạm bản quyền nằm ở chỗ, nếu một nhà cung cấp dịch vụ tiến hành chấm dứt hợp đồng với thuê bao vi phạm, các thuê bao này có thể nhảy sang ký hợp đồng với một nhà cung cấp dịch vụ khác. Chính vì thế tất cả lại bằng hòa. Do đó, cần có sự đồng bộ giữa tất cả các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng Internet trong việc xử lý những thuê bao vi phạm. Sẽ xử lý để không còn tình trạng web phim lậu. Theo ông Phan Đình Khương, Trưởng phòng Pháp chế Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, khách hàng của Viettel có nhiều đơn vị trung gian chuyên cho thuê lại địa chỉ IP. Do đó nếu cắt dịch vụ của một IP thì hàng loạt các IP con bên dưới sẽ chịu ảnh hưởng. Bởi vậy, dùng biện pháp kỹ thuật để can thiệp nhằm xử lý vi phạm bản quyền không phải là điều đơn giản. Những banner quảng cáo hiện đem lại nguồn thu rất lớn cho các trang web phim lậu. Viettel từng phối hợp với Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50, Bộ Công An) nhằm xử lý nhiều trường hợp vi phạm bản quyền. Để giải quyết khó khăn kể trên, C50 khi đó đã tiến hành xác minh chính xác từng địa chỉ IP nhỏ vi phạm, trước khi thông báo lại cho phía Viettel để có các biện pháp kiểm tra và can thiệp kịp thời. Viettel cũng chia sẻ rằng trong hợp đồng với khách hàng, nhà mạng này luôn kèm theo điều khoản, nếu khách hàng vi phạm bản quyền hoặc thực hiện những hoạt động chưa được cấp phép thì Viettel có quyền thanh lý hợp đồng bất cứ lúc nào. Đây là một kinh nghiệm mà các nhà mạng khác cần làm theo để tránh xảy ra vướng mắc về mặt pháp lý đối với những chủ thể có hành vi vi phạm. Kết quả quan trọng nhất sau buổi gặp mặt là việc các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng Internet đã nhất trí và cùng nhau cam kết, sẽ hợp tác với cơ quan chức năng để thúc đẩy việc xử lý tình trạng vi phạm bản quyền tại Việt Nam. Và Cục PTTH&TT;ĐT sẽ đóng vai trò là đơn vị trung gian để thúc đẩy cho hoạt động đó. Thống kê về quảng cáo trên các website Việt Nam của Hiệp hội truyền hình trả tiền khu vực châu Á Thái Bình Dương (Casbaa). Hiện 39% quảng cáo trên các trang web lậu ở Việt Nam là các sản phẩm quảng cáo hàng hóa và dịch vụ bất hợp pháp, liên quan đến khiêu dâm, cờ bạc, lừa đảo. Cụ thể hơn, đối với các website vi phạm bản quyền trong nước, mà ở đây là 22 trang web vừa được tiến hành kiểm tra, Cục PTTH&TT;ĐT đề nghị cần tiến hành xử phạt hành chính đối với các trường hợp vi phạm. Bên cạnh đó, Cục cũng sẽ báo cáo xin chỉ thị từ Bộ Thông tin và Truyền thông, nếu cần thiết sẽ tiến các biện pháp kỹ thuật nhằm ngăn chặn hoạt động của các website vi phạm. Để làm được điều này, cần có sự phối hợp của rất nhiều các cơ quan, trong đó đóng vai trò quan trọng phải kể đến Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC). Với những website vi phạm bản quyền đặt hosting tại nước ngoài, Cục PTTH&TT;ĐT đề suất đưa ra những cảnh báo đối với các doanh nghiệp Việt Nam có đặt quảng cáo trên các website đó. Ông Nguyễn Thanh Lâm, Cục trưởng Cục PTTH&TT;ĐT cho rằng, giống với trường hợp của các công ty quảng cáo trong vụ việc với Google và Youtube, các doanh nghiệp làm ăn chân chính sẽ quay lưng lại với các website lậu khi có tác động từ cơ quan quản lý nhà nước. Điều này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu của các đối tượng vi phạm. Tuy vậy ông Lâm cũng chia sẻ, Cục PTTH&TT;ĐT sẽ ngồi lại nói chuyện cả với những đơn vị vi phạm bản quyền để tìm ra giải pháp tối ưu nhất. Theo ông Lâm, đây là những đơn vị có lợi thế rất lớn về các giải pháp kỹ thuật, giải pháp thanh toán, kinh nghiệm triển khai dịch vụ, cùng với đó là những lợi thế về mặt cộng đồng. Do đó, sẽ tốt hơn nữa nếu các đơn vị này hiểu ra vấn đề và chuyển qua hoạt động khai thác phim bản quyền thay vì việc để các cơ quan chức năng phải tiến hành kiểm tra, xử lý sai phạm. Bên cạnh đó, theo Cục PTTH&TT;ĐT, hơn ai hết, các nhà sản xuất và những đơn vị sở hữu bản quyền nên có những động thái quyết liệt hơn nữa nhằm ngăn chặn những vụ việc vi phạm bản quyền tiếp tục tái diễn. Trọng Đạt.
0Công nghệ
Ngày 26/5, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phổ biến văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng tên miền quốc tế tại Việt Nam. Đây là dịp để các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền quốc tế nắm bắt đầy đủ các quy định, tổ chức thực hiện đúng để bảo đảm việc kinh doanh dịch vụ đúng quy định pháp luật, tư vấn, hỗ trợ các chủ thể đăng ký thuận lợi. Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN. Thời gian qua, sự phát triển mạnh mẽ của internet đã đem lại lợi ích to lớn, tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia. Đến cuối năm 2016 đã có 329,3 triệu tên miền được đăng ký trên thế giới, tăng 6,8% so với năm 2015. Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm cho biết, internet phát triển cũng đồng thời làm gia tăng các vấn đề của xã hội, đặc biệt ngày càng xảy ra nhiều vụ việc vi phạm pháp luật trong sử dụng website, đưa thông tin xấu, độc, sai sự thật lên mạng internet. Bộ Thông tin và Truyền thông đã và đang tiếp tục xử lý nhiều vụ việc như vậy. Để bảo đảm sự phát triển lành mạnh, bền vững trong xã hội thông tin, việc sử dụng tên miền quốc tế tại Việt Nam cần được quản lý chặt chẽ. Về mặt kỹ thuật, tên miền internet là công cụ để truy cập các nội dung đặt tại máy chủ, được định danh bởi địa chỉ IP đi kèm theo tên miền. Theo pháp luật Việt Nam, các chủ thể sinh sống và làm việc tại Việt Nam khi tham gia kết nối internet dù sử dụng tên miền quốc gia của Việt Nam ".vn" hay tên miền quốc tế đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý thông tin trên mạng. Thống kê cho thấy các vi phạm xảy ra ở các trang mạng sử dụng tên miền quốc tế cao hơn ở tên miền quốc gia ".vn". Theo kết quả rà soát của Trung tâm Internet Việt Nam, hiện có 96 nhà đăng ký cung cấp dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền được công bố trên trang thongbaotenmien.vn. Trong đó có 32/96 đơn vị có báo cáo cung cấp dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền quốc tế với Bộ Thông tin và truyền thông, có Giấy phép đăng ký kinh doanh, hợp đồng ký với Tổ chức quản lý tên miền quốc tế (ICANN) hoặc ký hợp đồng với nhà đăng ký tên miền chính thức để cung cấp dịch vụ đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam. Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) Trần Minh Tân cho rằng: Việc đăng ký sử dụng tên miền quốc gia là lựa chọn tốt, thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm mà khách hàng đặt vào website của chủ thể. Khi đối tác truy cập các trang web địa phương, cảm giác đầu tiên sẽ là yên tâm hơn một địa chỉ chưa xác định (ngay qua tên miền). Google hay Facebook mặc dù là thương hiệu lớn nhưng đều sử dụng tên miền.vn tại Việt Nam. Đăng ký tên miền quốc gia ".vn", các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sẽ được pháp luật bảo vệ, kỹ thuật an toàn, tin cậy, truy vấn nhanh chóng, hạn chế tối đa khi mất liên lạc quốc tế, được trạm trung chuyển internet trong nước phục vụ, chăm sóc hỗ trợ, được xác thực thông tin, đăng ký thuận tiện... Ngọc Bích (TTXVN).
0Công nghệ
Thanh tra Sở cũng đã chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra Công an TP. HCM xem xét, xử lý 4 trường hợp có dấu hiệu vi phạm hình sự, gồm: 3 trường hợp hoạt động trên trang thông tin điện tử vi phạm về cờ bạc, cá cược trên mạng Internet và 1 trường hợp có dấu hiệu trộm cước viễn thông. Đó là những con số được bà Phạm Đắc Mỵ Trân, Phó Chánh Thanh tra Sở công bố tại Hội nghị tập huấn, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng tên miền quốc tế (TMQT) tại Việt Nam do Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) - Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức sáng nay (9/6) tại TP. HCM. Bà Phạm Đắc Mỵ Trân: "Sở TT&TT; TP.HCM đã chuyển 4 trường hợp có dấu hiệu vi phạm hình sự sang cơ quan điều tra". Tại Hội thảo, ông Võ Thanh Lâm, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết: "Sự phát triển mạnh mẽ của Internet trong thời gian qua đã đem lại các lợi ích không thể phủ nhận cho cuộc sống của mỗi chúng ta, tác động mạnh mẽ đến kinh tế, chính trị, văn hóa của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, Internet phát triển cũng đồng thời làm gia tăng các vấn đề của xã hội trên đó, đặc biệt xảy ra ngày càng nhiều vụ việc vi phạm pháp luật trong việc sử dụng các Website, đưa thông tin xấu, độc, sai sự thật lên các trang mạng mà Bộ Thông tin và Truyền thông đã phải xử lý trong thời gian vừa qua". Tên miền Internet (bao gồm cả tên miền quốc gia lẫn tên miền quốc tế), ngoài ý nghĩa về dấu hiệu nhận dạng, phản ánh tên gọi, thương hiệu, dịch vụ,... đi liền với chủ thể thì về mặt kỹ thuật, trên môi trường mạng chỉ được coi là công cụ để truy cập các nội dung đặt tại máy chủ được định danh bởi địa chỉ IP đi kèm theo tên miền. "Tuy nhiên, nhiều chủ thể đăng ký sử dụng tên miền quốc tế cho rằng việc đăng ký, sử dụng tên miền quốc tế tại Việt Nam là dễ dàng hơn và không chịu sự quản lý, không bị kiểm soát bởi các quy định của pháp luật Việt Nam, ông Thanh Lâm nhấn mạnh. Ông Trần Minh Tân, Giám đốc VNNIC dẫn thống kê của Tổng cục Thống kê: Tính đến 31/12/2016, Việt Nam có khoảng 500.000 doanh nghiệp, trong đó số doanh nghiệp hoạt động thương mại điện tử chiếm 45% (khoảng 220.000 doanh nghiệp). Tính đến 6/2017, số lượng tên miền được chủ thể báo cáo về việc sử dụng TMQT trên website thongbaotenmien.vn chỉ có 158.367 tên miền (số chủ thể trên địa bàn TP. HCM là 32.244 tên miền. Số lượng TMQT được Nhà đăng ký báo cáo là 236.773 tên miền, tính đến quý I/2017, có 33 đơn vị báo cáo. Ông Trần Minh Tân: "95% vụ việc vi phạm xuất phát từ TMQT do không thiết lập chế tài quản lý từ đầu nên việc sai phạm ngày càng khó xử lý". Trong thời gian qua phần lớn các vi phạm trang thông tin điện tử hoặc sử dụng các trang thông tin điện tử để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật chủ yếu rơi vào các trang sử dụng TMQT. Đặc biệt đối với các trường hợp có chủ ý đăng ký tên miền với dụng ý xấu, các chủ thể thậm chí đăng ký dịch vụ ẩn thông tin để né tránh các quy định quản lý. "Thực tiễn cho thấy 95% vụ việc vi phạm xuất phát từ TMQT do không thiết lập chế tài quản lý từ đầu nên việc sai phạm ngày càng nhiều, khó xử lý", ông Trần Minh Tân cho biết. Điều này đang làm khó và làm liên đới, ảnh hưởng trực tiếp đến các Nhà đăng ký TMQT tại Việt Nam. Việc xử lý vi phạm trong thời gian vừa qua của các cơ quan chức năng chưa được quan tâm một cách phù hợp vẫn còn đang tập trung thiên về xử lý những chủ thể sử dụng tên miền quốc gia ".vn" mà bỏ qua các vi phạm trên TMQT (đối tượng vi phạm chủ yếu, chiếm đa số). Về lâu dài, điều này sẽ dẫn đến hệ lụy xấu ảnh hưởng đến việc phát triển cân đối giữa tên miền quốc gia và TMQT cũng như vấn đề thực thi pháp luật Việt Nam, bảo vệ lợi ích cộng đồng tạo ra lỗ hổng cho các vi phạm về TMQT ngày càng gia tăng. Chủ thể đăng ký, sử dụng TMQT cần thực hiện cập nhật thay đổi thông tin khi có sự thay đổi với Bộ Thông tin và Truyền thông tại địa chỉ website www.thongbaotenmien.vn. Để giải quyết hiện trạng nêu trên và đảm bảo quản lý bình đẳng việc đăng ký, sử dụng của chủ thể sử dụng tên miền quốc gia.vn và TMQT tại Việt Nam, hiện tại, Bộ Thông tin và Truyền thông đang tiến hành rà soát sửa đổi, thay thế các văn bản pháp luật liên quan, không còn phù hợp với thực tế đảm bảo các chủ thể tại Việt Nam khi sử dụng TMQT hay tên miền.vn đều phải tuân thủ các quy định về quản lý thông tin. Toàn cảnh hội thảo diễn ra sáng nay tại TP.HCM. Hội nghị được đánh giá là cơ hội tốt để các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đăng ký, duy trì TMQT nắm bắt đầy đủ các quy định quản lý, tổ chức thực hiện đúng để vừa đảm bảo việc kinh doanh dịch vụ đúng quy định pháp luật; và tư vấn, hỗ trợ các chủ thể đăng ký thuận lợi và tuân thủ các quy định liên quan để các chủ thể có nhu cầu đăng ký tên miền có đầy đủ thông tin, sáng suốt lựa chọn loại tên miền phù hợp cho mục đích sử dụng của mình; đặc biệt là nắm bắt để thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý, sử dụng TMQT tại Việt Nam, làm cơ sở cho việc đảm bảo tên miền mình đăng ký tuân thủ đúng quy định pháp luật và được sử dụng ổn định, lâu dài. Nhiều tổ chức, cá nhân đăng ký, sử dụng tên miền quốc tế không tuân thủ các quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông về sử dụng tên miền quốc tế như không thông báo hoặc thông báo thiếu thông tin, thông tin không chính xác với Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định tại Điều 23 Luật Công nghệ thông tin. Mức xử phạt vi phạm hành chính với các hành vi này theo Điểm a Khoản 1 Điều 41 Nghị định 174/2013/NĐ-CP là từ 5 10 triệu đồng. Đối với hành vi cung cấp dịch vụ tên miền quốc tế mà không đăng ký hoạt động, không đáp ứng một trong các điều kiện để trở thành nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam thì án phạt nặng hơn từ 50-70 triệu đồng theo quy định tại điểm b Khoản 5 Điều 41 Nghị định 174/2013/NĐ-CP. Việc xử lý vi phạm trong thời gian vừa qua của các cơ quan chức năng vẫn còn đang tập trung thiên về xử lý những chủ thể sử dụng tên miền quốc gia ".vn" do dễ quản lý hơn mà bỏ qua các vi phạm trên tên miền quốc tế (đối tượng vi phạm chủ yếu, chiếm đa số). Điều này lâu dài dẫn đến hệ lụy xấu ảnh hưởng đến việc phát triển cân đối giữa tên miền quốc gia và tên miền quốc tế, tạo lỗ hổng cho các vi phạm về tên miền quốc tế ngày càng gia tăng. Anh Lê -.
0Công nghệ
Hiện các vị trí cáp lỗi trên cả 2 tuyến cáp biển Liên Á và AAG đều đã được khắc phục xong (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet). Trao đổi với ICTnews vào sáng nay, ngày 1/10/2017, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam cho biết, công việc sửa chữa, khắc phục sự cố xảy ra ngày 27/8 với tuyến cáp quang biển quốc tế Liên Á - IA đã được hoàn tất trong ngày hôm qua, 30/9/2017. Như vậy, đến thời điểm hiện tại, các vị trí cáp lỗi trên cả 2 tuyến cáp biển đóng vai trò quan trọng trong kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế là Liên Á và AAG đều đã được xử lý, khôi phục hoàn toàn dung lượng đường truyền trên các tuyến này. Hai tuyến cáp Liên Á và AAG cùng xuất hiện cảnh báo đứt vào chiều ngày 27/8/2017, làm ảnh hưởng đến dung lượng kết nối Internet quốc tế từ Việt Nam hướng đi HongKong. Theo Trung tâm điều hành các tuyến cáp biển này, cáp AAG bị đứt tại 3 vị trí gồm 2 vị trí trên cáp nhánh S1i hướng Việt Nam - HongKong và 1 vị trí trên cáp nhánh S2 hướng HongKong - Philippines; còn cáp Liên Á bị đứt tại vị trí cách trạm cập bờ HongKong 54km. Cũng như những lần các tuyến cáp biển gặp sự cố trước đó, ngay sau khi cáp Liên Á và AAG gặp sự cố, các nhà mạng VNPT, Viettel, FPT Telecom, CMC Telecom, NetNam đều đã triển khai các phương án dự phòng, điều hướng lưu lượng sang các tuyến cáp biển Asia Pacific Gateway - APG và các hướng cáp đất liền, bổ sung băng thông nhằm giảm thiểu tối đa ảnh hưởng đến các khách hàng sử dụng dịch vụ. Về tiến độ khắc phục sự cố đứt cáp ngày 27/8, đối với cáp AAG, cáp nhánh Sli hướng Việt Nam - HongKong của tuyến cáp quang biển này bắt đầu được sửa chữa từ ngày 7/9/2017 và đã được khôi phục vào rạng sáng 25/9/2017. Đến 10h ngày 26/9/2017, điểm lỗi trên phân đoạn S2 hướng HongKong - Philippines của cáp AAG cũng đã được đối tác quốc tế xử lý xong, khôi phục toàn bộ dung lượng kênh truyền trên tuyến cáp. Còn với cáp Liên Á, ngày 26/9/2017, tàu của đối tác quốc tế đã đến vị trí lỗi - vị trí đứt cáp Liên Á cách trạm cập bờ HongKong 54 km, bắt đầu sửa chữa và việc khắc phục, xử lý sự cố đã được hoàn thành vào ngày 30/9/2017, sau hơn 1 tháng gặp sự cố. Được đưa vào vận hành từ tháng 11/2009, tuyến cáp quang biển Liên Á có tổng chiều dài 6.800 km, kết nối Singapore, Việt Nam, Philippines, HongKong và Nhật Bản. Hệ thống có tốc độ truyền dữ liệu theo thiết kế lên tới 3,84Tbps, với tổng số vốn đầu tư ban đầu là 200 triệu USD và cung cấp dung lượng đầu cuối ban đầu là 320Gbps. Hệ thống cáp quang biển Liên Á được đánh giá là tuyến cáp quang quan trọng để trung chuyển lưu lượng đến châu Mỹ và châu Âu cho các khách hàng ở Việt Nam và khu vực. Có tổng chiều dài 20.000 km và dung lượng thiết kế đạt đến 2 Terabit/giây, tuyến cáp quang biển quốc tế AAG kết nối trực tiếp khu vực ASEAN với Mỹ. Cũng được đưa vào vận hành từ tháng 11/2009, tuyến cáp AAG bắt đầu từ Malaysia và kết cuối tại Mỹ, với các điểm cập bờ tại Mersing (Malaysia), Changi (Singapore), Sri Racha (Thái Lan), Tungku (Bruney), Vũng Tàu (Việt Nam), Currimao (Philippines), South Lantau (Hong Kong), Guam (Mỹ), Hawaii (Mỹ)... Nhánh cáp rẽ vào Việt Nam nằm trong đoạn S1 có chiều dài 314 km. Trong bối cảnh các tuyến cáp biển Liên Á, AAG thường xuyên gặp sự cố, tổng dung lượng Internet quốc tế của Việt Nam tăng trưởng mạnh, việc thiết lập, đưa vào khai thác các tuyến cáp biển mới được các chuyên gia nhận định đóng vai trò quan trọng. Trên thực tế, từ cuối năm ngoái, tuyến cáp biển APG đã được đưa vào vận hành, khai thác. Và mới đây, VNPT và Viettel cũng cho biết các đơn vị này sắp mở kênh khai thác chính thức trên tuyến cáp quang biển quốc tế Asia Africa Europe 1 (AAE-1) - hệ thống cáp kết nối các khu vực châu Á, Trung Đông, châu Phivà châu Âu, đi qua 19 quốc gia. Trước đó, lãnh đạo Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) thuộc Bộ TT&TT; cho biết, để đảm bảo tốt chất lượng dịch vụ Internet tại Việt Nam, cùng với việc thiết lập nhiều hướng quốc tế khác nhau, có phương án dự phòng, một vấn đề quan trọng là cần phải tăng cường phát triển Internet trong nước. Cụ thể là, tăng cường kết nối với Trạm trung chuyển Internet quốc gia; trạm VNIX tăng cường các kết nối peering giữa các doanh nghiệp, cơ quan tổ chức; đồng thời tập trung phát triển nội dung, dịch vụ trực tuyến trong nước để xây dựng một hạ tầng, dịch vụ Internet trong nước mạnh, phát triển kinh tế của đất nước, tránh lệ thuộc, trả tiền cho bên ngoài. Theo ICTnews.
0Công nghệ
Ông Vũ Thế Bình, Tổng giám đốc NetNam, Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam - VIA. Hôm nay, ngày 22/11/2017, Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) sẽ phối hợp cùng Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) - Bộ TT&TT; tổ chức sự kiện Internet Day 2017 và lễ kỷ niệm 20 năm Internet Việt Nam (1997 - 2017). Nhân dịp này, ICTnews đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Thế Bình, Tổng thư ký VIA về những thành tựu trong hành trình 20 năm phát triển vừa qua cũng như dự báo về các xu hướng phát triển, tương lai của Internet Việt Nam trong chặng đường sắp tới: Nhìn lại chặng đường 20 năm qua, theo ông Internet Việt Nam đã đạt được những thành tựu nổi bật gì? Có thể khẳng định rằng, sau 20 năm hòa mạng toàn cầu, Internet Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu, được thể hiện qua những chỉ số rất đáng khích lệ. Đầu tiên phải kể đến số lượng người dùng Internet Việt Nam đã vượt qua con số 50 triệu người, chiếm khoảng 54% dân số - đây là một tỷ lệ rất cao trong khu vực. Đồng thời, tốc độ tăng trưởng người dùng Internet tại Việt Nam cũng rất cao. Cùng với đó, Internet đã trở thành thứ rất quen thuộc với phần lớn người dân Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày, trong giao tiếp, trong giải trí, kể cả trong làm kinh tế cũng như trong các vấn đề khác liên quan đến giáo dục, văn hóa. Người dùng Internet người Việt Nam có điểm nổi bật là trẻ, sử dụng mạng xã hội cũng như các ứng dụng trên mạng rất phổ biến, rất nhiều. Đặc biệt, sau 20 năm, đến nay chúng ta có thể nhận thấy chi phí để sử dụng Internet Việt Nam thuộc loại thấp nhất trong khu vực, tạo điều kiện cho số đông người dân Việt Nam có thể sử dụng. Là người đã nhiều năm gắn bó với lĩnh vực Internet, ông đánh giá như thế nào về xu hướng phát triển của Internet Việt Nam trong thời gian tới? Tại Việt Nam, hiện nay Chính phủ cũng như các doanh nghiệp vẫn đang nỗ lực để tiếp tục mở rộng số người sử dụng Internet. Chúng ta hiện có hơn 50 triệu người dùng Internet, như vậy vẫn còn có hàng chục triệu người chưa được kết nối với mạng Internet, đặc biệt là người dân ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Tôi cho rằng, với sự phát triển của 3G và đặc biệt là 4G, trong những năm tới, số lượng người dân Việt Nam được tiếp cận với Internet dựa trên những công nghệ truy cập di động sẽ tăng trưởng rất nhanh. Xu hướng thứ hai, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có sự chuyển đổi, cố gắng đưa hoạt động kinh doanh của đơn vị mình lên mạng, dựa vào các nền tảng có sẵn trên mạng để khởi sự và phát triển kinh doanh. Số lượng dân số trẻ, người dùng Internet trẻ cùng với sự đam mê công nghệ và tinh thần khởi nghiệp đang được hun đúc rất mạnh mẽ những năm gần đây, chúng tôi cho rằng trong 5 - 10 năm tới, làn sóng những người trẻ tận dụng lợi ích của mạng Internet để khởi sự, làm một việc gì đó cho mình, đóng góp cho xã hội là xu thế rất rõ rệt. Xu hướng thứ ba có thể nhận thấy, đó là Việt Nam rất tích cực trong việc ứng dụng các công nghệ mới, các làn sóng công nghệ mới như IoT, trí tuệ nhân tạo cũng như những thứ rất nóng trên thế giới sẽ về Việt Nam rất nhanh, tạo ra những cú huých cho cộng đồng doanh nghiệp cũng như cho giới trẻ. Xu hướng thứ tư chúng tôi nhận thấy là tốc độ tăng trưởng nhanh của người dùng Internet Việt Nam cũng sẽ đưa đến những thách thức về an toàn, an ninh thông tin, về bảo mật thông tin cá nhân. Chắc chắn, chúng ta sẽ phải đối mặt với nhiều sự cố, gặp phải những vấn đề xảy ra liên quan đến mất an toàn, an ninh thông tin. Xu hướng này sẽ ngày càng rõ nét, kéo theo đó là thách thức trong việc nâng cao nhận thức cho người dùng Internet. Cùng với đó, các doanh nghiệp cũng sẽ phải đầu tư nhiều hơn cho việc bảo vệ hệ thống thông tin, bảo vệ khách hàng của doanh nghiệp mình. Xu hướng thứ năm có thể kể đến, đó là trong 5 - 10 năm tới, tỷ lệ người dùng Internet trẻ tại Việt Nam vẫn rất nhiều, sẽ là nền tảng tốt cho nền công nghiệp dịch vụ nội dung số, giá trị gia tăng ở nước ta có những bước phát triển mạnh. Những năm gần đây, các ứng dụng trên mạng, dịch vụ giá trị gia tăng đã có bước phát triển tốt. Bên cạnh đó, thời gian qua, Chính phủ cũng đã có những nỗ lực rất lớn trong việc thúc đẩy, đưa các dịch vụ công lên mạng Internet. Với quyết tâm của Chính phủ, tôi cho rằng, trong vài năm tới, số lượng dịch vụ trực tuyến mức 3, 4 sẽ ngày càng nhiều, tạo thuận tiện cho người dân, doanh nghiệp trong việc dùng các dịch vụ công do chính quyền cung cấp; đồng thời giúp tăng tính minh bạch, góp phần để xã hội phát triển lành mạnh hơn, giảm chi phí hoạt động cho các doanh nghiệp. Một xu hướng nữa mà tôi nghĩ sẽ phát triển tại Việt Nam thời gian tới, đó là sẽ hình thành các nhóm, cộng đồng trên mạng để thúc đẩy trách nhiệm xã hội. Đó là những những nhóm người trẻ tham gia hoạt động từ thiện, hỗ trợ các cộng đồng dân cư khó khăn... Mặc dù xu hướng này hiện mới chỉ bắt đầu nhưng tôi tin rằng khi mà người sử dụng Internet Việt Nam đông hơn, trưởng thành hơn, có kinh nghiệm hơn thì những xu hướng như vậy sẽ rất rõ rệt. Vậy để đưa Internet Việt Nam tiếp tục phát triển trong chặng đường mới, ông có thể cho biết thời gian tới cần tập trung triển khai những giải pháp gì? Chúng tôi nghĩ rằng trong khoảng 5 - 10 năm tới, Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm để thực sự đưa Internet đóng góp tích cực và cụ thể hơn nữa cho sự phát triển kinh tế và cuộc sống của người dân. Thực tế, hiện vẫn còn hàng chục triệu người dân Việt Nam chưa có điều kiện tiếp cận với Internet, đặc biệt là người dân vùng sâu, vùng xa, hay nhóm người dân có hoàn cảnh khó khăn. 54% người dân Việt Nam đang sử dụng Internet là con số lớn, tuy nhiên ở Việt Nam sự phân bổ về địa lý chưa đều. Trong 5 - 10 năm tới, cơ quan nhà nước cũng như các doanh nghiệp sẽ phải nỗ lực để tăng được nhanh nhất và nhiều nhất có thể tỷ lệ người dân được tiếp cận với Internet. Tổng thư ký VIA Vũ Thế Bình cho rằng, trong khoảng 5 - 10 năm tới, Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm để thực sự đưa Internet đóng góp tích cực và cụ thể hơn nữa cho sự phát triển kinh tế và cuộc sống của người dân (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet). Bên cạnh đó, mặc dù hạ tầng Internet Việt Nam rất phát triển nhưng đến nay phần nội dung, dịch vụ giá trị gia tăng ứng dụng trên mạng Internet nước ta hầu hết là nằm trong tay các công ty, các hãng nước ngoài. Đây là thách thức nhưng đồng thời cũng là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tập trung thúc đẩy phát triển các ứng dụng phục vụ người dân Việt Nam; dần dần đưa nền công nghiệp nội dung số, các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng tăng trưởng cả về thị phần cũng như độ quan trọng với người dùng Internet Việt Nam. Một điểm cũng cần đặc biệt lưu ý trong quá trình phát triển Internet tại Việt Nam, đó là vấn để đảm bảo an toàn thông itn, bảo mật thông tin cá nhân. Theo các báo cáo thống kê, hiện nay phong cách sử dụng máy tính cũng như các dịch vụ Internet của đa số người dân Việt Nam vẫn khá thoải mái, dễ dãi; do đó dễ tạo ra các nguy cơ, rủi ro về mất an toàn thông tin, lộ lọt thông tin cá nhân, dễ bị lừa đảo và đồng thời có nhiều nguy cơ bị lợi dụng các máy tính, điện thoại của mình để làm bàn đạp tấn công các khu vực khác trên Internet. Tôi cho rằng đây cũng là một vấn đề rất lớn, không thể giải quyết trong một sớm một chiều; mà cần có sự nỗ lực của không chỉ cơ quan nhà nước, mà cả các doanh nghiệp cũng như các lĩnh vực về giáo dục, huấn luyện, nâng cao ý thức sử dụng các thiết bị công nghệ cũng như dịch vụ Internet của người dân. Cùng với đó, để giúp cho Internet Việt Nam phát triển và thực sự đóng góp nhiều vào phát triển kinh tế một cách bền vững, chúng tôi nghĩ rằng, chính quyền cũng như các doanh nghiệp cần coi Internet là một nền tảng để trên đó phát triển các hệ thống, các nền tảng CNTT nhằm giúp cho hàng trăm, thậm chí là hàng triệu doanh nghiệp dựa vào đó để khởi sự kinh doanh, thử nghiệm cung cấp dịch vụ cho hàng chục triệu người dùng Internet Việt Nam cũng như tiến dần ra các khu vực xung quanh; qua đó giúp cho nền kinh tế Việt Nam có những bước phát triển bền vững hơn, hội nhập với khu vực một cách hiệu quả và an toàn hơn. Xin cảm ơn ông! Vân Anh (Thực hiện).
0Công nghệ
Sáng 3/5, tại trụ sở Bộ Thông tin và Truyền thông, VNNIC đã tổ chức hội thảo về tên miền đa ngữ (Internationalized Domain Name) để phổ biến tới cộng đồng Việt Nam về xu thế phát triển tên miền đa ngữ. Ông Trần Minh Tân, Giám đốc VNNIC cho biết, từ ngày 28/4/2011-31/12/2016, tên miền tiếng Việt được cấp tự do, miễn phí. Khi đó, số lượng đăng ký sử dụng loại tên miền này đạt mốc 1 triệu tên vào tháng 7/2014. Sau đó, số lượng tên miền tiếng Việt duy trì ở mức 977.007 tên tính tới cuối tháng 10/2016. Theo thông tin từ VNNIC, Việt Nam nằm trong những nước cấp phát tên miền đa ngữ nhiều nhất trên thế giới. Cũng theo đại diện VNNIC, tên miền đa ngữ là xu thế tất yếu, có vai trò và ý nghĩa trong việc thể hiện tinh thần dân tộc, tôn vinh tiếng bản địa của mỗi quốc gia. Từ ngày 1/1/2017, theo quy định của thông tư 208/2016/TT-BTC, tên miền tiếng Việt chính thức được thu phí 20.000 đồng/tên miền/năm. Cũng từ thời điểm này, VNNIC chuyển giao toàn bộ tên miền tiếng Việt được đăng ký trực tiếp tại VNNIC sang quản lý tại các Nhà đăng ký. Sau 3 tháng kể từ khi hết hạn trước ngày 31/12/2017, các tên miền tiếng Việt không nộp phí gia hạn sẽ được giải phóng về trạng thái tự do để các chủ thể khác có nhu cầu có thể đăng ký. Con số thống kê năm 2016 của VNNIC cũng chỉ ra rằng, chủ thể đăng ký tên miền tiếng Việt là tổ chức chiếm 26%, cá nhân là 74% và có tới 73,78% chưa sử dụng dịch vụ. Nếu như trước đây, người muốn sử dụng tên miền tiếng Việt phải đăng ký với VNNIC thì từ giữa tháng 4/2017, người dùng sẽ đăng ký trực tiếp với các nhà đăng ký. Việc này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để chủ thể dễ dàng lựa chọn đăng ký, duy trì tên miền tiếng Việt nếu các đơn vị đáp ứng được các yêu cầu về dịch vụ. Cũng trong tháng 4/2017, VNNIC tiến hành giải phóng các tên miền tiếng Việt có ngày hết hạn là 31/12/2016 mà không thực hiện gia hạn sử dụng về trạng thái tự do để chủ thể khác có thể đăng ký, sử dụng theo nguyên tắc đăng ký trước được quyền sử dụng trước. BP.
0Công nghệ
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: vecom.vn). Trao đổi với phóng viên VietnamPlus, đại diện Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC, thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, trong nửa đầu năm 2017 đã phát triển được 70.900 tên miền quốc gia.vn. Tính lũy kế tới thời điểm hiện tại, số lượng tên miền.vn đang duy trì là 408.382 tên miền. Theo thống kê của VNNIC, trong khoảng bốn năm gần đây, tốc độ phát triển tên miền quốc.vn trung bình đạt hơn 10%/năm. Tỷ lệ có website sử dụng tên miền.vn trong toàn bộ không gian tên miền.vn đạt trên 50%, trong đó có những đuôi tên miền có tỷ lệ sử dụng cao như: gov.vn (81,31%), edu.vn (74,48%), org.vn (68,92%). Năm 2016 cơ cấu chủ thể đăng ký, sử dụng tên miền.vn giữa tổ chức và cá nhân là 54% và 46% so với năm 2012 là 63% và 37%.Tên miền.vn liên tục là tên miền quốc gia (ccTLD) có số lượng đăng ký sử dụng cao nhất khu vực Đông Nam Á và thứ 8 châu Á. [Trực tiếp xin cấp tên miền tiếng Việt với nhà đăng ký từ ngày 15/4]. (Một số đuôi tên miền có tỷ lệ sử dụng cao. Nguồn: VNNIC). Theo thống kê, hiện nay, tỷ lệ sử dụng tên miền.vn và tên miền quốc tế nói chung tại Việt Nam đạt khoảng 50-50, đại diện VNNIC cho biết. Trong năm 2017, VNNIC cũng tiến hành nghiên cứu, đề xuất quy hoạch tài nguyên tên miền.vn đến năm 2023 và định hướng giải pháp phát triển thị trường dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền.vn./.
0Công nghệ
Không gian địa chỉ rộng lớn mà IPv6 có thể cung cấp, mỗi công dân trên trái đất này có thể nhận được tới 4.000 địa chỉ - Ảnh minh họa. Nhân Ngày IPv6 Việt Nam (6.5), mới đây tại Hà Nội, Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia đã tổ chức hội thảo với chủ đề IPv6 và Internet of Things dưới sự bảo trợ của Bộ TT&TT;, nhằm phân tích vai trò quan trọng và mối tương quan mật thiết giữa IPv6 và ngành công nghiệp IoT (Internet Vạn vật), cũng như chia sẻ giữa các doanh nghiệp, tổ chức về triển khai IPv6 với IoT. Ông Nguyễn Hồng Thắng - PGĐ Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) đưa ra số liệu thống kê từ Google cho thấy, hiện tại tỉ lệ sử dụng IPv6 trên thế giới là 20% và với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, dự báo đến năm 2019 tỉ lệ sử dụng địa chỉ IPv6 trên thế giới sẽ đạt 100%. Các chuyên gia cũng dự báo, đến năm 2020 thế giới sẽ có khoảng 50 tỉ thiết bị kết nối. Thứ trưởng Bộ TT&TT; Phan Tâm nhận định: Những lợi ích to lớn mà IoT mang lại cho sự phát triển kinh tế, phục vụ cuộc sống khiến cho IoT đã, đang và sẽ là xu hướng của công nghệ trong những năm tiếp theo. Với việc chúng ta thúc đẩy, phát triển cách mạng công nghiệp 4.0, Internet, nông nghiệp thông minh, công nghiệp công nghệ cao, y tế thông minh, giao thông thông minh thì chắc chắn nhu cầu kết nối hàng tỉ thiết bị là tất yếu, khiến nhu cầu thúc đẩy IPv6 ngày càng cấp thiết. Cụ thể, với không gian địa chỉ rộng lớn mà IPv6 có thể cung cấp, mỗi công dân trên trái đất này có thể nhận được tới 4.000 địa chỉ, cùng với khả năng kết nối các thiết bị và hỗ trợ bảo mật tốt hơn đem lại lợi thế tất yếu cho IPv6 trong quá trình sử dụng và phát triển IoT. Tuy nhiên, việc ứng dụng, sử dụng IPv6 tại nước ta hiện nay còn thấp. Giải thích cho điều này, ông Nguyễn Hồng Thắng cho biết nếu tính theo thang điểm 10 cho việc phát triển và sử dụng IPv6, Việt Nam hiện chỉ đạt 3,5/10 điểm nhưng Việt Nam hiện vẫn nằm trong số ít quốc gia có những bước tiến rõ rệt trong việc triển khai IPv6. Thực tế này giúp Việt Nam vươn lên vị trí thứ 5 ở châu Á và thứ 34 thế giới xét về tỉ lệ triển khai IPv6. Được biết, IPv6 có rất nhiều ưu điểm vượt trội như giúp cung cấp số lượng địa chỉ IP lớn hơn, tự động cấp địa chỉ cho các thiết bị, định tuyến nhanh hơn, bảo mật tốt hơn, mang tới chất lượng dịch vụ tốt hơn, dễ dàng chuyển đổi. Với những lợi thế mà IPv6 mang lại, Thứ trưởng Phan Tâm đề nghị các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp mạng cần nhìn nhận rõ hơn lợi ích của việc ứng dụng IPv6 qua đó có thể hỗ trợ phát triển ứng dụng IoT, tạo cơ hội kinh doanh mới. Các cơ quan nhà nước cũng phải nhận thức rõ được nhiệm vụ của mình trong việc tạo lập môi trường thuận lợi cho việc phát triển, thúc đẩy IPv6 và IoT. Theo thông tin từ Trung tâm Internet Việt Nam (Bộ TT&TT;), địa chỉ IPv6 (Internet protocol version 6) là thế hệ địa chỉ Internet phiên bản mới được thiết kế để thay thế cho phiên bản địa chỉ IPv4 trong hoạt động Internet. Địa chỉ IPv6 có chiều dài 128 bít, không gian địa chỉ IPv6 gồm 2128 địa chỉ, cung cấp một lượng địa chỉ khổng lồ cho hoạt động Internet. IPv6 được thiết kế với những tham vọng và mục tiêu như: Không gian địa chỉ lớn hơn và dễ dàng quản lý không gian địa chỉ; Khôi phục lại nguyên lý kết nối đầu cuối - đầu cuối của Internet và loại bỏ hoàn toàn công nghệ NAT; Quản trị TCP/IP dễ dàng hơn; Cấu trúc định tuyến tốt hơn; Hỗ trợ tốt hơn Multicast (một tùy chọn của địa chỉ IPv4); Hỗ trợ bảo mật tốt hơn; Hỗ trợ tốt hơn cho di động. Thu Anh.
0Công nghệ
Chiều 10/5, Sở TT&TT;, cùng Sở GTVT TP Đà Nẵng phối hợp tổ chức Họp báo công bố đưa ứng dụng "Góp ý" và "Danabus" trên điện thoại di động vào hoạt động phục vụ người dân. Chiều 10/5, Sở TT&TT;, cùng Sở GTVT TP Đà Nẵng phối hợp tổ chức Họp báo công bố đưa ứng dụng "Góp ý" và "Danabus" trên điện thoại di động vào hoạt động phục vụ người dân. Sự kiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân có thể đóng góp ý kiến, phản ánh và ghi nhận phản hồi về các vấn đề trên địa bàn TP Đà Nẵng. Đặc biệt, hoạt động nằm trong lộ trình phát triển TP Đà Nẵng theo hướng TP kết nối, TP thông minh, từ đó tiếp nhận và giải quyết các vấn đề cuộc sống hàng ngày của người dân được tốt hơn. Để truy cập và tải ứng dụng, người dân có thể truy cập kho ứng dụng với 2 từ khóa là "Góp ý Đà Nẵng" và "Danabus", hoặc truy cập trang website của Sở TT&TT; Đà Nẵng và Sở GTVT Đà Nẵng để sử dụng. Theo Sở TT&TT; Đà Nẵng, ứng dụng di động sẽ được tiếp nhận, xử lý theo đúng trình tự, quy trình trong thời gian 7 ngày làm việc. Đồng thời phản hồi kết quả xử lý thông qua hệ thống email, tin nhắn SMS và công khai trên website gopy.danang.gov.vn. Được biết, nhằm ghi nhận, tiếp thu ý kiến của người dân, từ đầu năm 2016, UBND TP Đà Nẵng đã xây dựng và đưa website gopy.danang.gov.vn vào hoạt động để tiếp nhận thông tin. Sau hơn 1 năm đưa vào hoạt động, mỗi tháng website đã ghi nhận được hơn 600 ý kiến đóng góp, phản ánh của người dân và xử lý đến hơn 98% các ý kiến này. Tuy nhiên, để thuận tiện hơn nữa cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp, UBND TP Đà Nẵng chỉ đạo Sở TT&TT; tiếp tục phát triển bộ công cụ tiếp nhận và Ứng dụng trên di động ra đời. Để phản ánh, ý kiến, người dân chỉ cần đăng nhập ứng dụng bằng tải khoản Gmail hoặc facebook và xác nhận thông tin phản hồi. Cũng trong khuôn khổ Họp báo, Sở GTVT TP Đà Nẵng cũng chính thức công bố Ứng dụng Danabus trên di động, nhằm cung cấp thông tin về hệ thống xe bus công cộng của TP Đà Nẵng, để người dân có thể sử dụng loại hình phương tiện giao thông công cộng này được hiệu quả và thuận lợi nhất. Trước đó, UBND TP Đà Nẵng cũng đồng ý cho hoạt động thử nghiệm đối với dựng dụng này và ghi nhận được phản hồi tích cực từ người dân. Để truy cập và tải ứng dụng, người dân có thể truy cậy kho ứng dụng với 2 từ khóa là "Góp ý Đà Nẵng" và "Danabus", hoặc truy cập trang website của Sở TTTT Đà Nẵng và Sở GTVT Đà Nẵng để sử dụng. Hồ Xuân Mai -.
0Công nghệ
Đợt thanh lọc loại bỏ tên miền đầu cơ. Theo Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), từ năm 2007 bắt đầu cung cấp tên miền tiếng Việt miễn phí, tính tới tháng 7/2014, số lượng tên miền.vn đăng ký đã chạm mốc 1 triệu. Đây là kết quả ấn tượng, cho thấy, sự quan tâm của cộng đồng và tiềm năng phát triển tên miền tiếng Việt, đánh dấu sự phát triển Internet ở Việt Nam trên bản đồ thế giới. Tuy nhiên, trên thực tế, số lượng tên miền tiếng Việt có sử dụng các dịnh vụ, thực sự sống trên mạng chỉ chiếm khoảng 20% tổng số tên miền đã đăng ký, đại diện VNNIC cho biết. Nhưng bắt đầu từ ngày 1/1/2017, khi Thông tư 208/2016/TT-BTC có hiệu lực, tên miền tiếng Việt chính thức được thu phí 20.000 đồng/tên miền/năm. Cùng với quy định này, nhằm hỗ trợ các chủ thể đã đăng ký sử dụng tên miền tiếng Việt trước ngày 31/12/2016, có đủ thời gian tiếp cận thông tin và thực hiện nộp phí duy trì sử dụng các tên miền tiếng Việt có ngày hết hạn trước 31/12/2016, thời hạn chậm nhất để duy trì tên miền đã được gia hạn tới hết ngày 31/3/2017. Sau thời gian này, các tên miền không được đóng phí duy trì sẽ được trả về trạng thái tự do, để các chủ thể khác có thể đăng ký sử dụng. Theo số liệu thống kê mới nhất của VNNIC, có khoảng hơn 746.000 tên miền tiếng Việt hết hạn sử dụng từ ngày 31/12/2016 và không thực hiện nộp phí duy trì theo quy định, đã được giải phóng về trạng thái tự do để cấp phát cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu. Thống kê của VNNIC cho hay, số lượng tên miền tiếng Việt đăng ký mới từ thời điểm áp dụng thu phí (1/1/2017 đến nay) là 4.211 tên miền và tính đến hết ngày 31/5/2017, có 400.000 tên miền.vn được duy trì sử dụng. Cùng với quy định này, cơ quan chức năng cũng tiến hành một đợt thanh tra rộng nhằm vào các tổ chức, cá nhân sử dụng tên miền quốc tế. Theo đó, thời gian qua xuất hiện nhiều trang tin điện tử, website có nội dung độc hại, bôi xấu, làm ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội. Các chủ thể đăng ký sử dụng tên miền quốc tế cho rằng, việc đăng ký, sử dụng tên miền quốc tế tại Việt Nam là dễ dàng hơn và không chịu sự kiểm soát bởi các quy định của pháp luật Việt Nam. Theo ông Võ Thanh Lâm, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Thông tin và Truyền thông), phần lớn các vi phạm trang thông tin điện tử, hoặc sử dụng các trang thông tin điện tử để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật rơi vào các trang sử dụng tên miền quốc tế. Đặc biệt, đối với các trường hợp có chủ ý đăng ký tên miền với dụng ý xấu, các chủ thể thậm chí đăng ký dịch vụ ẩn thông tin để né tránh các quy định quản lý. Điều này đang làm khó và ảnh hưởng trực tiếp đến các đơn vị đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam. Ngoài việc siết lại quản lý tên miền quốc tế và bắt đầu thu phí tên miền tiếng Việt, theo các doanh nghiệp kinh doanh tên miền, còn có một nguyên nhân khác khiến số lượng tên miền suy giảm. Đó là từ tháng 7/2016, VNNIC quy định, nhà đăng ký tên miền Việt Nam phải áp dụng mức chiết khấu dành cho đại lý cấp dưới khi đăng ký, duy trì tên miền Việt Nam (.vn) không vượt quá 8%, tùy vào mỗi cấp đại lý. Doanh nghiệp kêu khó. Ông Lý Gia Khang, Giám đốc Công ty Gia Hào cho biết, thông tin về việc giảm giá tên miền.vn, nhằm mục đích cạnh tranh với tên miền quốc tế khiến nhiều người vui mừng. Song niềm vui đó nhanh chóng bị dập tắt khi các Nhà đăng ký tên miền dù giảm giá đăng ký và duy trì theo đúng chủ trương của Bộ Tài Chính, nhưng lại phát sinh ra phí dịch vụ bằng đúng số tiền giảm giá để bù lại. Hệ quả là tác động của Thông tư 208/2016/TT-BTC dường như bằng 0 với doanh nghiệp kinh doanh tên miền. Tên miền.vn gần như đã bị tên miền quốc tế đánh ngã ngay tại sân nhà, khi mà tên miền quốc tế giá chỉ khoảng 79.000 - 99.000 đồng còn tên miền.vn lại có giá 700.000 - 830.000 đồng. Tình trạng chuyển nhượng tên miền.vn hiện tại gần như bị đóng băng. Nếu tới đây tiếp tục ban hành chính sách thu thuế chuyển nhượng tên miền thì tôi e rằng, tên miền.vn sẽ tụt dốc, ông Khang nhận xét. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 31/12/2016, Việt Nam có khoảng 500.000 doanh nghiệp, trong đó số doanh nghiệp hoạt động thương mại điện tử chiếm 45%. Nhưng tính đến tháng 6/2017, số tên miền được chủ thể báo cáo về việc sử dụng tên miền quốc tế trên website thongbaotenmien.vn chỉ có 158.367 tên miền. Đại diện một đại lý kinh doanh tên miền khác cũng cho rằng, chi phí của tên miền.vn hiện tại đang ở mức quá cao, VNNIC nên có chính sách hỗ trợ giảm giá tốt hơn, triệt để phát triển tên miền.vn. Hiện các nhà đầu tư tên miền.vn đã chấp nhận bị thu hồi một lượng lớn tên miền để tập trung tài chính chuyển qua đầu tư tên miền quốc tế. Tôi nghĩ, VNNIC nên hợp tác tốt hơn với giới truyền thông để quảng bá tên miền.vn nhiều hơn, đại diện doanh nghiệp này đề xuất. Còn theo ông Huỳnh Ngọc Duy, Giám đốc điều hành của Mắt Bão, một đại lý đăng ký tên miền, nhận xét, khi đăng ký, người đăng ký chọn tên miền còn chú ý đến yếu tố phổ dụng của tên miền. Nếu mức giá tên miền quốc gia và quốc tế không còn chênh lệch nhiều, khách hàng vẫn thường có xu hướng chuộng tên miền quốc tế hơn. Có thể thấy, với những khó khăn hiện hữu nêu trên, việc đạt mục tiêu phát triển 600.000 tên miền.vn vào năm 2020 của VNIC là rất khó, nếu không có những giải pháp tháo gỡ ngay từ bây giờ. Hữu Tuấn.
0Công nghệ
Sự kiện này nằm trong Kế hoạch thúc đẩy phát triển IPv6 năm 2017 của Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia, ban hành kèm theo Quyết định số 409/QĐ-BTTTT ngày 23/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, để hỗ trợ khối các cơ quan Đảng, Nhà nước triển khai ứng dụng thế hệ địa chỉ IPv6 theo các quy định pháp luật hiện hành và theo lộ trình Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6. Trước tình hình phát triển mạnh mẽ của Internet, cũng như hiện trạng an ninh mạng có nhiều biến động phức tạp, tiềm ẩn các mối nguy cơ về an toàn an ninh. Ngày 23/10/2014, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã ký quyết định số 1524/QĐ-BTTTT phê duyệt Đề án triển khai tiêu chuẩn DNSSEC cho hệ thống máy chủ tên miền (DNS).VN, trong đó xác định rõ mục tiêu, phạm vi, nội dung, lộ trình triển khai DNSSEC tại Việt Nam với 03 giai đoạn chính. Chương trình đào tạo kỹ thuật chuyên sâu về triển khai IPv6 đã khai mạc vào sáng nay, 12/7. VNNIC đã hoàn thành hai giai đoạn chuẩn bị và khởi động trong các năm 2015, 2016; đánh dấu bằng việc chính thức triển khai áp dụng tiêu chuẩn DNSSEC cho hệ thống DNS quốc gia.VN, kết nối liên thông với hệ thống DNS ROOT của quốc tế để tạo ra chuỗi xác thực tin cậy, là cơ sở để tiếp tục triển khai DNSSEC cho các tên miền quốc gia cấp thấp hơn. Trong năm 2017, VNNIC tiếp tục chủ trì, phối hợp và hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức tại Việt Nam hoàn thành triển khai DNSSEC theo lộ trình kế hoạch đã được phê duyệt. Đặc biệt là việc triển khai DNSSEC tại các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet, các nhà đăng ký tên miền.VN, các cơ quan Đảng, Nhà nước. Bên cạnh việc phổ biến triển khai ứng dụng IPv6, trong dịp này VNNIC cũng phổ biến nội dung về ý nghĩa, lợi ích của việc triển khai DNSSEC trong khối các cơ quan Đảng, Nhà nước qua đó nhấn mạnh tầm quan trọng của DNSSEC trong việc triển khai chính phủ điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Trong chương trình tọa đàm chuyên đề về triển khai các ứng dụng IPv6 trong mạng, dịch vụ của các cơ quan Đảng, Nhà nước diễn ra ngày 14/7, đại diện của VNNIC sẽ có bài trình bày về công tác triển khai DNSSEC cho các cơ quan Đảng, Nhà nước; trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của DNSSEC trong việc triển khai, cung cấp các dịch vụ liên quan đến chính phủ điện tử, các dịch vụ công trực tuyến. Với việc quy định bắt buộc triển khai DNSSEC cho các tên miền quốc gia gov.vn, các cơ quan Đảng, Nhà nước nên bắt tay ngay vào việc nghiên cứu và lên kế hoạch triển khai chi tiết cho hệ thống tên miền cũng như cho các tên miền quốc gia.VN do mình quản lý. Qua đó, chính thức triển khai hệ thống DNS theo tiêu chuẩn DNSSEC và cung cấp dịch vụ sử dụng, truy vấn tên miền.VN theo tiêu chuẩn DNSSEC cho người sử dụng Internet tại Việt Nam. Mức độ triển khai đã khởi sắc, nhưng chưa như kỳ vọng. Sau các hoạt động đúng hướng của Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia và sự phối hợp của các doanh nghiệp, hiện nay, mức độ triển khai IPv6 của Việt Nam đã có những khởi sắc đáng kể. Tính đến tháng 7/2017, tỉ lệ truy cập qua IPv6 của Việt Nam đạt khoảng 7%, thời điểm cao nhất lên tới 25% (nguồn APNIC) với hơn 3.500.000 người dùng IPv6 (nguồn phòng Lab Cisco), đứng thứ 2 Khu vực ASEAN, thứ 6 khu vực châu Á, với một số doanh nghiệp tiêu biểu đã triển khai IPv6 tới khách hàng đầu cuối như Tập đoàn VNPT, FPT Telecom. Mặc dù tỉ lệ triển khai IPv6 chung của quốc gia có nhiều khởi sắc, tuy nhiên, đối với mạng lưới, dịch vụ của các cơ quan Đảng, Nhà nước, tỉ lệ ứng dụng IPv6 còn rất thấp. Trong bối cảnh IPv6 trở thành giao thức Internet chính trên toàn cầu, việc chậm trễ trong triển khai ứng dụng IPv6 sẽ là điểm hạn chế trong việc cung cấp dịch vụ công và triển khai ứng dụng Chính phủ điện tử. Thực hiện Kế hoạch thúc đẩy phát triển IPv6 năm 2017 của Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia ban hành kèm theo Quyết định số 409/QĐ-BTTTT ngày 23/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, để hỗ trợ khối các cơ quan Đảng, Nhà nước triển khai ứng dụng IPv6 theo các quy định pháp luật hiện hành và theo lộ trình Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6, từ ngày 12-14/7/2017, Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia tổ chức Chương trình tập huấn triển khai IPv6 dành cho các cơ quan Đảng, Nhà nước tại Thành phố Đà Nẵng. Với mục tiêu hỗ trợ việc triển khai ứng dụng IPv6 trong mạng lưới, dịch vụ của các cơ quan Đảng, Nhà nước, chương trình tập huấn gồm các nội dung thực tiễn về tình hình công nghệ, kỹ thuật triển khai IPv6, chính sách quy định của Nhà nước trong lĩnh vực triển khai IPv6, các hướng dẫn chi tiết về triển khai IPv6 trong mạng lưới, dịch vụ. Học viên cũng được tạo điều kiện để trao đổi, thảo luận, đưa ra phương án tối ưu để triển khai IPv6 trong mạng lưới, dịch vụ của khối các cơ quan Đảng, Nhà nước; đặc biệt gắn với việc triển khai Chính phủ điện tử, dịch vụ công trực tuyến. Chương trình tập huấn có sự tham gia của hơn 30 học viên đến từ các đơn vị chuyên trách công nghệ thông tin của các Bộ, Ngành. Về nội dung tập huấn, bên cạnh các nội dung đào tạo do Trung tâm Internet Việt Nam - Thường trực Ban Công tác thực hiện, Cục Bưu điện Trung ương với vai trò phụ trách mạng Truyền số liệu chuyên dùng cho các cơ quan Đảng, Nhà nước có hướng dẫn triển khai IPv6 trên nền mạng chuyên dùng. Chương trình tập huấn là sự kết nối, hỗ trợ của Ban Công tác với các đơn vị chuyên trách CNTT của các Bộ, Ngành, từ đó, tạo đà triển khai ứng dụng công nghệ IPv6 trong khối cơ quan Đảng, Nhà nước theo đúng mục tiêu Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6. Phạm Lê.
0Công nghệ
Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh: TTXVN. Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị phổ biến văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng tên miền quốc tế tại Việt Nam do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức ngày 26/5. Đây là dịp để các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền quốc tế nắm bắt đầy đủ các quy định, tổ chức thực hiện đúng để bảo đảm việc kinh doanh dịch vụ đúng quy định pháp luật, tư vấn, hỗ trợ các chủ thể đăng ký thuận lợi. Thời gian qua, sự phát triển mạnh mẽ của internet đã đem lại lợi ích to lớn, tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế-xã hội của các quốc gia. Đến cuối năm 2016 đã có 329,3 triệu tên miền được đăng ký trên thế giới, tăng 6,8% so với năm 2015. Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm cho biết, internet phát triển cũng đồng thời làm gia tăng các vấn đề của xã hội, đặc biệt ngày càng xảy ra nhiều vụ việc vi phạm pháp luật trong sử dụng website, đưa thông tin xấu, độc, sai sự thật lên mạng internet. Bộ Thông tin và Truyền thông đã và đang tiếp tục xử lý nhiều vụ việc như vậy. Để bảo đảm sự phát triển lành mạnh, bền vững trong xã hội thông tin, việc sử dụng tên miền quốc tế tại Việt Nam cần được quản lý chặt chẽ. Về mặt kỹ thuật, tên miền internet là công cụ để truy cập các nội dung đặt tại máy chủ, được định danh bởi địa chỉ IP đi kèm theo tên miền. Theo pháp luật Việt Nam, các chủ thể sinh sống và làm việc tại Việt Nam khi tham gia kết nối internet dù sử dụng tên miền quốc gia của Việt Nam ".vn" hay tên miền quốc tế đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý thông tin trên mạng. Thống kê cho thấy các vi phạm xảy ra ở các trang mạng sử dụng tên miền quốc tế cao hơn ở tên miền quốc gia ".vn". Theo kết quả rà soát của Trung tâm Internet Việt Nam, hiện có 96 nhà đăng ký cung cấp dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền được công bố trên trang thongbaotenmien.vn. Trong đó có 32/96 đơn vị có báo cáo cung cấp dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền quốc tế với Bộ Thông tin và Truyền thông, có Giấy phép đăng ký kinh doanh, hợp đồng ký với Tổ chức quản lý tên miền quốc tế (ICANN) hoặc ký hợp đồng với nhà đăng ký tên miền chính thức để cung cấp dịch vụ đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam... Ông Trần Minh Tân, Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) cho biết, theo thống kê của Tổng cục Thống kê, Việt Nam hiện có hơn 500.000 doanh nghiệp, trong đó số doanh nghiệp hoạt động thương mại điện tử chiếm 45% (khoảng 220.000 doanh nghiệp). Song, tính đến ngày 16/5, số lượng tên miền được chủ thể báo cáo về việc sử dụng tên miền quốc tế trên trang web thongbaotenmien.vn chỉ có 157.464 tên miền. Ông Tân cho rằng, việc đăng ký sử dụng tên miền quốc gia là lựa chọn tốt, thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm mà khách hàng đặt vào website của chủ thể. Khi đối tác truy cập các trang web địa phương, cảm giác đầu tiên sẽ là yên tâm hơn một địa chỉ chưa xác định (ngay qua tên miền). Google hay Facebook mặc dù là thương hiệu lớn nhưng đều sử dụng tên miền.vn tại Việt Nam. BP.
0Công nghệ
Từ tháng 4/2017 cho đến nay, ỉ lệ ứng dụng IPv6 của Việt Nam đã liên tục tăng trưởng mạnh (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet). Thông tin từ Trung tâm Internet Việt Nam - VNNIC cũng cho hay, trong 20 năm qua, tài nguyên địa chỉ IP của Việt Nam đã tăng trưởng vượt bậc, phục vụ đắc lực cho sự tăng trưởng chung về Internet. Năm 2007, Việt Nam đã đạt 1 triệu địa chỉ IPv4 và chỉ 3 năm sau, vào năm 2010 số lượng địa chỉ IPv4 đã tăng lên, đạt 10 triệu địa chỉ. Theo số liệu của potaroo.net, sau 20 năm Việt Nam hòa mạng Internet toàn cầu, tổng địa chỉ IPv4 của Việt Nam hiện đã đạt hơn 15,9 triệu địa chỉ IPv4, đứng thứ 2 khu vực ASEAN, sau Indonesia; đứng thứ 8 châu Á và thứ 29 toàn cầu. Biểu đồ t ăng trưởng địa chỉ IPv4 của Việt Nam từ năm 2000 cho đến cuối tháng 10 năm nay (Nguồn: VNNIC). Hiện nay, trên mạng Internet Việt Nam có tổng số 350 mạng độc lập. Những năm gần đây, gia tăng đáng kể các tổ chức có mạng lưới kết nối đa hướng, đăng ký sử dụng số hiệu mạng ASN và vùng địa chỉ độc lập. Điều này thể hiện sự đa dạng, phát triển trong mạng lưới hạ tầng thông tin với sự trưởng thành trong mạng lưới người sử dụng. Một điểm nhấn trong công tác quản lý phát triển tài nguyên số chính là quá trình thúc đẩy phát triển ứng dụng địa chỉ Internet phiên bản mới IPv6, thay thế cho nguồn IPv4 đã cạn kiệt để tiếp nối các hoạt động phát triển Internet. Đón trước xu thế cạn kiệt tài nguyên địa chỉ IPv4, Việt Nam đã triển khai các hoạt động chuyển đổi IPv6 từ năm 2008, bắt đầu từ Chỉ thị 03 của Bộ trưởng Bộ TT&TT; về thúc đẩy sử dụng địa chỉ Internet thế hệ mới IPv6. Cụ thể, năm 2009, Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia đã được thành lập để nghiên cứu, xây dựng chiến lược phát triển và ứng dụng IPv6; xây dựng kế hoạch và lộ trình triển khai việc chuyển đổi IPv4 sang IPv6 tại Việt Nam. Tiếp đó, vào năm 2011, Bộ trưởng Bộ TT&TT; đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6 với 3 giai đoạn: Chuẩn bị (2011 - 2012); Khởi động (2013 - 2015); và Chuyển đổi (2016 - 2019), với mục tiêu đảm bảo Internet Việt Nam hoạt động ổn định, bền vững trên nền tảng công nghệ IPv6. Từ sau sự kiện Ngày IPv6 Việt Nam năm 2016, tỉ lệ ứng dụng IPv6 của Việt Nam bắt đầu tăng trưởng tốt. Số liệu thống kê từ hệ thống Trung tâm mạng châu Á - Thái Bình Dương (APNIC) cho thấy, tính đến ngày 31/10/2017, chỉ số tổng thể triển khai IPv6 của Việt Nam đạt mức 10%, có mặt trong Top 3 khu vực ASEAN và Top 5 châu Á, sau Ấn Độ, Nhật Bản, Malaysia và Thái Lan. Cũng tại thời điểm cuối tháng 10 năm nay, số lượng người dùng IPv6 tại Việt Nam là khoảng 4,3 triệu người, theo nguồn từ phòng Lab Cisco. Biểu đồ về tăng trưởng tỷ lệ triển khai IPv6 tổng hợp của Việt Nam qua hệ thống theo dõi của APNIC. VNNIC nhận định, tỉ lệ ứng dụng IPv6 chung của Việt Nam có được là do kết quả triển khai dịch vụ IPv6 tốt của 2 doanh nghiệp tiêu biểu là FPT Telecom, Tập đoàn VNPT và hoạt động ổn định của hệ thống mạng cơ sở hạ tầng IPv6 quốc gia trên nền tảng mạng DNS quốc gia và Trạm trung chuyển lưu lượng Internet quốc gia (VNIX). Cụ thể, tại thời điểm cuối tháng 9, đầu tháng 10/2017, FPT đã cung cấp dịch vụ IPv6 cho khoảng 882.230 khách hàng hộ gia đình sử dụng dịch vụ băng rộng cố định. Theo số liệu của APNIC, tỉ lệ truy cập ra quốc tế qua IPv6 của FPT Telecom thời điểm đó đạt khoảng 29,61%. Với VNPT, tính đến tháng 7/2017, VNPT đã triển khai dịch vụ IPv6 cho hơn 500.000 thuê bao khách hàng băng rộng cố định trên 22 tỉnh, thành phố trong cả nước. Bên cạnh đó, tập đoàn này đã thử nghiệm triển khai dịch vụ 4G LTE trên nền tảng IPv6. Thống kê của APNIC cho thấy, tỉ lệ truy cập ra quốc tế qua IPv6 của VNPT đã tăng trưởng bứt phát từ 0,003% vào tháng 1/2017 lên khoảng 7,53% vào cuối tháng 9/2017. Ngoài FPT Telecom và VNPT - 2 doanh nghiệp tiêu biểu đã triển khai IPv6 tới các khách hàng đầu cuối, số liệu của APNIC cũng cho thấy, một số nhà mạng khác đã nỗ lực trong việc triển khai IPv6 như CMC Telecom, Viettel, NetNam, MobiFone... Trong thông tin mới chia sẻ, VNNIC cũng cho biết tính đến nay, Việt Nam đã có hơn 4.000 Website tên miền dưới.vn đã hoạt động với IPv6. Trong đó, có 33 Websites đã triển khai gán nhãn chứng nhận IPv6 Ready Logo từ IPv6 Forum. Danh sách 33 website đã triển khai gán nhãn chứng nhận IPv6 Ready Logo từ IPv6 Forum (Nguồn: IPv6 Forum). Năm 2017 là năm thứ hai của giai đoạn 3 - giai đoạn chuyển đổi (2016 - 2019) của Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6. Là giai đoạn dài nhất, quan trọng nhất, quyết định kết quả cuối cùng trong việc thực hiện mục tiêu tổng thể quốc gia về triển khai ứng dụng công nghệ IPv6 trong hoạt động mạng Internet Việt Nam, giai đoạn chuyển đổi hướng tới các mục tiêu hoàn thiện và nâng cấp mạng cơ sở hạ tầng IPv6 quốc gia; hoàn thiện việc chuyển đổi mạng lưới, dịch vụ, ứng dụng, phần mềm và thiết bị trên toàn bộ mạng Internet Việt Nam; đảm bảo cho Internet Việt Nam hoạt động hoàn toàn tương thích, an toàn với IPv6. Tại Kế hoạch thúc đẩy phát triển IPv6 năm 2017 đã được Bộ TT&TT; ra quyết định ban hành hồi trung tuần tháng 3 năm nay, Ban công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia đã xác định rõ 30 nhiệm vụ theo 5 mảng công tác sẽ được tập trung triển khai, bao gồm: Kiện toàn nhân sự Ban công tác; Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách; Thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức; Đào tạo, hợp tác quốc tế; Phát triển cơ sở hạ tầng, cung cấp dịch vụ trên nền IPv6. Trong đó, với nhiệm vụ mở rộng dịch vụ IPv6 tới người sử dụng, Ban công tác dự kiến trong năm nay, toàn bộ các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) lớn triển khai cung cấp dịch vụ IPv6 cho khách hàng FTTH; đồng thời nhân rộng việc cung cấp IPv6 cho khách hàng băng rộng cố định với tỷ lệ tăng trưởng đều hàng năm. Các ISP vừa và nhỏ được yêu cầu hoàn thiện công tác thử nghiệm và đi đến triển khai chính thức IPv6 cho khách hàng băng rộng cố định vào cuối năm 2017. M.T.
0Công nghệ
Đà Nẵng: Thử nghiệm ứng dụng Danabus trên di động. Văn phòng UBND TP Đà Nẵng vừa cho biết, từ 30/4/2017, Sở GTVT TP Đà Nẵng sẽ đưa vào hoạt động ứng dụng Danabus trên điện thoại di động nhằm cung cấp thông tin lịch trình, tuyến xe bus cho người dân. Ứng dụng Danabus sẽ giúp người dân dễ dàng tra cứu lộ trình tuyến, hướng dẫn các tiện ích sử dụng xe buýt,... thuận tiện tiếp cận, sử dụng phương tiện vận tải công cộng nhằm hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân, giảm ô nhiễm môi trường, góp phần giải quyết ùn tắc giao thông. Giao diện của ứng dụng. Sau khi tải ứng dụng mang tên Danabus từ kho ứng dụng PlayStore của Google và Apple Store cho 2 hệ điều hành là Android hoặc iOS, người dùng có thể sử dụng ứng dụng ở bất cứ đâu trong việc tìm kiếm thông tin, lịch trình tuyến xe, hệ thống bản đồ,... để có thể lựa chọn tuyến đi thuận lợi nhất. Hồ Xuân Mai -.
0Công nghệ
Đường cao tốc năng lượng mặt trời nhìn từ trên cao. Cách đây 2 tuần ở thành phố Tề Nam, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc khánh thành đường cao tốc năng lượng mặt trời trị giá hơn 60 tỉ đồng. Đường cao tốc này có hơn 10.000 tấm pin năng lượng mặt trời, cung cấp điện cho thành phố và sử dụng cho các ô tô chạy điện khi cần. Nhà thiết kế cho biết những tấm pin có thể cung cấp nhiệt năng để làm tan tuyết vào mùa đông. Tuy nhiên, ý tưởng đầy triển vọng này đã không thoát khỏi đôi mắt dòm ngó của kẻ trộm. Chỉ vài ngày sau khi khánh thành, một nhóm trộm đã tháo các tấm pin năng lượng mặt trời và đem bán lấy tiền. Theo tờ Qiulu Evening News, những kẻ lấy trộm là dân chuyên nghiệp. Chúng lấy các tấm pin rất thuần thục và không phá hỏng những thiết bị quan trọng để vẫn giữ giá khi bán lại. Công nhân đang sửa phần đường cao tốc bị ăn cắp. Công trình này được một đơn vị nhà nước xây dựng trong hơn 10 tháng. Đây cũng là tuyến đường cao tốc năng lượng mặt trời dài nhất thế giới. Tháng 9 năm ngoái, Pháp từng khánh thành một con đường tương tự, nhưng chỉ gồm 2.880 miếng pin. Quang Minh Daily Mail.
0Công nghệ
Các hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm ở Đà Nẵng. Ảnh: website Bảo tàng Điêu khắc Chăm. Là đơn vị nghiên cứu ứng dụng về QR, ông Nguyễn Tuấn Việt giám đốc công ty VINMAS cho biết, công việc này đang được xúc tiến tại khoảng gần chục bảo tàng ở Việt Nam. Với việc ứng dụng công nghệ mã QR, các bảo tàng trong nước sẽ vươn tầm sánh vai với các bảo tàng tiên tiến trên thế giới. Theo đó, khách tham quan cũng sẽ tra cứu được thông tin về hiện vật trưng bày thông qua điện thoại di động của mình. Về quá trình triển khai theo ông Nguyễn Tuấn Việt, về cơ bản các bảo tàng trong nước đều rất thiện chí ứng dụng công nghệ QR. Tuy nhiên, vấn đề mà ông mong muốn là làm sao các bảo tàng thống nhất được một chuẩn chung trong việc ứng dụng mã QR để tránh trùng lặp mã giữa các hiện vật của nhau. Được biết, quá trình triển khai ứng dụng công nghệ mã QR đang được xúc tiến, triển khai khẩn trương ở một số bảo tàng và ông Nguyễn Tuấn Việt hy vọng công nghệ này sẽ được ra mắt công chúng tham quan trước dịp Tết Âm lịch 2018. Tuy nhiên, vì một số lý do riêng nên ông Nguyễn Tuấn Việt chưa tiết lộ xem công nghệ QR sẽ được ứng dụng ở bảo tàng nào trong thời gian sắp tới. Tân Khoa.
0Công nghệ
Máy bay điện giá rẻ Năm 2020 sẽ xuất hiện máy bay điện dân dụng giá rẻ chỉ tốn 1.000 đồng cho một chuyến đi. Dự án mới ở Seattle, được tài trợ bởi quỹ đầu tư mạo hiểm của Boeing và JetBlue Airways, đã lên kế hoạch đưa ra thị trường máy bay hybrid-electric để phục vụ giao thông vào năm 2022. Máy bay điện sẽ đi vào hoạt động năm 2022. Ảnh: Đây là một trong những kế hoạch đầy táo bạo của Zunum Aero. Công ty cho biết máy bay sẽ được trang bị 2 động cơ điện, có sức chứa 12 hành khách, giúp giảm đáng kể chi phí và thời gian di chuyển cho khoảng cách dưới 1.600 km. Trong khi một số đối thủ khác như Uber Technologies hay hãng sản xuất máy bay Airbus đang hướng tới việc chế tạo xe bay, Zunum muốn đẩy mạnh việc chế tạo ra máy bay chạy bằng động cơ điện. Lợi thế của hãng là công nghệ pin điện và trí tuệ nhân tạo để tránh chướng ngại vật đang cải tiến rất nhanh. Zunum cho biết công ty không có dự định trở thành tổ chức đầu tiên chế tạo và lắp đặt thành công máy bay điện. Mục tiêu mà công ty hướng đến là giải quyết những hạn chế của các hãng hàng không ở dịch vụ du lịch trong khu vực. Chiếc máy bay này sẽ được đặt tại các sân bay nhỏ xung quanh những thành phố lớn, giúp giảm chi phí giao thông trong khu vực. Khoảng 96% các chuyến bay của Mỹ có lộ trình qua 1% số sân bay nên các sân bay nhỏ hầu như không được khai thác. Bên cạnh đó, vào thứ 5 tuần này, công ty thông báo ý định mua lại một công ty chuyên về điện và chuyến bay tự động để hỗ trợ dự án trên. Zunum sẽ sử dụng các loại pin điện của Tesla và Panasonic cho động cơ điện. Một động cơ sử dụng nhiên liệu bổ sung và một máy phát điện cũng được trang bị cho chiếc máy bay để đảm bảo nó không bị rơi ngay cả khi hết pin. Quãng đường bay được dự tính là hơn 1.000 km, tốc độ bay 550 km/h và đạt độ cao 7.600 m trên mặt nước biển. Đi cùng với sự phát triển của công nghệ, hãng hy vọng có thể sản xuất chiếc máy bay chở được 50 người và quãng đường bay hơn 1.600 km trong 10 năm tới. Chiếc máy bay dự tính sẽ có một người lái nhưng hãng cũng đang hướng tới thiết kế điều khiển từ xa. Nhờ vào những tiến bộ công nghệ, giá vé máy bay dự tính sẽ khá rẻ, chỉ 5 cent/km/chỗ ngồi (khoảng 1.000 VNĐ). Động cơ máy bay mà Zunum đang thiết kế sẽ có một cánh quạt, tương tự ở máy bay phản lực, tuy nhiên không có buồng đốt trong. Hãng đang bắt đầu xây dựng các mô hình thử nghiệm để kiểm tra hệ thống điện, pin, phần mềm và các linh kiện khác. Các loại pin hiện giờ chỉ cho phép máy bay di chuyển được 1.600 km nên thiết kế sẽ kèm theo một động cơ xăng để tạo ra điện cho quãng đường mở rộng. Theo news.zing.vn.
0Công nghệ
A321LR có thể bay liên tục 7.400 km, tương đương khoảng 8 giờ mới cần tiếp nhiên liệu. Nó được thiết kế cho các tuyến bay xuyên Đại Tây Dương. Các hãng hàng không muốn bay thẳng tới những thành phố nhỏ hơn không có nhu cầu máy bay thân rộng. Airbus đã thực hiện một số chỉnh sửa nhỏ với A320neo để tạo ra A321LR. Máy bay này có thêm 3 bình nhiên liệu và có thể chở thêm khoảng gần 3.500 kg. Lô máy bay đầu tiên sẽ được giao trong năm nay, sau khi thực hiện khoảng 100 giờ bay thử trong vài tháng tới. Airbus chưa tiết lộ khách hàng đầu tiên, nhưng các hãng bay giá rẻ như Norwegian Air Shuttle, Air Transat hay Aer Lingus đã cam kết mua. JetBlue Airways cũng cho biết đang cân nhắc mua máy bay này để mở rộng hoạt động sang châu Âu. Sự xuất hiện của A321LR đã làm nóng thêm cuộc chiến giữa Airbus và đối thủ lâu năm - Boeing. Với A321LR, Airbus cho biết họ "đã giữ được 80% thị trường" các chuyến bay không cần phi cơ tầm xa, nhưng lại quá bận rộn nếu dùng máy bay thân hẹp cỡ nhỏ. Trong khi đó, Boeing vẫn đang cân nhắc về các kế hoạch cho máy bay mới đầu tiên kể từ năm 2011. Nó được khách hàng đặt tên không chính thức là Boeing "797". Máy bay này có hai lối đi, có thể chở 225 - 270 hành khách, với tầm bay khoảng 9.600 km. Chiếc Boeing mới có thể hoạt động tại các sân bay đông đúc, cho các tuyến như tới New York hay Los Angeles. VnExpress.
0Công nghệ
Bộ Công an vừa công bố dự thảo lần 2 Thông tư quy định về trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ để lấy ý kiến rộng rãi của dư luận. Toàn văn dự thảo Thông tư được đăng trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an. Thông tư này quy định về thẩm quyền, đối tượng, chủng loại, số lượng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ trang bị cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công an. Theo đó, đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng, vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ bao gồm: Cục nghiệp vụ trực thuộc Bộ Công an; Cục nghiệp vụ trực thuộc Tổng cục; Các đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh; Trại giam, trại tạm giam; Học viện, trường Công an nhân dân; Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ Công an nhân dân làm công tác đào tạo, huấn luyện; Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Công an xã, phường, thị trấn. Công an xã sẽ được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ. Ảnh: Vietnamnet. Vũ khí quân dụng được trang bị bao gồm: Súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên, súng chống tăng, súng phóng lựu, súng đại liên, súng cối, súng ĐKZ, súng máy phòng không, tên lửa chống tăng cá nhân, trực thăng vũ trang, xe thiết giáp, mìn, lựu đạn và đạn sử dụng cho các loại súng này. Vũ khí thô sơ là vũ khí có cấu tạo, nguyên lý hoạt động đơn giản và được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, bao gồm: dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu. Công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp, bao gồm: Súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, lưới; súng phóng dây mồi; súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, pháo hiệu, hiệu lệnh, đánh dấu và đạn sử dụng cho các loại súng này; phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa; lựu đạn khói, lựu đạn cay, quả nổ; dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại; khóa số tám, bàn chông, dây đinh gai; áo giáp; găng tay điện, găng tay bắt dao; lá chắn, mũ chống đạn; thiết bị áp chế bằng âm thanh; động vật nghiệp vụ là động vật được huấn luyện để sử dụng cho yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Theo dự báo thông tư, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ cho toàn lực lượng Công an nhân dân; quyết định trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ cho Công an các đơn vị, địa phương mới được thành lập. Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật quyết định trang bị bổ sung vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ cho Công an các đơn vị, địa phương sau khi được sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ Công an. Các Tổng cục trưởng; Tư lệnh; Giám đốc Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ cho Công an các đơn vị, địa phương thuộc phạm vi quản lý. Trường hợp Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhu cầu trang bị bổ sung vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ từ nguồn kinh phí của địa phương thì Giám đốc Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định trang bị và báo cáo về Bộ Công an qua Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật. Đối với vũ khí, công cụ hỗ trợ do Công an các đơn vị, địa phương tiếp nhận, thu gom còn giá trị sử dụng thì Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định đưa vào sử dụng theo quy định và báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an. Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2018. Hoàng Yên (T/h).
0Công nghệ
Bác sỹ David Dao là nạn nhân chính trong vụ nhân viên an ninh sân bay dùng vũ lực ép hành khách rời khỏi máy bay. Trong khi tin tức về chiến sự tại Syria đã tạm lắng, người dân Mỹ lại sục sôi với câu chuyện khác: một hành khách gốc Á trên chuyến bay của hãng hàng không lớn thứ hai thế giới, United Airlines, bị nhân viên an ninh lôi xuống khỏi máy bay một cách vô cùng thô bạo. Ông David Dao, một bác sĩ gốc Việt 69 tuổi, là nạn nhân chính trong vụ nhân viên an ninh sân bay dùng vũ lực ép hành khách rời khỏi máy bay để nhường chỗ cho thành viên phi hành đoàn. Vụ việc xảy ra trên máy bay của hãng hàng không Mỹ United Airlines, chuẩn bị bay chuyến United Express 3411 từ Chicago đi Louisville, Kentucky hôm 9/4. Theo trang tin Business Insider, sự cố trên chuyến bay 3411 vào ngày 9/4 chỉ là một ví dụ điển hình về nhiều trường hợp các hãng hàng không bán vé trước quá nhiều (overbooking) so với số ghế ngồi, do dựa vào các thuật toán tính toán xác suất những hành khách có thể hủy chuyến, không có mặt hoặc đến phi trường trễ, từ đó gia tăng lợi nhuận mỗi chuyến. Trái ngược với thông cáo chính thức của United Airlines vào sáng 10/4, chuyến bay này không bán nhiều vé hơn số ghế đã định. Thay vào đó, đến giờ chót trước khi cất cánh, lúc hành khách đã ngồi vào ghế, hãng này thông báo họ cần 4 ghế ngồi cho các nhân viên của hãng bay tới Louisville để giải quyết sự cố cho một chuyến bay khác. Dù là nguyên nhân gì, các hãng hàng không luôn áp dụng một quy trình cụ thể khi chuyến bay có nhiều hành khách hơn số chỗ ngồi trên máy bay. Hình thức bán quá ghế (Overbooking) này rất phổ biến ở nhiều hãng hàng không trên thế giới, đặc biệt là trong những chuyến bay cao điểm và đường bay phổ biến. Điều này được luật Mỹ cho phép. Với Overbooking, hãng hàng không tính toán một tỉ lệ hành khách đặt mua vé, trả tiền đàng hoàng, nhưng không hề xuất hiện - hay còn gọi là "No show rate". Đối với những hãng hàng không giá rẻ, chuyện này chẳng gây thiệt hại gì. Nhưng với các doanh nghiệp cho phép đổi trả vé, việc hành khách bỏ trống ghế cho có thể gây thiệt hại lên tới hàng triệu USD. Vậy nên, một số hãng máy bay thực hiện nghiệp vụ bán quá ghế. Có thể hiểu đơn giản là họ sẽ bán vé nhiều hơn số ghế thực có trong chuyến bay, dựa trên giả định tính toán về tỉ lệ "No show rate". Họ cần đảm bảo rằng khi cất cánh, số ghế trống gần như bằng 0. Trên thực tế, tỉ lệ no show rate thường không sai, nhưng cũng có một số trường hợp hãn hữu chẳng khách hàng nào hủy chuyến cả. Khi đó, chuyến bay đã chính thức rơi vào trạng thái "đặt quá chỗ" (overbooked flight), và hệ quả đương nhiên một số hành khách sẽ phải ở lại sân bay. Theo đài ABC News ngày 11/4, United Airlines hồi năm ngoái đã đẩy 3.765 hành khách khỏi các chuyến bay vì bán vé nhiều hơn số ghế trên khoang. Tổng cộng các hãng hàng không Mỹ đã "mời" 40.000 hành khách rời máy bay trong năm 2016, chưa tính số người tự nguyện nhường ghế. Còn theo thông tin từ chính quyền Mỹ, đã có 434.000 người đồng ý rời khỏi máy bay của 12 hãng hàng không lớn nhất của nước này trong năm 2016, bao gồm gần 63.000 người sử dụng đường bay của United Airlines. Trong khi đó, nhà vô địch trong nhóm bán vé quá tay là Delta Air Lines, với khoảng 130.000 người không còn chọn lựa nào khác ngoài việc phải thuận theo yêu cầu rời máy bay của hãng này. Overbooking là vấn đề chung của ngành hàng không. Tại Mỹ, khi chuyến bay bị quá tải, quy định liên bang yêu cầu các hãng hàng không thực hiện hai bước: Trước tiên, hỏi xem liệu có hành khách nào tự nguyện nhường chỗ hay không. Sau đó, nếu không có hành khách nào muốn rời chỗ, các hãng hàng không được phép sử dụng phương pháp lựa chọn ngẫu nhiên để buộc hành khách rời khỏi máy bay. Với hãng United, những người khuyết tật hoặc trẻ em được ưu tiên. Hãng American Airlines dựa trên thứ tự check in (làm thủ tục), đồng thời xem xét trường hợp khẩn cấp, giá vé và khách hàng trung thành. Delta Air Lines cũng dựa trên thứ tự check in và khách hàng trung thành, cũng như chỗ của hành khách trong cabin. Hãng ưu tiên người khuyết tật, trẻ em hay người trong quân đội. JetBlue Airways quảng cáo rằng hãng không bán vé quá chỗ, nhưng vẫn đưa quyền này vào hợp đồng. Overbooking là vấn đề chung của ngành hàng không, nhưng chuyện dùng vũ lực để kéo khách ra khỏi máy bay là vấn đề riêng của United Airlines. Thực tế Overbooking là chấp nhận được với điều kiện là hãng hàng không phải biết cách xử lý tình huống trước khi khách check in hoặc chậm lắm là trước khi khách lên máy bay. Còn tình huống của United Airlines được cho là khoohng phủ hợp khi khách hàng đã lên máy bay, hơn nữa còn ép khách hàng nhường chỗ cho nhân viên là sai về dịch vụ. Thậm chí, hãng này còn dùng vũ lực để ép khách phải trả chỗ khách đã trả tiền hợp pháp, check in và vào vị trí đàng hoàng. Nhiều ý kiến cho rằng United Airlines không sai về mặt pháp lý nhưng lại rất sai khi hành xử với khách hàng. Theo Hồ Mai (Vietnamfinance).
0Công nghệ
Máy bay điện giá rẻ Năm 2020 sẽ xuất hiện máy bay điện dân dụng giá rẻ chỉ tốn 1.000 đồng cho một chuyến đi. Dự án mới ở Seattle, được tài trợ bởi quỹ đầu tư mạo hiểm của Boeing và JetBlue Airways, đã lên kế hoạch đưa ra thị trường máy bay hybrid-electric để phục vụ giao thông vào năm 2022. Máy bay điện sẽ đi vào hoạt động năm 2022. Ảnh: Đây là một trong những kế hoạch đầy táo bạo của Zunum Aero. Công ty cho biết máy bay sẽ được trang bị 2 động cơ điện, có sức chứa 12 hành khách, giúp giảm đáng kể chi phí và thời gian di chuyển cho khoảng cách dưới 1.600 km. Trong khi một số đối thủ khác như Uber Technologies hay hãng sản xuất máy bay Airbus đang hướng tới việc chế tạo xe bay, Zunum muốn đẩy mạnh việc chế tạo ra máy bay chạy bằng động cơ điện. Lợi thế của hãng là công nghệ pin điện và trí tuệ nhân tạo để tránh chướng ngại vật đang cải tiến rất nhanh. Zunum cho biết công ty không có dự định trở thành tổ chức đầu tiên chế tạo và lắp đặt thành công máy bay điện. Mục tiêu mà công ty hướng đến là giải quyết những hạn chế của các hãng hàng không ở dịch vụ du lịch trong khu vực. Chiếc máy bay này sẽ được đặt tại các sân bay nhỏ xung quanh những thành phố lớn, giúp giảm chi phí giao thông trong khu vực. Khoảng 96% các chuyến bay của Mỹ có lộ trình qua 1% số sân bay nên các sân bay nhỏ hầu như không được khai thác. Bên cạnh đó, vào thứ 5 tuần này, công ty thông báo ý định mua lại một công ty chuyên về điện và chuyến bay tự động để hỗ trợ dự án trên. Zunum sẽ sử dụng các loại pin điện của Tesla và Panasonic cho động cơ điện. Một động cơ sử dụng nhiên liệu bổ sung và một máy phát điện cũng được trang bị cho chiếc máy bay để đảm bảo nó không bị rơi ngay cả khi hết pin. Quãng đường bay được dự tính là hơn 1.000 km, tốc độ bay 550 km/h và đạt độ cao 7.600 m trên mặt nước biển. Đi cùng với sự phát triển của công nghệ, hãng hy vọng có thể sản xuất chiếc máy bay chở được 50 người và quãng đường bay hơn 1.600 km trong 10 năm tới. Chiếc máy bay dự tính sẽ có một người lái nhưng hãng cũng đang hướng tới thiết kế điều khiển từ xa. Nhờ vào những tiến bộ công nghệ, giá vé máy bay dự tính sẽ khá rẻ, chỉ 5 cent/km/chỗ ngồi (khoảng 1.000 VNĐ). Động cơ máy bay mà Zunum đang thiết kế sẽ có một cánh quạt, tương tự ở máy bay phản lực, tuy nhiên không có buồng đốt trong. Hãng đang bắt đầu xây dựng các mô hình thử nghiệm để kiểm tra hệ thống điện, pin, phần mềm và các linh kiện khác. Các loại pin hiện giờ chỉ cho phép máy bay di chuyển được 1.600 km nên thiết kế sẽ kèm theo một động cơ xăng để tạo ra điện cho quãng đường mở rộng. Gia Minh.
0Công nghệ
Ông Bùi Trường Sơn, đồng sáng lập giải thưởng Bluebird Award cho biết, trải qua 2 mùa giải đầu tiên, Bluebird Award 2017 đã có nhiều thay đổi mang tính chiến lược cùng với tầm nhìn sứ mệnh 1 tỷ đô của ngành game cũng như thúc đẩy năng lực sản xuất, định hướng thị trường quốc tế cho cộng đồng làm ngành trò chơi/ứng dụng tại Việt Nam. Ban tổ chức và nhà tài trợ trong lễ phát động giải thưởng Bluebird Award 2017. Theo đó, giải nhất cuộc thi sẽ nhận được vé tham dự Hội thảo lớn nhất thế giới về phát triển trò chơi (Game Developer Conference) vào tháng 2/2018 tại Mỹ - cùng với nhà phát triển trò chơi độc lập Nguyễn Hà Đông cũng chính là nhà tài trợ lớn nhất của Bluebird Award 2017. Thí sinh tham gia Giải thưởng Bluebird Award 2017 nhận được sự hỗ trợ tư vấn sản phẩm đến từ các chuyên gia đầu ngành như VNG, Divmob, Pine Entertainment, Hiker Game, Appota đối với mảng trò chơi và các đại diện lớn đến từ VP Bank, VNPT, CMC đối với mảng ứng dụng. Giải thưởng Bluebird Award 2017 được tổ chức làm 3 vòng thi: Sơ kết (chọn 50 sản phẩm), Bán kết (chọn Top 20) và Chung kết. Hội đồng giám khảo sẽ là người đánh giá sản phẩm theo các tiêu chí chấm giải: Tính sáng tạo, Mức độ hoàn thiện sản phẩm, Tính hấp dẫn (đối với trò chơi) hoặc Tính thực tiễn (đối với ứng dụng), tính thương mại hóa và điểm cộng của Giám khảo. Tại Vòng Chung kết xếp hạng của thí sinh sẽ được tính bổ sung 30% hệ số từ chỉ số người dùng trên kho ứng dụng bên cạnh 70% điểm đánh giá của Hội đồng Giám khảo. Thời gian phát động cuộc thi từ ngày 22/6 và hạn nộp sản phẩm đến trước ngày 30/8. Chung kết của cuộc thi sẽ diễn ra trong tháng 12/2017. Giải thưởng Bluebird Award (còn gọi là Giải thưởng Chim Xanh) là cuộc thi được tổ chức hàng năm dành riêng cho giới lập trình trò chơi/ứng dụng trên thiết bị di động. Cuộc thi nhằm phát hiện và khuyến khích cá nhân, nhóm, doanh nghiệp Việt Nam phát triển những ứng dụng và trò chơi trên thiết bị di động có tính sáng tạo, giải trí và giáo dục, góp phần đưa các nhân tố này tham gia vào thị trường toàn cầu. D.T.
0Công nghệ
Ngày 5/5/2017, Hội nghị Vietnam Game Summit 2017 do Bluebird Award tổ chức đã diễn ra tại FPT City, TP Đà Nẵng. Tham gia sự kiện lần này có đại diện của hầu hết các tên tuổi dẫn dầu ngành game Việt Nam như: VNG, VTC intecom, Appota, Divmob, Hiker Game cùng các studio lớn nhỏ trong nước như VGames, Zonmob, Horus game... Theo Lê Hồng Minh - Giám đốc điều hành VNG, phân tích thông tin từ Google, doanh thu dự kiến của các studio Việt Nam năm 2017 khoảng 40 triệu USD. Nếu tính thêm từ các chợ khác như App Store, doanh thu của tất cả các studio Việt chừng 80 triệu USD cho năm 2017. Tuy nhiên, so với thị trường thế giới là 80 tỉ đô thì Việt Nam chỉ chiếm 0,1%. Ông Lê Hồng Minh - Giám đốc điều hành VNG trong bài phát biểu về Toàn cảnh thị trường game trong nước và quốc tế. Tôi có niềm tin rất lớn vào việc Việt Nam sẽ đạt 1 tỉ USD từ ngành công nghiệp game, với tiềm năm của những bạn trẻ ở Việt Nam hiện nay như Nguyễn Hà Đông. Các studio Việt đã có sản phẩm đẳng cấp thế giới. Và VNG đang nỗ lực góp sức mình vào mục tiêu đó. Các studio của VNG được đặt mục tiêu trở thành studio đẳng cấp toàn cầu trong 5 năm tới. Chúng ta phải cùng nhau để đạt mục tiêu 1 tỉ đô trước năm 2027 - ông Lê Hồng Mình phát biểu tại Vietnam Game Summit 2017. Theo ông Nguyễn Quang Thanh, Giám đốc sở Thông tin Truyền thông Đà Nẵng, các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực CNTT và truyền thông, trong nhiều năm liền, đã có các chính sách hỗ trợ những đơn vị, tổ chức làm ra sản phẩm phần mềm và nội dung số (trong đó bao gồm game). Nghị quyết 41 của Chính phủ có đề cập về việc ưu đãi dành cho các sản phẩm phần mềm và nội dung số. Điều này giúp giải tỏa định kiến xã hội. Ông Nguyễn Quang Thanh - Giám đốc Sở Thông tin Truyền thông tỉnh Đà Nẵng phát biểu tại hội nghị. Chia sẻ những thách thức đối với ngành game, đồng sáng lập Bluebird Award, ông Bùi Trường Sơn nhấn mạnh vấn đề tạo nguồn nhân lực và giảm định kiến của xã hội đối với ngành game. Một phần nội dung quan trọng của Hội nghị Vietnam Game Summit dành cho các trình bày và thảo luận về bốn chủ đề: phát hành game, tiếp thị game, kiếm tiền từ game và thiết kế game với các đại diện đến từ các công ty mạnh của ngành game Việt như VNG, APPOTA, VTC Intecom, HIP, Divmob, Hiker. P.V.
0Công nghệ
Taxi tại Dubai cho phép đóng góp tiền từ thiện. Đây là sáng kiến mang tên Dirham Khair của Cơ quan Giao thông và Đường bộ (RTA), là một trong 7 ý tưởng được thực hiện theo quỹ của RTA và các khoản đóng góp để hỗ trợ các hoạt động nhân đạo ở tầm cỡ quốc tế, khu vực và địa phương. Đồng hồ trên taxi được nâng cấp để tạo điều kiện cho khách đóng góp tiền từ thiện. Từ khi ra mắt hồi tháng trước, đến nay đã có 34.945 khách đóng góp qua ý tưởng này. RTA nhận định, sự ủng hộ nhiệt tình từ hành khách là thông điệp rõ ràng cho tinh thần chia sẻ giữa các công dân, người dân và khách du lịch tại Dubai. Ý tưởng Dirham Khair được thực hiện trên 7.000 xe taxi, qua đó, mỗi khách đi taxi có thể đóng góp từ 1 dirham (hơn 6.000 VND) hoặc dựa trên giá vé thích hợp. Dirham Khair cũng có sẵn trên một số ứng dụng riêng biệt: RTA và Dubai Drive bằng cả tiếng Anh và Ả-Rập để người dùng dễ dàng đóng góp. Nếu ý kiến phản hồi, RTA sẽ cân nhắc cung cấp dịch vụ này trên tất cả các taxi tại Dubai. Xuân Minh.
0Công nghệ
Ứng dụng chỉnh sửa ảnh Bomhyanggi do Triều Tiên tự phát triển. Trong khi người dùng điện thoại thông minh trên thế giới đã quá quen thuộc với những ứng dụng chỉnh sửa ảnh thì ứng dụng mang tên Bomhyanggi (Phong cảnh xuân) 1.0 vừa được công bố tại Bình Nhưỡng là ứng dụng đầu tiên tại đất nước này. Theo trang tin địa phương DPRK Today, ứng dụng Bomhyanggi giúp người dùng khám phá kỹ thuật trang điểm nào là phù hợp nhất cho bản thân mình khi thử các kiểu make-up khác nhau qua công cụ ảo này. Theo trang tin, ứng dụng này do Kyeonghung Information Technology Store phát triển. Hãng khẳng định, Bomhyanggi nhận được nhiều sự ủng hộ tích cực từ phụ nữ Triều Tiên. Bên cạnh đó, theo một báo cáo từ trang Daily NK có trụ sở tại Seoul, phụ nữ tại Triều Tiên ngày càng quan tâm tới chăm sóc sắc đẹp. Xuân Minh (Theo BBC).
0Công nghệ
Ông Bùi Trường Sơn, đồng sáng lập giải thưởng Bluebird Award cho biết, trải qua 2 mùa giải đầu tiên, Bluebird Award 2017 đã có nhiều thay đổi mang tính chiến lược cùng với tầm nhìn sứ mệnh 1 tỷ đô của ngành game cũng như thúc đẩy năng lực sản xuất, định hướng thị trường quốc tế cho cộng đồng làm ngành trò chơi/ứng dụng tại Việt Nam. Theo đó, giải nhất cuộc thi sẽ nhận được vé tham dự Hội thảo lớn nhất thế giới về phát triển trò chơi (Game Developer Conference) vào tháng 2/2018 tại Mỹ - cùng với nhà phát triển trò chơi độc lập Nguyễn Hà Đông cũng chính là nhà tài trợ lớn nhất của Bluebird Award 2017. Bên cạnh đó, tiếp tục phát triển hình thức huấn luyện và cải tiến sản phẩm ở Vòng chung kết, thí sinh tham gia Giải thưởng Bluebird Award 2017 nhận được sự hỗ trợ tư vấn sản phẩm đến từ các chuyên gia đầu ngành như VNG, Divmob, Pine Entertainment, Hiker Game, Appota đối với mảng trò chơi và các đại diện lớn đến từ VP Bank, VNPT, CMC đối với mảng ứng dụng. Ông Bùi Trường Sơn, Đồng Sáng lập Bluebird Award cho biết, mục đích giải thưởng năm nay sẽ là cánh cửa tới thị trường toàn cầu cho nhà phát triển. Giải thưởng Bluebird Award 2017 được tổ chức làm 3 vòng thi: Sơ kết (chọn 50 sản phẩm), Bán kết (chọn Top 20) và Chung kết. Hội đồng giám khảo sẽ là người đánh giá sản phẩm theo các tiêu chí chấm giải: Tính sáng tạo, Mức độ hoàn thiện sản phẩm, Tính hấp dẫn (đối với trò chơi) hoặc Tính thực tiễn (đối với ứng dụng), tính thương mại hóa và điểm cộng của Giám khảo. Tại Vòng Chung kết xếp hạng của thí sinh sẽ được tính bổ sung 30% hệ số từ chỉ số người dùng trên kho ứng dụng bên cạnh 70% điểm đánh giá của Hội đồng Giám khảo. Thời gian phát động cuộc thi từ ngày 22/6 và hạn nộp sản phẩm đến trước ngày 30/8. Chung kết của cuộc thi sẽ diễn ra trong tháng 12/2017. Giải thưởng Bluebird Award (còn gọi là Giải thưởng Chim Xanh) là cuộc thi được tổ chức hàng năm dành riêng cho giới lập trình trò chơi/ứng dụng trên thiết bị di động. Cuộc thi nhằm phát hiện và khuyến khích cá nhân, nhóm, doanh nghiệp Việt Nam phát triển những ứng dụng và trò chơi trên thiết bị di động có tính sáng tạo, giải trí và giáo dục, góp phần đưa các nhân tố này tham gia vào thị trường toàn cầu. Trước thềm cuộc thi năm nay, sự kiện Vietnam Game Summit 2017 lần đầu tiên được diễn ra, quy tụ được các studio lớn nhất Việt Nam. Tại đây, ông Lê Hồng Minh, Giám đốc VNG đã khẳng định việc có niềm tin rất lớn vào việc Việt Nam sẽ đạt 1 tỉ đô từ ngành công nghiệp game với tiềm năng của những bạn trẻ ở Việt Nam hiện nay như Nguyễn Hà Đông, như các studio Việt đã có sản phẩm đẳng cấp thế giới. Đây cũng chính là sứ mệnh của Bluebird Award, tại đó Bluebird Award đóng vai trò kết nối các thành phần của ngành, thúc đẩy quá trình gia tăng nhân lực chất lượng cao, trở thành quỹ đầu tư chuyên ngành cho phát triển game. NK.
0Công nghệ
PV.
0Công nghệ
Uber lại dính vào bê bối mới với cáo buộc hối lộ ở châu Á - Ảnh: Bloomberg. Theo hãng tin Bloomberg, Uber Technologies đang phải đối mặt với cuộc điều tra cấp liên bang về việc vi phạm luật chống hối lộ ở nước ngoài. Bộ Tư pháp Mỹ có thể xem xét vụ việc này dưới gốc độ hình sự. Hiện tại, Uber đang làm việc với hãng luật OMelveny & Myers LLP để kiểm tra biên bản ghi lại các thanh toán ở nước ngoài và phỏng vấn các nhân viên liên quan. Các luật sư của OMelveny & Myers LLP đang tập trung vào các hoạt động đáng nghi của Uber tại ít nhất 5 nước châu Á bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và Hàn Quốc. Theo đó, ứng dụng gọi xe này đang phải rà soát lại hoạt động ở châu Á và báo cáo với cơ quan chức năng của Mỹ về những khoản tiền do nhân viên Uber tại Indonesia chi trả cho cảnh sát, nguồn tin thân cận với sự việc cho biết. Theo nguồn tin trên, cuối năm ngoái, Uber đã làm luật với cảnh sát Indonesia để hỗ trợ cho các lái xe tại đây. Một nhân viên Uber đã chi nhiều khoản tiền nhỏ cho cảnh sát để tiếp tục hoạt động ở những khu vực được cho là nằm ngoài phạm vi kinh doanh của công ty. Các khoản tiền này được ghi lại trong báo cáo chi phí của nhân viên trên dưới tên gọi chi trả cho quan chức địa phương. Uber đã sa thải nhân viên trên, còn Alan Jiang, người đứng đầu chi nhánh Uber Indonesia, người đã phê duyệt khoản chi trả trên, đã xin nghỉ phép và cũng rời công ty từ đó. Hiện Jiang từ chối bình luận về vụ việc. Khi phát hiện ra vụ việc vào cuối năm ngoái, ít nhất một nhân viên cấp cao trong đội pháp chế của Uber ban đầu quyết định không báo cáo vụ việc lên cơ quan chức năng của Mỹ. Sau khi giới chức Mỹ tìm đến vì nghi ngờ vi phạm Luật chống tham nhũng ở nước ngoài, Uber mới thông báo về vụ việc xảy ra ở Indonesia. Công ty này có thể đã nhận được khoan hồng nếu tự nguyện báo cáo thông tin trên. Công ty luật cũng đang kiểm tra khoản từ thiện lên tới hàng chục nghìn USD của Uber cho Trung tâm sáng tạo và cải tiến toàn cầu của chính phủ Malaysia từ tháng 8/2016. Cùng trong khoảng thời gian này, quỹ hưu trí Kumpulan Wang Persaraan của Malaysia đầu tư 30 triệu USD vào Uber, theo nguồn tin thân cận với thương vụ này. Chưa đầy một năm sau, chính phủ Malaysia thông qua luật hoạt động gọi xe trên toàn quốc, có lợi cho Uber và các ứng dụng gọi xe khác. Các luật sư đang xác định xem các vụ việc này có phải là hình thức có qua, có lại hay không. Emil Michael và Eric Alexander, hai cựu điều hành kinh doanh tại Uber, đóng vai trò chủ chốt trong việc đàm phán các thương vụ trên, nguồn tin cho biết. Công ty luật cũng đặt câu hỏi về việc làm sao Alexander có thể có được hồ sơ bệnh án của một khách hàng Uber bị cưỡng hiếp - hồ sơ ông luôn mang theo người trong vài tháng hồi năm 2015. Cáo buộc hối lộ tại Trung Quốc và Hàn Quốc của Uber cũng đang được điều tra nhưng chi tiết không được tiết lộ. Đại diện Uber cho biết đang hợp tác với cơ quan điều tra nhưng từ chối bình luận thêm. Người phát ngôn Bộ Tư pháp Mỹ Wyn Hornbuckle cũng không bình luận về việc này. Cuộc điều tra này là một trong số ít nhất 3 điều tra cấp liên bang của startup giá trị nhất thế giới. Hai điều tra còn lại liên quan tới một phần mềm do Uber phát triển để thu thập dữ liệu về đối thủ và đánh lừa giới chức. Đồng thời, công ty mẹ của Google, Alphabet Inc. cũng đang kiện Uber với cáo buộc ăn cắp bí mật công nghệ liên quan tới xe tự lái. Loạt rắc rối này là một trong những nguyên nhân lớn nhất dẫn tới sự ra đi của nhiều lãnh đạo cấp cao của Uber, gồm cả nhà sáng lập, CEO Travis Kalanick. Các cổ đông buộc tội Kalanick quản lý kém khiến công ty lâm vào nhiều bê bối pháp lý. Hiện tại, Michael Brown, đại diện Uber tại châu Á, cũng tuyên bố dự định rời công ty. Tháng trước, Uber bổ nhiệm CEO mới, Dara Khosrowshahi với hi vọng giúp thay đổi văn hóa và đưa công ty thoát khỏi loạt bê bối. Tuy nhiên, dường như khó khăn vẫn tiếp tục ập đến trong lúc tân CEO của startup này tìm cách vực dậy công ty. Kim Tuyến.
0Công nghệ
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Trần Châu hoan nghênh việc Công ty Harms và GOTSCH chọn Bình Định để khảo sát đầu tư lĩnh vực phù hợp với chủ trương thu hút đầu tư của tỉnh; đồng thời đề xuất công ty nên đầu tư nhà máy xử lý rác thải làm năng lượng điện tại khu xử lý chất thải rắn tập trung Long Mỹ thuộc xã Phước Mỹ (TP Quy Nhơn), nơi đang tiếp nhận và xử lý khoảng 220 tấn rác thải/ngày. Đồng thời, ông Trần Châu giới thiệu một số địa điểm tại Khu kinh tế Nhơn Hội và các địa phương để nhà đầu tư có kế hoạch khảo sát, xây dựng phương án đầu tư nhà máy điện gió và chế tạo động cơ hàng hải. Bình Định cam kết sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư hoạt động có hiệu quả trên địa bàn tỉnh, ông Châu cam kết. ĐÌNH THUNG.
0Công nghệ
Nhân viên Toyota với mẫu thử nghiệm xe bay - Ảnh: Nikkei. Theo tờ Nikkei, Toyota Motor quyết định đầu tư cho một dự án xe bay do một nhóm nhân viên trẻ của hãng phát triển. Xe bay - loại xe sẽ cất và hạ cánh theo chiều thẳng đứng - là chủ đề nhận được quan tâm lớn trong giới công nghệ thời gian gần đây với sự tham gia của loạt công ty khởi nghiệp Mỹ và một hãng sản xuất máy bay. Hãng xe lớn thứ hai thế giới Toyota quyết định sẽ không đứng ngoài xu hướng này, Nikkei cho biết. Theo đó, Toyota sẽ đầu tư vào dự án có tên Cartivator. Bắt đầu từ năm 2012 khi trưởng dự án Tsubasa Nakamura giành chiến thắng trong một cuộc thi, Cartivator có sự tham gia của các nhân viên trẻ tại Toyota - những người dành thời gian rảnh để làm việc tại đây. Dự án này cũng nhận được sự giúp đỡ Masafumi Miwa - chuyên gia máy bay tự lái, giáo sư Đại học Tokushima và Taizo Son - nhà sáng lập hãng game trực tuyến GungHo Online Entertainment. Toyota thống nhất sẽ đầu tư 40 triệu Yên (352.982 USD) cho Cartivator. Trước đó, dự án này hoạt động chủ yếu dựa vào gọi vốn qua mạng và một số nguồn tài chính khác. Cartivator dự kiến hoàn thành mẫu thử nghiệm và bay thử vào cuối năm 2018. Nhóm này đang phát triển công nghệ kiểm soát hệ thống cánh quạt cho phép giữ thăng bằng xe. Cartivator kỳ vọng sẽ thương mại hóa xe bay vào năm 2020, khi Tokyo đăng cải Thế vận hội Olympics. Trước Toyota, nhiều hãng công nghệ lớn cũng đã nhập cuộc đua phát triển xe bay. Công ty khởi nghiệp do tỷ phú Larry Page - nhà đồng sáng lập Google phát triển cũng kỳ vọng sẽ sớm thương mại hóa hoạt động của xe bay. Hãng chế tạo máy bay Airbus cho biết sẽ bắt đầu thử nghiệm xe bay trong năm 2017. Còn Uber Technologies cũng gây chú ý với ý tưởng gọi xe qua ứng dụng với dịch vụ taxi bay. Tuy nhiên, để hiện thực hóa những tham vọng trên, có nhiều vấn đề các hãng này cần phải quan tâm như an toàn, quy định pháp luật, hệ thống cấp bằng lái Dù vậy, khi ngày càng có nhiều công ty lớn như Toyota gia nhập cuộc thì hành lang pháp lý cho xe bay được kỳ vọng sẽ sớm ra đời để bắt kịp xu thế, tờ Nikkei nhận định. Trước khi đầu tư vào Cartivator, Toyota cũng đã rót vốn cho nhiều nhiều start-up công nghệ. Năm ngoái, hãng này thành lập trung tâm phát triển và nghiên cứu tại Mỹ để phát triển trí thông minh nhân tạo. Tuần trước, Toyota công bố kế hoạch đầu tư gần 1,05 nghìn tỷ Yên cho hoạt động này trong năm 2017. Mọi thứ sẽ mãi dậm chân tại chỗ nếu bạn cứ chờ đợi và chỉ mở ví khi công nghệ đã sẵn sàng, Nikkei dẫn lời Chủ tịch Toyota Takeshi Uchiyamada, cho biết. Kim Tuyến.
0Công nghệ
Thung lũng Silicon đang ấp ủ nhiều dự án để biến "taxi bay" thành hiện thực. Ảnh: Bloomberg. Theo Bloomberg, giải pháp taxi bay sẽ cần tới những phương tiện bay chạy bằng điện thế hệ mới, có thể cất và hạ cánh từ các sân bay lên thẳng đặt quanh thành phố, mà chủ yếu là trên nóc tòa nhà cao tầng. Ý tưởng này giờ đây không còn là giấc mơ và đang được các hãng công nghệ dần hiện thực hóa. Theo Bloomberg Businessweek, trong một phát biểu năm ngoái, nhà đồng sáng lập Google chia sẻ tham vọng của hãng này với máy bay chở khách tự động và cho rằng ý tưởng này vẫn luôn được nung nấu trong giới công nghệ. Những dự án ấp ủ. Đầu tuần này, Uber Technologies Inc. tiết lộ dự án phát triển xe điện bay với sự hợp tác của 5 công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Mục đích của dự án này là phát triển phương tiện "xe bay và cung cấp dịch vụ bắt "taxi bay" với giá phải chăng. Hãng này dự kiến tiến hành thử nghiệm lần đầu tiên vào năm 2020 tại Dallas và Dubai - nơi thường tắc nghẽn bởi lượng xe hơi quá lớn. Tháng 10 năm ngoái, Uber cho phát hành sách trắng nói về khả năng của những chiếc máy bay cất cách và hạ cánh thẳng đứng, và khẳng định nhu cầu đi lại bằng phương tiện bay trong nội vi thành phố. Bất chấp những khó khăn và những câu hỏi còn bỏ ngỏ về các yếu tố như vật lý, tính an toàn, chi phí, nhiều hãng công nghệ và nhà sản xuất vẫn háo hức với ý tưởng này. Nhà sản xuất máy bay Bell Helicopter của Textron Inc. cho rằng ý tưởng này sẽ là tiền đề cho dòng máy bay thế hệ mới, ban đầu sẽ là động cơ hỗn hợp trước khi chuyển thành động cơ hoàn toàn bằng điện. Embraer SA, sản xuất cả máy bay quân sự và dân sự giống Bell, cũng hi vọng trong tương lai sẽ được sản xuất loại phương tiện bay này với hệ thống kiểm soát bay tiên tiến, cho phép bay tự động không cần phi công. Tháng trước, Airbus cũng công bố mô hình taxi bay mang tên "Pop.Up" với kỳ vọng có thể chấm dứt nạn ùn tắc giao thông. Đây là hệ thống dạng module gồm một khoang chở khách hai chỗ có thể lắp lên khung gầm 4 bánh, đồng thời có khả năng sử dụng động cơ cánh quạt như flycam để di chuyển khi các con đường bị tắc nghẽn, theo Wired. Tuy nhiên, Airbus khẳng định Pop.Up sẽ không được triển khai trước giai đoạn 2024-2027. Trước đó, hồi tháng 2, theo công bố của Cơ quan giao thông đường bộ Dubai, thành phố sẽ bắt đầu vận hành taxi bay dọc theo các lộ trình vạch trước từ hè thàng 7/2017, Techcrunch đưa tin. Thành phố sẽ sử dụng mẫu xe điện tự động Ehang 184 để đưa mọi người đi lại trên không trung, theo New York Times. Chiếc máy bay có thể chở hành khách nặng tối đa 100 kg qua quãng đường 50 km trong một lần sạc, ở tốc độ tối đa 160 km/h. Còn nhiều thử thách. Dù ý tưởng đưa taxi bay giờ đây không còn xa vời nữa nhưng vẫn cần phải đạt được các điều kiện tiên quyết như về cơ sở pháp lý và kỹ thuật trước khi có thể bắt taxi ngay trên nóc nhà, Cục Quản lý hàng không liên bang Mỹ (FAA) cho biết đang nghiên cứu hệ thống tự động hóa cho thiết bị bay không người lái. Cần phải có nghiên cứu sâu hơn nữa, đặc biệt là để xác định những rủi ro trong hoạt động, đảm bảo bay tự động một cách an toàn và tương tác hợp lý với hệ thống kiểm soát không lưu, FAA cho biết trong một thông cáo. Điều cuối cùng khiến FAA bận tâm là làm sao để đưa những chiếc máy bay này vào không phận Mỹ? Đây là vấn đề khá phức tạp bởi hiện các máy bay thương mại chở hàng đang gặp nhiều khó khăn với các nhà làm luật. Mọi máy bay có thiết kế mới đều cần phải có những tiêu chuẩn, quy định mới và chứng nhận của chính phủ cho những tiêu chuẩn đó. Đồng thời, trước khi đưa vào thực tế, chúng phải được thử nghiệm rất nhiều lần. Nhiều năm nay, công nghệ pin đang ngày càng tiên tiến, trở nên nhỏ và nhẹ hơn, hai yếu tố thiết yếu cần cho một thiết bị cất và hạ cánh theo chiều dọc. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có công ty nào chế tạo được chiếc máy bay theo ý tưởng của Uber, cũng chưa có chiếc nào chạy bằng pin chở được 3 - 4 người. Ngoài ra, các tòa nhà nơi đặt điểm đỗ cũng sẽ quan tâm tới những phức tạp khi có nhiều người đến và đi từ nóc nhà họ. Nhiều tòa nhà thậm chí phải sửa sang lại mái để đáp ứng điều kiện thành điểm cất/hạ cánh. Chưa biết tiến trình này sẽ tiến triển nhanh cỡ nào nhưng chúng ta đang thực sự có nhu cầu, đại điện của Uber và Bell nhận định. Kim Tuyến.
0Công nghệ
Tại Singapore, Google vừa tổ chức sự kiện Playtime SEA 2017. Đây là dịp để hơn 250 nhà phát triển ứng dụng và trò chơi hàng đầu khu vực Đông Nam Á gặp gỡ, học hỏi, được truyền cảm hứng để xây dựng doanh nghiệp toàn cầu trên nền tảng Android và Google Play. Nguyễn Hà Đông , cha đẻ của trò chơi nổi tiếng Flappy Bird cũng xuất hiện tại sự kiện này. Diện mạo mới của Hà Đông khiến không ít người ngạc nhiên. Lập trình viên sinh năm 1985 từng xuất hiện trên tờ Rolling Stone với vẻ bơ phớt, bụi bặm với mái tóc cắt ngắn vào năm 2014. Ảnh: Maika Elan. Tại Playtime SEA 2017, "Flappy guy" đã gặp gỡ một số nhà phát triển game độc lập đến từ các nước lân cận. Anh khá cởi mở với những đồng nghiệp, nhưng vẫn kiệm lời với truyền thông. Cách đây ít ngày, BTC Bluebird Award, cuộc thi viết game và ứng dụng di động, cho biết Nguyễn Hà Đông sẽ đến Mỹ vào 3/2018 cùng hai đội vô địch để dự một sự kiện lớn về game. Nguyễn Hà Đông chơi thử một số game của đồng nghiệp và trao đổi các vấn đề chuyên môn xung quanh việc phát triển game. Tại sự kiện PlayTime, các nhà phát triển game độc lập (indie game developers) có cơ hội gặp nhau để trao đổi về tầm nhìn, cảm hứng sáng tạo, cập nhật các xu hướng mới. Tuy nhiên, Nguyễn Hà Đông không phải nhân vật chính tại Playtime SEA 2017. Sự kiện này có sự góp mặt của Amanotes, một startup được đánh giá cao đến từ Việt Nam. Amanotes mang lại cho người dùng trải nghiệm việc chơi nhạc cụ, cảm nhận nhịp điệu thông qua các trò chơi liền mạch và sáng tạo. Nguyễn Tuấn Cường (thứ 2 từ trái qua), là đồng sáng lập Amanotes. Startup Việt này đang sở hữu ứng dụng Magic Tiles - trò chơi âm nhạc dẫn đầu ở 92 quốc gia và đứng 5 tại Mỹ trên PlayStore. Ngoài ra, Amanotes cũng được biết đến với Tap Tap Reborn 2. Đây là trò chơi âm nhạc đứng thứ 2 tại 60 quốc gia. Amanotes hiện trong top 15 nhà phát triển ứng dụng Android hàng đầu tại Mỹ với 9,8 triệu người dùng thường xuyên và 52 triệu người dùng tích lũy. James Sanders - Giám đốc khu vực của Google Play Châu Á cho biết doanh thu của các nhà phát triển Đông Nam Á đang tăng lên hơn 150% so với cùng kỳ năm trước. Người dùng ngày càng sẵn lòng trả tiền nhiều hơn và các cổng thanh toán cũng nở rộ về số lượng. Những nhà phát triển đến từ Việt Nam, Indonesia, Philippines, Malaysia và Thái Lan đang sử dụng các công cụ của Google Play để tiến ra toàn cầu, tạo sức ảnh hưởng lớn trong khu vực. Theo Duy Tín/Zing News.
0Công nghệ
Ảnh hưởng tiêu cực. Năm 2014, trò chơi Flappy Bird của Nguyễn Hà Đông gây ra sự chú ý cho cộng đồng công nghệ và người dùng toàn cầu, nhiều chuyên gia đã cho rằng đây là một bước đánh dấu vị trí của lập trình viên Việt trên bản đồ công nghệ với những trò chơi, ứng dụng quốc tế. Từ sau cú hích của chú chim đập cánh ấy, những người làm lập trình Việt đã thêm quyết tâm để đưa sản phẩm của mình ra thế giới. Trong số đó, có những ứng dụng đã trở nên nổi tiếng, có cộng đồng người dùng rộng khắp như Khu vườn trên mây, Dead Target (của VNG), Monkey Junior (Early Start), Politaire (Pine Entertainment). 'Clean & Security VPN' lọt Top các ứng dụng cho doanh thu lớn. (Nguồn: medium.com). Với những nỗ lực ấy, các sản phẩm Việt đang có những bước tiến vững vàng. Nhưng mới đây, trang medium.com lại đăng tải bài viết của chuyên gia Johnny Lin về ứng dụng Clean & Security VPN và bóc mẽ nhà phát triển Ngan Vo Thi Thuy đã thu về số tiền lên tới 80.000 USD mỗi tháng trong khi ứng dụng không mang lại nhiều giá trị. Và, sau khi dư luận trong nước đăng tải thông tin vào ngày 13/6, cùng ngày, ứng dụng này đã không còn tồn tại trên Apple Store. Trao đổi với phóng viên VietnamPlus, đại diện của Bluebird Award (thi lập trình trò chơi và ứng dụng trên thiết bị di động) cho rằng đây là hành động không đẹp. Tình trạng này không phải bây giờ mới có mà luôn tồn tại trong ngành di động nói chung và trò chơi, ứng dụng nói riêng. Đồng tình, anh Thái Thanh Liêm (sáng lập Pine Entertainment, sở hữu Politaire-được Apple đã chọn là một trong 10 tựa game hay nhất của năm 2016) cho rằng, cá thể này [tác giả của Clean & Security VPN-pv] không chỉ có ở Việt Nam mà các nước khác như Trung Quốc cũng có tương đối nhiều. Anh Liêm cũng nhận định sẽ không có chuyện Apple hoặc Google cạch mặt các nhà phát triển Việt khi những gã khổng lồ này đang định hướng phát triển với cái nhìn tích cực với cộng đồng lập trình viên và thị trường smartphone ở Việt Nam. Tuy nhiên, trở ngại lớn sẽ đến từ người dùng quốc tế và cái nhìn của họ về những sản phẩm Made in Vietnam sau sự việc này là có, anh Liêm thẳng thắn. Vị đại diện của Bluebird Award cũng cho rằng, sự việc này sẽ có ảnh hưởng rất không tốt tới cộng đồng các nhà phát triển Việt Nam, đặc biệt là các nhà phát triển độc lập hoặc các studio quy mô vừa và nhỏ. Thức tỉnh? Phân tích sự việc của Clean & Security VPN, Thái Thanh Liêm cho rằng cá thể này vận hành ứng dụng dưới dạng cá nhân, nếu bị Apple hoặc Google phát hiện, họ sẽ tạo tài khoản khác và tiếp tục đưa ứng dụng lên nên rất khó kiểm soát. Anh Liêm cho rằng, Việt Nam cũng thuộc nhóm quốc gia có ít hiểu biết về làm trò chơi, ứng dụng so với bạn bè trên thế giới, tính sáng tạo thường bị coi nhẹ trong quá trình làm sản phẩm. Bởi vậy, nhiều người thường dùng chiêu trò, thủ thuật để đưa ứng dụng tới tay người dùng, tăng số lượng sử dụng. Tôi hy vọng Google và Apple sẽ có cơ chế kiểm duyệt tốt hơn để bảo đảm quyền lợi của khách hàng cũng như tạo thêm niềm tin cho người mua ứng dụng, bảo vệ những nhà phát triển chân chính, anh Liêm bày tỏ. Vị chuyên gia này cũng khuyến nghị các lập trình viên nên tập trung vào sáng tạo chất lượng của ứng dụng để tạo điểm phóng cho mình. Đây cũng là điểm cộng được Apple và Google ủng hộ. Là một trong những đơn vị tổ chức thi lập trình tại Việt Nam, đại diện Bluebird Award cho biết công cuộc thay đổi nhận thức trong cộng đồng làm sản phẩm vẫn là một bài toán khó. Bởi vậy, Bluebird Award này sẽ tạo ra sân chơi sạch, nhằm thay đổi định kiến xã hội và tư duy của những nhà phát triển sản phẩm Việt Nam. Bluebird Award lần thứ ba được phát động vào 22/6 tới. Và, ngay từ năm đầu tiên của mùa giải, chúng tôi đã có những yêu cầu nghiêm ngặt trong quy định của cuộc thi. Ngoài việc không được vi phạm các chính sách của Google, Apple, Ban tổ chức còn đưa ra những quy định để giảm thiểu việc thí sinh clone (sao chép ý tưởng) sản phẩm đã có trên thị trường. Việc kiểm duyệt sản phẩm cũng rất khắt khe khi hội đồng duyệt từng sản phẩm trong nhiều ngày, đại diện đại diện Bluebird Award nói. Nhận định vài năm gần đây cộng đồng làm game, ứng dụng đã có cái nhìn nghiêm túc hơn trước về sản phẩm của mình, c anh Thái Thanh Liêm hy vọng qua vụ việc Clean & Security VPN bị bóc mẽ, những người làm lập trình game, ứng dụng còn mơ hồ sẽ thức tỉnh để tạo ra những sản phẩm đem lại giá trị cho người dùng. Và, có lẽ, chỉ có vậy, những tựa game, ứng dụng của các lập trình viên Việt Nam mới thực sự tạo nên chỗ đứng vững chắc trong lòng người dùng toàn cầu./.
0Công nghệ
Tại Singapore, Google vừa tổ chức sự kiện Playtime SEA 2017. Đây là dịp để hơn 250 nhà phát triển ứng dụng và trò chơi hàng đầu khu vực Đông Nam Á gặp gỡ, học hỏi, được truyền cảm hứng để xây dựng doanh nghiệp toàn cầu trên nền tảng Android và Google Play. Nguyễn Hà Đông, cha đẻ của trò chơi nổi tiếng Flappy Bird cũng xuất hiện tại sự kiện này. Diện mạo mới của Hà Đông khiến không ít người ngạc nhiên. Lập trình viên sinh năm 1985 từng xuất hiện trên tờ Rolling Stone với vẻ bơ phớt, bụi bặm với mái tóc cắt ngắn vào năm 2014. Ảnh: Maika Elan. Tại Playtime SEA 2017, "Flappy guy"đã gặp gỡ một số nhà phát triển game độc lập đến từ các nước lân cận. Anh khá cởi mở với những đồng nghiệp, nhưng vẫn kiệm lời với truyền thông. Cách đây ít ngày, BTC Bluebird Award, cuộc thi viết game và ứng dụng di động, cho biết Nguyễn Hà Đông sẽ đến Mỹ vào 3/2018 cùng hai đội vô địch để dự một sự kiện lớn về game. Nguyễn Hà Đông chơi thử một số game của đồng nghiệp và trao đổi các vấn đề chuyên môn xung quanh việc phát triển game. Tại sự kiện PlayTime, các nhà phát triển game độc lập (indie game developers) có cơ hội gặp nhau để trao đổi về tầm nhìn, cảm hứng sáng tạo, cập nhật các xu hướng mới. Tuy nhiên, Nguyễn Hà Đông không phải nhân vật chính tại Playtime SEA 2017. Sự kiện này có sự góp mặt của Amanotes, một startup được đánh giá cao đến từ Việt Nam. Amanotes mang lại cho người dùng trải nghiệm việc chơi nhạc cụ, cảm nhận nhịp điệu thông qua các trò chơi liền mạch và sáng tạo. Nguyễn Tuấn Cường (thứ 2 từ trái qua), là đồng sáng lập Amanotes. Startup Việt này đang sở hữu ứng dụng Magic Tiles - trò chơi âm nhạc dẫn đầu ở 92 quốc gia và đứng 5 tại Mỹ trên PlayStore. Ngoài ra, Amanotes cũng được biết đến với Tap Tap Reborn 2. Đây là trò chơi âm nhạc đứng thứ 2 tại 60 quốc gia. Amanotes hiện trong top 15 nhà phát triển ứng dụng Android hàng đầu tại Mỹ với 9,8 triệu người dùng thường xuyên và 52 triệu người dùng tích lũy. James Sanders - Giám đốc khu vực của Google Play Châu Á cho biết doanh thu của các nhà phát triển Đông Nam Á đang tăng lên hơn 150% so với cùng kỳ năm trước.Người dùng ngày càng sẵn lòng trả tiền nhiều hơn và các cổng thanh toán cũng nở rộ về số lượng. Những nhà phát triển đến từ Việt Nam, Indonesia, Philippines, Malaysia và Thái Lan đang sử dụng các công cụ của Google Play để tiến ra toàn cầu, tạo sức ảnh hưởng lớn trong khu vực. Duy Tín.
0Công nghệ
Cho tới giờ PGS.TS Tăng Thị Chính vẫn thường xuyên tham gia các chuyến công tác dài ngày, đến các địa phương để tư vấn về quy trình xử lý rác thải hiệu quả, an toàn và bền vững cho các DN, nông dân và cả các nhà máy rác. PGS.TS Tăng Thị Chính được biết đến là một trong những người đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu thành công các chế phẩm ủ rác ở đồng ruộng từ những năm 2003, 2004. Bà cũng là một trong những nhà nữ khoa học gắn bó với rác thải môi trường lâu nhất và kiên trì nhất. Nhắc đến cơ duyên gắn bó với ngành công nghệ môi trường, nền tảng để sau này thực hiện hành trình cải tạo rác, theo PGS.TS Tăng Thị Chính đó là những ngày học ngành công nghiệp thực phẩm tại Bungary, chuyên ngành công nghệ vi sinh (chủ yếu nghiên cứu công nghệ lên men để sản xuất rượu, bia, kháng sinh). Khi về Việt Nam, bà cũng từng làm việc trong ngành chế biến thực phẩm trước khi rẽ sang nghiên cứu về môi trường. Khi quyết định rẽ sang ngành công nghệ môi trường, nhiều người đã khuyên bà không nên chuyển vì đây là vấn đề vô cùng khó. Thời điểm đó ở Việt Nam mới chỉ có nghiên cứu Biogas trong chăn nuôi, còn vấn đề xử lý rác chưa được quan tâm, chủ yếu là chôn lấp. Tôi nghĩ cứ như vậy thì rác sẽ ngày một nhiều, nếu không tìm cách giải quyết sẽ rất nguy hại cho tương lai, PGS.TS Tăng Thị Chính nhớ lại. Chính với tâm huyết và suy nghĩ này, khiến bà quyết tâm theo đuổi ngành công nghệ môi trường, với mong muốn sẽ góp phần xử lý vấn đề rác thải ở Việt Nam. Từ năm 1993, PGS.TS Tăng Thị Chính đã thành công trong việc xử lý rơm rạ thành phân bón hữu cơ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp sạch và bền vững. ẢNH: H.HƯƠNG. Chế phẩm sinh học vào xử lý tàn dư đồng ruộng của bà lần đầu tiên được đưa vào sử dụng thực tế đó là dự án xử lý 70ha đất thuộc 5 huyện của tỉnh Nam Định. Những ngày đó, bà cùng ăn, ngủ, làm cùng những người nông dân. Để thuyết phục họ về hiệu quả chế phẩm sinh học của mình, bà đã không ngần ngại lội xuống ruộng, trực tiếp thu gom phế phẩm lại một góc rồi cho chế phẩm vi sinh vào ủ. Bà tự tay làm để người nông dân hiểu và dễ hình dung ra được cách làm, quy trình. Chính sự lăn xả này khiến người dân tin tưởng và nhiệt tình hơn trong việc ứng dụng chế phẩm. Hiệu quả chế phẩm của bà cũng được khẳng định khi những người nông dân này nhận thấy quá trình phân hủy chất thải hữu cơ diễn ra nhanh hơn, thời gian ủ được rút ngắn, không sinh mùi hôi thối, lại tiêu diệt được các vi sinh vật gây bệnh, tạo ra nguồn phân bón hữu cơ sạch. Chế phẩm vi sinh của bà còn được ứng dụng vào xử lý các chất thải hữu cơ khác như: thân lá các loại rau; phân gia súc, gia cầm... để sản xuất phân bón. Chế phẩm Sagi Bio của PGS.TS Tăng Thị Chính cũng đã được nhà máy sản xuất, chế biến phân hữu cơ từ rác thải ở huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh sử dụng. Đây là nhà máy rác đầu tiên sử dụng chế phẩm Sagi Bio của bà để xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng phương pháp ủ đống có đảo trộn do vi sinh vật tự nhiên phân hủy. Nhà máy không còn mùi hôi như nhiều nhà máy khác. Mùn hữu cơ thu được sau quá trình xử lý cũng được chế biến thành phân hữu cơ vi sinh phục vụ nông nghiệp, hoặc sản xuất gạch không nung. Là một trong những nhà nữ khoa học đầu tiên theo đuổi công nghệ môi trường, PGS.TS Tăng Thị Chính cũng đã gặp phải những khó khăn nhất định với vai trò người tiên phong. Một trong những khó khăn đó là nhận thức của người dân về vấn đề xử lý rác thải và ý thức bảo vệ môi trường. Tuy nhiên với tâm thế của một người làm khoa học chân chính, bà vẫn luôn kiên trì theo đuổi con đường đã chọn. Mê việc, TS Chính cũng không dành nhiều thời gian cho việc hưởng thụ cá nhân. Ngay cả các chuyến nghỉ mát cùng gia đình của bà cũng gắn với công việc. Bà kể: Có lần cùng gia đình đi nghỉ mát ở Cửa Lò, tôi muốn tranh thủ đến Vinh xem tình hình hoạt động của nhà máy rác. Chồng và con chiều ý, thế là cả nhà cùng đi. Đến cách nhà máy tầm 500m, ai nấy bắt đầu bịt mũi, kêu đau đầu. Khi về, con gái bảo lần sau nếu đến nhà máy rác thì mẹ đi một mình thôi nhé. Nhưng nhờ cùng trải nghiệm như vậy, chồng con cũng hiểu hơn công việc tôi đang làm. Nhắc đến lòng đam mê của nhà khoa học nữ này, PGS-TS Nguyễn Thị Huệ - Phó Viện trưởng Viện Công nghệ môi trường - tấm tắc: PGS-TS Tăng Thị Chính vô cùng tâm huyết với vấn đề xử lý rác, say sưa khám phá về nó. Bà có khả năng nhìn nhận vấn đề rất tốt. Những câu chuyện khoa học của bà không phải là lý thuyết mà luôn đi vào thực tế. Cũng theo PGS.TS Tăng Thị Chính, vấn đề nan giải nhất trong xử lý rác thải sinh hoạt ở Việt Nam đó chính là quá trình phân loại rác. Trong quy trình xử lý rác, chi phí về phân loại rác chiếm từ 70% - 80%. Bởi vậy, ở các nước phát triển như Nhật Bản, các hộ gia đình, khi bỏ rác ra khỏi nhà mà không phân loại thì các đơn vị môi trường sẽ không tiến hành thu gom rác cho gia đình đó. Theo bà, ở Việt Nam nếu mỗi gia đình chỉ cần bỏ ra từ 5 - 10 phút/ngày để phân loại rác, thì sẽ tiết kiệm hàng tỷ đồng/ngày cho các nhà máy xử lý và tái chế rác thải. Do đó, điều mà PGS.TS Tăng Thị Chính mong muốn là công tác tuyên truyền về ý thức cho người dân được đẩy mạnh hơn nữa, đặc biệt là công tác giáo dục. Phải giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người ngay từ khi còn nhỏ. Có như vậy, tư duy và nhận thức về môi trường của con người mới được cải thiện. Hà Hương.
0Công nghệ
Hạn nộp sản phẩm cho cuộc thi Bluebird Award tới hết ngày 30/8. (Ảnh: BTC). Giải thưởng Bluebird Award -cuộc thi lập trình trò chơi và ứng dụng trên thiết bị di động tại Việt Nam đã chính thức khởi động vào ngày 22/6 tại Hà Nội. Năm nay, giải nhất của cuộc thi này sẽ là tấm vé tham dự Hội thảo lớn nhất thế giới về phát triển game (Game Developer Conference) vào tháng 2/2018 tại Mỹ - cùng với nhà phát triển game độc lập Nguyễn Hà Đông - cũng chính là nhà tài trợ cho giải nhất của Bluebird Award 2017. Bên cạnh đó, hệ thống các giải thưởng của cuộc thi còn được tài trợ bởi tập đoàn công nghệ CMC, tập đoàn tài chính VPBank, các đơn vị ngành game như VNG, VGames, Onesoft. Đáng chú ý, ở Vòng Chung kết, thí sinh tham gia sẽ nhận được sự hỗ trợ tư vấn sản phẩm đến từ các chuyên gia đầu ngành game như VNG, Divmob, Pine Entertainment, Hiker Game, Appota đối với mảng game và các đại diện tập đoàn lớn đến từ VPBank, VNPT, CMC đối với mảng ứng dụng (App). Tiêu chí chấm với giải thưởng này là tính sáng tạo, mức độ hoàn thiện sản phẩm, tính hấp dẫn (với Game) hoặc tính thực tiễn (với App), tính thương mại hóa và điểm cộng của giám khảo. Tại Vòng Chung kết xếp hạng, thí sinh sẽ được tính bổ sung 30% số điểm từ chỉ số người dùng trên kho ứng dụng bên cạnh 70% điểm đánh giá của Hội đồng Giám khảo. Bluebird Award được Bluebird jsc tổ chức hàng năm (kể từ năm 2015), dành riêng cho giới lập trình game/app trên thiết bị di động. Chương trình nhằm phát hiện và khuyến khích cá nhân, nhóm, doanh nghiệp Việt Nam phát triển những ứng dụng và trò chơi trên thiết bị di động có tính sáng tạo, giải trí và giáo dục, góp phần đưa các nhân tố này tham gia vào thị trường toàn cầu./.
0Công nghệ
"Clean & Security VPN" lọt top các ứng dụng cho doanh thu lớn. (Nguồn: medium.com). Ảnh hưởng tiêu cực. Năm 2014, trò chơi Flappy Bird của Nguyễn Hà Đông gây ra sự chú ý cho cộng đồng công nghệ và người dùng toàn cầu, nhiều chuyên gia đã cho rằng đây là một bước đánh dấu vị trí của lập trình viên Việt trên bản đồ công nghệ với những trò chơi, ứng dụng quốc tế. Từ sau cú hích của chú chim đập cánh ấy, những người làm lập trình Việt đã thêm quyết tâm để đưa sản phẩm của mình ra thế giới. Trong số đó, có những ứng dụng đã trở nên nổi tiếng, có cộng đồng người dùng rộng khắp như Khu vườn trên mây, Dead Target (của VNG), Monkey Junior (Early Start), Politaire (Pine Entertainment). Với những nỗ lực ấy, các sản phẩm Việt đang có những bước tiến vững vàng. Nhưng mới đây, trang medium.com lại đăng tải bài viết của chuyên gia Johnny Lin về ứng dụng Clean & Security VPN và bóc mẽ nhà phát triển Ngan Vo Thi Thuy đã thu về số tiền lên tới 80.000 USD mỗi tháng trong khi ứng dụng không mang lại nhiều giá trị. Và, sau khi dư luận trong nước đăng tải thông tin vào ngày 13/6, cùng ngày, ứng dụng này đã không còn tồn tại trên Apple Store. Trao đổi với phóng viên VietnamPlus, đại diện của Bluebird Award (thi lập trình trò chơi và ứng dụng trên thiết bị di động) cho rằng đây là hành động không đẹp. Tình trạng này không phải bây giờ mới có mà luôn tồn tại trong ngành di động nói chung và trò chơi, ứng dụng nói riêng. Đồng tình, anh Thái Thanh Liêm (sáng lập Pine Entertainment, sở hữu Politaire -được Apple đã chọn là một trong 10 tựa game hay nhất của năm 2016) cho rằng, cá thể này [tác giả của Clean & Security VPN-pv] không chỉ có ở Việt Nam mà các nước khác như Trung Quốc cũng có tương đối nhiều. Anh Liêm cũng nhận định sẽ không có chuyện Apple hoặc Google cạch mặt các nhà phát triển Việt khi những gã khổng lồ này đang định hướng phát triển với cái nhìn tích cực với cộng đồng lập trình viên và thị trường smartphone ở Việt Nam. Tuy nhiên, trở ngại lớn sẽ đến từ người dùng quốc tế và cái nhìn của họ về những sản phẩm Made in Vietnam sau sự việc này là có, anh Liêm thẳng thắn. Vị đại diện của Bluebird Award cũng cho rằng, sự việc này sẽ có ảnh hưởng rất không tốt tới cộng đồng các nhà phát triển Việt Nam, đặc biệt là các nhà phát triển độc lập hoặc các studio quy mô vừa và nhỏ. Thức tỉnh? Phân tích sự việc của Clean & Security VPN, Thái Thanh Liêm cho rằng cá thể này vận hành ứng dụng dưới dạng cá nhân, nếu bị Apple hoặc Google phát hiện, họ sẽ tạo tài khoản khác và tiếp tục đưa ứng dụng lên nên rất khó kiểm soát. Anh Liêm cho rằng, Việt Nam cũng thuộc nhóm quốc gia có ít hiểu biết về làm trò chơi, ứng dụng so với bạn bè trên thế giới, tính sáng tạo thường bị coi nhẹ trong quá trình làm sản phẩm. Bởi vậy, nhiều người thường dùng chiêu trò, thủ thuật để đưa ứng dụng tới tay người dùng, tăng số lượng sử dụng. Tôi hy vọng Google và Apple sẽ có cơ chế kiểm duyệt tốt hơn để bảo đảm quyền lợi của khách hàng cũng như tạo thêm niềm tin cho người mua ứng dụng, bảo vệ những nhà phát triển chân chính, anh Liêm bày tỏ. Vị chuyên gia này cũng khuyến nghị các lập trình viên nên tập trung vào sáng tạo chất lượng của ứng dụng để tạo điểm phóng cho mình. Đây cũng là điểm cộng được Apple và Google ủng hộ. Là một trong những đơn vị tổ chức thi lập trình tại Việt Nam, đại diện Bluebird Award cho biết công cuộc thay đổi nhận thức trong cộng đồng làm sản phẩm vẫn là một bài toán khó. Bởi vậy, Bluebird Award này sẽ tạo ra sân chơi sạch, nhằm thay đổi định kiến xã hội và tư duy của những nhà phát triển sản phẩm Việt Nam. Bluebird Award lần thứ ba được phát động vào 22/6 tới. Và, ngay từ năm đầu tiên của mùa giải, chúng tôi đã có những yêu cầu nghiêm ngặt trong quy định của cuộc thi. Ngoài việc không được vi phạm các chính sách của Google, Apple, Ban tổ chức còn đưa ra những quy định để giảm thiểu việc thí sinh clone (sao chép ý tưởng) sản phẩm đã có trên thị trường. Việc kiểm duyệt sản phẩm cũng rất khắt khe khi hội đồng duyệt từng sản phẩm trong nhiều ngày, đại diện đại diện Bluebird Award nói. Nhận định vài năm gần đây cộng đồng làm game, ứng dụng đã có cái nhìn nghiêm túc hơn trước về sản phẩm của mình, c anh Thái Thanh Liêm hy vọng qua vụ việc Clean & Security VPN bị bóc mẽ, những người làm lập trình game, ứng dụng còn mơ hồ sẽ thức tỉnh để tạo ra những sản phẩm đem lại giá trị cho người dùng. Và, có lẽ, chỉ có vậy, những tựa game, ứng dụng của các lập trình viên Việt Nam mới thực sự tạo nên chỗ đứng vững chắc trong lòng người dùng toàn cầu. Theo VietnamPlus.
0Công nghệ
"Clean & Security VPN" lọt Top các ứng dụng cho doanh thu lớn. (Nguồn: medium.com). Trước thông tin về ứng dụng Clean & Security VPN của nhà phát triển mang tên Ngan Vo Thi Thuy bị bóc mẽ là đem lại ít giá trị nhưng thu về hơn 80.000 USD mỗi tháng, chuyên gia trong lĩnh vực lập trình cho rằng, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý của người dùng đối với những sản phẩm Made in Vietnam. Ảnh hưởng tiêu cực. Năm 2014, trò chơi Flappy Bird của Nguyễn Hà Đông gây ra sự chú ý cho cộng đồng công nghệ và người dùng toàn cầu, nhiều chuyên gia đã cho rằng đây là một bước đánh dấu vị trí của lập trình viên Việt trên bản đồ công nghệ với những trò chơi, ứng dụng quốc tế. Từ sau cú hích của chú chim đập cánh ấy, những người làm lập trình Việt đã thêm quyết tâm để đưa sản phẩm của mình ra thế giới. Trong số đó, có những ứng dụng đã trở nên nổi tiếng, có cộng đồng người dùng rộng khắp như Khu vườn trên mây, Dead Target (của VNG), Monkey Junior (Early Start), Politaire (Pine Entertainment). Với những nỗ lực ấy, các sản phẩm Việt đang có những bước tiến vững vàng. Nhưng mới đây, trang medium.com lại đăng tải bài viết của chuyên gia Johnny Lin về ứng dụng Clean & Security VPN và bóc mẽ nhà phát triển Ngan Vo Thi Thuy đã thu về số tiền lên tới 80.000 USD mỗi tháng trong khi ứng dụng không mang lại nhiều giá trị. Và, sau khi dư luận trong nước đăng tải thông tin vào ngày 13/6, cùng ngày, ứng dụng này đã không còn tồn tại trên Apple Store. [Ứng dụng Việt gian lận kiếm hơn 80.000 USD mỗi tháng qua AppStore?]. Trao đổi với phóng viên VietnamPlus, đại diện của Bluebird Award (thi lập trình trò chơi và ứng dụng trên thiết bị di động) cho rằng đây là hành động không đẹp. Tình trạng này không phải bây giờ mới có mà luôn tồn tại trong ngành di động nói chung và trò chơi, ứng dụng nói riêng. Đồng tình, anh Thái Thanh Liêm (sáng lập Pine Entertainment, sở hữu Politaire -được Apple đã chọn là một trong 10 tựa game hay nhất của năm 2016) cho rằng, cá thể này [tác giả của Clean & Security VPN-pv] không chỉ có ở Việt Nam mà các nước khác như Trung Quốc cũng có tương đối nhiều. Anh Liêm cũng nhận định sẽ không có chuyện Apple hoặc Google cạch mặt các nhà phát triển Việt khi những gã khổng lồ này đang định hướng phát triển với cái nhìn tích cực với cộng đồng lập trình viên và thị trường smartphone ở Việt Nam. Tuy nhiên, trở ngại lớn sẽ đến từ người dùng quốc tế và cái nhìn của họ về những sản phẩm Made in Vietnam sau sự việc này là có, anh Liêm thẳng thắn. Vị đại diện của Bluebird Award cũng cho rằng, sự việc này sẽ có ảnh hưởng rất không tốt tới cộng đồng các nhà phát triển Việt Nam, đặc biệt là các nhà phát triển độc lập hoặc các studio quy mô vừa và nhỏ. Thức tỉnh? Phân tích sự việc của Clean & Security VPN, Thái Thanh Liêm cho rằng cá thể này vận hành ứng dụng dưới dạng cá nhân, nếu bị Apple hoặc Google phát hiện, họ sẽ tạo tài khoản khác và tiếp tục đưa ứng dụng lên nên rất khó kiểm soát. Anh Liêm cho rằng, Việt Nam cũng thuộc nhóm quốc gia có ít hiểu biết về làm trò chơi, ứng dụng so với bạn bè trên thế giới, tính sáng tạo thường bị coi nhẹ trong quá trình làm sản phẩm. Bởi vậy, nhiều người thường dùng chiêu trò, thủ thuật để đưa ứng dụng tới tay người dùng, tăng số lượng sử dụng. Tôi hy vọng Google và Apple sẽ có cơ chế kiểm duyệt tốt hơn để bảo đảm quyền lợi của khách hàng cũng như tạo thêm niềm tin cho người mua ứng dụng, bảo vệ những nhà phát triển chân chính, anh Liêm bày tỏ. Vị chuyên gia này cũng khuyến nghị các lập trình viên nên tập trung vào sáng tạo chất lượng của ứng dụng để tạo điểm phóng cho mình. Đây cũng là điểm cộng được Apple và Google ủng hộ. [Ứng dụng Việt kiếm 80.000 USD mỗi tháng "biến mất" khỏi Apple Store]. Là một trong những đơn vị tổ chức thi lập trình tại Việt Nam, đại diện Bluebird Award cho biết công cuộc thay đổi nhận thức trong cộng đồng làm sản phẩm vẫn là một bài toán khó. Bởi vậy, Bluebird Award này sẽ tạo ra sân chơi sạch, nhằm thay đổi định kiến xã hội và tư duy của những nhà phát triển sản phẩm Việt Nam. Bluebird Award lần thứ ba được phát động vào 22/6 tới. Và, ngay từ năm đầu tiên của mùa giải, chúng tôi đã có những yêu cầu nghiêm ngặt trong quy định của cuộc thi. Ngoài việc không được vi phạm các chính sách của Google, Apple, Ban tổ chức còn đưa ra những quy định để giảm thiểu việc thí sinh clone (sao chép ý tưởng) sản phẩm đã có trên thị trường. Việc kiểm duyệt sản phẩm cũng rất khắt khe khi hội đồng duyệt từng sản phẩm trong nhiều ngày, đại diện đại diện Bluebird Award nói. Nhận định vài năm gần đây cộng đồng làm game, ứng dụng đã có cái nhìn nghiêm túc hơn trước về sản phẩm của mình, c anh Thái Thanh Liêm hy vọng qua vụ việc Clean & Security VPN bị bóc mẽ, những người làm lập trình game, ứng dụng còn mơ hồ sẽ thức tỉnh để tạo ra những sản phẩm đem lại giá trị cho người dùng. Và, có lẽ, chỉ có vậy, những tựa game, ứng dụng của các lập trình viên Việt Nam mới thực sự tạo nên chỗ đứng vững chắc trong lòng người dùng toàn cầu./.
0Công nghệ
Samsung Vina thông báo tung phiên bản Galaxy J7 Pro màu hồng, nhắm đến khách hàng nữ nhân dịp Valentine, Tết Nguyên đán và Ngày Quốc tế Phụ nữ. Galaxy J7 Pro phiên bản màu hồng có mức giá bán lẻ đề nghị là 6.990.000 đồng. Trong dịp mở bán, người tiêu dùng sẽ được ưu đãi giảm giá 700.000 đồng từ ngày 2/2-4/2. Galaxy J7 Pro có thiết kế khác biệt so với những smartphone dòng J nói riêng và các smartphone khác nói chung. Chiếc máy có đường viền ăng-ten phía sau được thiết kế cong hình chữ U, đặt ở hai đầu trên và dưới của sản phẩm. Cách làm này khiến J7 Pro mang chút khác lạ so với những smartphone tầm trung có vẻ ngoài khá giống nhau như hiện nay. J7 Pro sở hữu camera trước và sau cùng độ phân giải 13MP. Trong đó, camera sau có khẩu độ f/1.7, thuộc nhóm smartphone có khẩu độ lớn nhất hiện nay, về lý thuyết sẽ thu ánh sáng nhiều hơn, do đó có lợi thế khi chụp ảnh ở khu vực thiếu sáng. Camera trước của máy được trang bị khẩu độ f/1.9 cũng đủ để chụp selfie trong điều kiện ánh sáng yếu; camera này có thêm đèn flash LED trợ sáng. Ngoài ra, camera cũng được trang bị những tính năng làm đẹp khi chụp selfie. Máy có thiết kế kim loại nguyên khối và kính màn hình cong 2.5D. Các màu bán ra cũng khá thu hút: xanh ánh bạc, đen, vàng kim, và phiên bản màu hồng mới. J7 Pro sử dụng bộ xử lý 8 nhân, RAM 3GB, bộ nhớ trong 32GB có khe cắm thẻ nhớ. Chiếc máy có màn hình 5,5 inch độ phân giải FullHD. Hải Đăng.
0Công nghệ
Tàu cá vỏ thép đầu tiên được bàn giao cho ngư dân Quảng Ngãi vươn khơi bám biển, bảo vệ chủ quyền. Để bổ sung vào đội tàu đánh bắt xa bờ của ngư dân Quảng Ngãi và dần dần thay thế tàu vỏ gỗ truyền thống, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi chủ trương phối hợp với các đơn vị đầu tư đóng tàu vỏ sắt cho ngư dân vươn khơi bám biển thực hiện chủ trương phát triển kinh tế biển đồng thời bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Đây là tàu vỏ thép đầu tiên được đóng thí điểm cho ngư dân, tàu có chiều dài 25,2m; rộng 7,5m; cao 3,6m trọng tải 120 tấn, công suất máy 900 CV; vận tốc từ đạt từ 9-11 hải lý/ giờ. Tàu có 6 khoang hàng chính chứa cá, thực phẩm, ngư lưới cụ, trên tàu được trang hệ thống đánh bắt hiện đại như bị ra đa, định vị toàn cầu, cứu hỏa, máy dò cá, hầm cá được đóng bằng nhựa cách nhiệt, tàu vỏ thép có tính năng ưu việt hơn tàu có thể hoạt động trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, chịu đựng sóng gió cao, thời gian bảo dưỡng định kỳ là 3 năm một lần nên tiết kiệm chi phí đáng kể cho ngư dân. Tổng giá trị con tàu chưa trang bị ngư lưới cụ là 6,5 tỉ đồng do Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam đầu tư, Công ty TNHHMTV đóng tàu Nha Trang thi công. Văn Tánh.
0Công nghệ
Với quy mô này, dự án dự kiến sẽ có vốn đầu tư lên tới hàng tỷ USD vì thông thường tại các dự án điện BOT hiện nay, một dự án có công suất khoảng 1.200 MW đã có vốn đầu tư dự kiến khoảng 2 tỷ USD. Theo kế hoạch, dự án sẽ được triển khai làm 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn I, Công ty đầu tư xây dựng nhà máy sử dụng công nghệ siêu tới hạn, với công suất lên đến 2.400 MW, thời gian vận hành thương mại dự kiến là năm 2028. Minh Quang. Minh Quang.
0Công nghệ
Thứ trưởng Bộ TT &TT; Hoàng Vĩnh Bảo phát biểu tại hội thảo. Ngày 28/12/2017, tại TP.HCM, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức hội thảo Đánh giá hoạt động cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử 2017, nhằm đánh giá tổng quát về hoạt động cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng trong thời gian vừa qua, những khó khăn, vướng mắc và đề xuất một số các giải pháp thúc đẩy ngành công nghiệp trò chơi điện tử trên mạng phát triển tại Việt Nam. Chủ trì hội thảo có ông Hoàng Vĩnh Bảo, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, ông Lê Quang Tự Do, Phó cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử, thành phần tham dự là các doanh nghiệp đang kinh doanh trong nước và các cơ quan ban ngành liên quan. Vẫn nóng chuyện quản lý game xuyên biên giới. Phát biểu tại hội thảo ông Nguyễn Thanh Hưng, Giám đốc công ty VTC Intecom tiếp tục đặt ra vấn đề về việc quản lý các game nước ngoài cung cấp xuyên biên giới hiện nay. Dẫn số liệu thực tế ông Hưng cho biết, theo chia sẻ từ đại diện Google, số lượng người dùng tại Việt Nam tải các game trong nước cung cấp trên kho ứng dụng này chỉ chiếm 26% trong khi đó game nước ngoài cung cấp chiếm tới 74%. Trong khi các cơ chế quản lý hiện nay chỉ siết chặt doanh nghiệp trong nước còn doanh nghiệp nước ngoài không bị quản lý vẫn phát triển bình thường, khiến cho doanh nghiệp trong nước rất thiệt thòi. Ông Nguyễn Thanh Hưng, giám đốc VTC Intecom phát biểu tại hội thảo. Việc các game nước ngoài hoạt động thông qua các kho ứng dụng như Google, Applekhiến cho việc thất thu thuế của nhà nước ngày càng lớn hơn, vì thế cơ quan quản lý cần có các chính sách để quản lý, bởi doanh nghiệp nước ngoài đang thu tiền ở thị trường trong nước thì bắt buộc phải đóng thuế ở đây. Đồng quan điểm, ông Phạm Quốc Thắng, CEO của CMN Online cũng lo ngại về con số game nước ngoài đang được cung cấp xuyên biên giới tại Việt Nam. Việc game trong nước chỉ chiếm 26% trong khi game nước ngoài chiếm tới 74% lượt tải của người dùng là một vấn đề lớn, cơ quan quản lý cần xem lại. Thanh toán: Telco chiếm doanh thu quá lớn, Google và Apple chèn ép. Đại diện VNG đặt ra vấn đề thanh toán tại hội thảo. Thanh toán game trở thành một đề tài nóng tại buổi hội thảo và đa phần các doanh nghiệp đều cho rằng các nhà mạng đang chiếm doanh thu quá lớn. Cụ thể, theo đại diện VNG, tại Việt Nam đang tồn tại 5 hình thức thanh toán cho game online là thanh toán qua thẻ nhà mạng, SMS, thu hộ qua thẻ thanh toán quốc tế, sử dụng các cổng thanh toán trung gian như ví điện tử và nhà phát hành tự phát hành thẻ để thu (chỉ một số nhà phát hành lớn). Tuy nhiên, so với các nước trên thế giới doanh thu qua thẻ của nhà mạng hiện nay chiếm rất lớn trong lĩnh vực thanh toán game khi tính cả SMS lên tới gần 65%, một điều trái ngược, bởi trên thế giới hay ngay tại Trung Quốc tỉ lệ này chiếm rất ít, họ chủ yếu thanh toán qua ví điện tử. Đây là một vấn đề cần xem lại trong bối cảnh xã hội đang thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay. Một điều nữa đại diện của VNG cũng đặt ra là việc Google và Apple bắt buộc các nhà phát hành phải sử dụng kênh thanh toán riêng của mình mới được đưa game lên (hiện thanh toán qua Google và Apple chiếm 13-15%), nếu không sử dụng phương thức thanh toán của họ sẽ không được đưa game lên, vì thế cơ quan quản lý cần có các biện pháp để bảo vệ doanh nghiệp trong nước tránh bị chèn ép. Và theo đại diện VNG, để giải quyết vấn đề thanh toán, cơ quan quản lý cần ban hành quy định cụ thể cho hoạt động phát hành thẻ thanh toán trò chơi điện tử trên mạng. Có các chính sách thúc đẩy sử dụng thẻ ngân hàng, ví điện tử để tiến tới mục tiêu xã hội không dùng tiền mặt. Ông Phạm Quốc Thắng, CEO CMN phát biểu tại hội thảo. Cũng theo ông Thắng việc dùng thẻ viễn thông thanh toán quá nhiều cũng nảy sinh nhiều vấn đề như lừa đảo trên mạng, và do thanh toán bằng thẻ viễn thông thì không có hóa đơn, doanh nghiệp lại phải đi mua hóa đơn gây ra các vấn đề thất thu về thuếChính vì thế theo ông Thắng nên có phương án hạn chế thanh toán game bằng thẻ của nhà mạng, khuyến khích các thẻ thanh toán doanh nghiệpÔng Phạm Quốc Thắng, CEO của CMN Online cũng đặt ra vấn đề về tỉ lệ ăn chia qua việc dùng thẻ cào của nhà mạng để thanh toán cho game. Cụ thể theo ông Thắng nhà mạng đang lấy tỉ lệ quá lớn doanh thu khi thanh toán cho game, doanh nghiệp làm ra 100 đồng thì nhà mạng ăn hết gần 20 đồng. Hiện thanh toán cho 1 game nhà mạng ăn doanh thu từ 18-20%, nếu tính các chi phí như tiền bản quyền game (chiếm 20-25%), chi phí marketing (chiếm 35-45%) tính ra doanh thu một game nhà phát hành thu về chỉ còn 13-15%, trong đó khấu hao nhân sự, vận hànhkhoảng 10%, thì lợi nhuận thu về chỉ còn 3-5%, con số quá ít. Về vấn đề Google và Apple bắt doanh nghiệp phải sử dụng phương thức thanh toán của họ khi đưa game lên kho ứng dụng, theo ông Nguyễn Thanh Hưng, Giám đốc Intecom chia sẻ thêm, doanh nghiệp trong nước bị chèn ép rất nhiều, thậm chí bắt buộc phải dùng khi doanh nghiệp trong nước không thể đàm phán được với họ. Theo ông Hưng, cơ quan quản lý cần có tiếng nói, tạo một kênh đối thoại cho doanh nghiệp trong nước để có thể ngồi lại với họ để thúc đẩy doanh nghiệp trong nước phát triển. Trước những vấn đề nóng trong quản lý game online ở trên, ông Hoàng Vĩnh Bảo, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước, Bộ Thông tin và Truyền thông sau khi tiếp thu ý kiến của doanh nghiệp sẽ rà soát lại. Theo đó, các vấn đề thuộc về trách nhiệm quản lý nhà nước sẽ xử lý sớm để hỗ trợ doanh nghiệp nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành. Tuy nhiên, theo Thứ trưởng, doanh nghiệp khi thấy các bất cập trong quản lý cần ý kiến trao đổi ngay với cơ quan chức năng bằng nhiều hình thức, chứ không phải là để tổ chức hội thảo như thế này mới ý kiếnđể sớm được hỗ trợ giải quyết. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần lưu ý về cách truyền thông để xã hội có cái nhìn khác hơn về game online, bởi mặc dù hiện cách nhìn về game đã có chuyển biến nhưng vẫn cần được truyền thông nhiều hơn nữa, đặc biệt là công tác tự truyền thông từ các doanh nghiệp ra xã hội. Lê Mỹ.
0Công nghệ
Tại sự kiện, Hiệp hội Internet đã công bố kết quả bình chọn 10 cá nhân có ảnh hưởng lớn nhất đến Internet Việt Nam trong một thập kỷ (2007 - 2017) do Hiệp hội Internet và ICTnews phối hợp tổ chức. 10 cá nhân này được bình chọn trên danh sách 21 cá nhân được đề cử do các nhà báo theo dõi lĩnh vực CNTT, doanh nghiệp thành viên của Hiệp hội đề cử. Các đề cử và bình chọn dựa trên các tiêu chí như: Cá nhân có đóng góp xuất sắc, hiệu quả về chính sách, chiến lược để thúc đẩy sự phát triển Internet Việt Nam... Theo đó, 10 cá nhân được vinh danh bao gồm: Ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT; ông Nguyễn Trung Chính - Chủ tịch Hội đồng Quản trị CMC; ông Nguyễn Mạnh Hùng - TGĐ Tập đoàn Viettel; ông Trần Mạnh Hùng - Chủ tịch Tập đoàn VNPT; ông Vũ Hoàng Liên - Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam. Ông Lê Hồng Minh - Chủ tịch Công ty cổ phần VNG; ông Nguyễn Tử Quảng - Chủ tịch Tập đoàn công nghệ Bkav. Ông Lê Nam Thắng - nguyên Thứ trưởng Bộ TT-TT; ông Thang Đức Thắng - Tổng biên tập Báo điện tử VnExpres; ông Mai Liêm Trực - nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông. 10 doanh nghiệp ứng dụng và nội dung số có ảnh hưởng lớn nhất đến Internet Việt Nam - Ảnh: Hiệp hội Internet Việt Nam. Cũng tại sự kiện, Hiệp hội cũng công bố 10 doanh nghiệp ứng dụng và nội dung số có ảnh hưởng lớn nhất đến Internet Việt Nam trong một thập kỷ (2007-2017). Việc bình chọn này do ICTnews phối hợp với Hiệp hội Internet Việt Nam thực hiện với sự bình chọn của Câu lạc bộ Nhà báo CNTT, những nhà báo CNTT phía Nam, doanh nghiệp của Hiệp hội Internet Việt Nam và độc giả. Hiệp hội Internet cho biết, các đề cử và bình chọn dựa trên những tiêu chí như: Doanh nghiệp cung cấp nội dung số phổ cập đến cho nhiều người dùng Internet Việt Nam; Doanh nghiệp phát triển các dịch vụ, ứng dụng trên Internet để đưa ra các tiện ích và có ảnh hưởng lớn xã hội; Doanh nghiệp cung cấp các giải pháp trên nền tảng Internet cho số lượng lớn cá nhân và doanh nghiệp sử dụng. Dựa trên bình chọn của các nhà báo theo dõi lĩnh vực CNTT, doanh nghiệp thành viên của Hiệp hội Internet Việt Nam và độc giả đã vinh danh 10 doanh nghiệp bao gồm: VNG, FPT Online, Nhaccuatui, VNPT Media, Viettel Media, Nexttech, Tiki, Topica, VCCorp, VTC Intecom. Thu Anh.
0Công nghệ
Giới thiệu công nghệ điện toán đám mây. Điện toán đám mây ( ĐTĐM ) hay Cloud Computing không còn là một khái niệm xa lạ trong môi trường CNTT hiện nay. Thực tế, ý tưởng về ĐTĐM đã ra đời từ giữa những năm 1950, khi mà các tổ chức bắt đầu sử dụng siêu máy tính ( large-scale mainframe computer ) song do chi phí quá cao nên họ bắt đầu thử nghiệm phương thức chia sẻ ( time-sharing ) để tối đa hóa lợi nhuận đầu tư ( ROI ). Phương thức này cho phép nhiều cá nhân cùng sử dụng năng lực tính toán của máy chủ từ máy trạm của họ. Có thể nói đây là một trong những tiền đề đầu tiên cho mô hình dịch vụ ĐTĐM sau này. Vào tháng 09/2011, Viện nghiên cứu Tiêu chuẩn và Công nghệ quốc tế ( National Institute of Standards and Technology NIST ) đã chính thức đưa ra định nghĩa về công nghệ điện toán đám mây như sau: Điện toán đám mây là một mô hình cho phép truy cập mạng thuận tiện, theo nhu cầu đến một kho tài nguyên điện toán dùng chung, có thể định cấu hình: mạng, máy chủ, lưu trữ, ứng dụng có thể được cung cấp và thu hồi một cách nhanh chóng với yêu cầu tối thiểu về quản lý hoặc can thiệp của nhà cung cấp dịch vụ. Các đặc tính cơ bản của Điện toán đám mây. Trong báo cáo của NIST còn mô tả rõ công nghệ điện toán đám mây về cơ bản có thể được mô tả gói gọn bao gồm 5 đặc tính cơ bản: Tự phục vụ theo nhu cầu (On-demand self-service): Khách hàng có thể đơn phương đăng ký mới/bổ sung các tính năng, dịch vụ theo nhu cầu như tăng năng lực tính toán máy chủ, dung lượng lưu trữ, Hệ thống sẽ tự động đáp ứng mà không cần bất kỳ sự can thiệp hay tương tác nào về mặt con người của nhà cung cấp dịch vụ. Truy cập mạng rộng rãi (Broad network access): Khả năng truy cập dễ dàng thông qua môi trường Internet và hỗ trợ trên đa nền tảng thiết bị như PC/laptop, các thiết bị di động mobile, tablet, Tổng hợp tài nguyên (Resource pooling): Tài nguyên máy tính (hay năng lực về compute, storage) của nhà cung cấp dịch vụ ở dưới dạng cộng gộp (pooled) để phục vụ cho nhiều khách hàng đồng thời theo hình thức thuê bao. Tính đàn hồi nhanh chóng (Rapid elasticity): Khả năng co dãn nhanh chóng cả trong quá trình cung cấp cũng như thu hồi dịch vụ, đa phần là hoàn toàn tự động theo nhu cầu của khách hàng và thường là ở mức không giới hạn. Dịch vụ được đo đếm (Measured service): Dịch vụ có khả năng tự động kiểm soát và tối ưu hóa tài nguyên bằng cách phân chia, đo đạc, số lượng cụ thể hóa từng loại dịch vụ (ví dụ như lưu trữ, băng thông, năng lực xử lý, số lượng người dùng,). Tài nguyên sử dụng được giám sát và báo cáo, đảm bảo minh bạch đối với cả khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ. Giới thiệu Microsoft Azure. Điện toán đám mây đã trở thành một xu thế không thể thay đổi. Từ các công ty về công nghệ, các nhà cung cấp dịch vụ tới các doanh nghiệp những khách hàng sử dụng dịch vụ đều bị ảnh hưởng bởi xu thế này và buộc phải thích nghi với nó. Gã khổng lồ Microsoft cũng không phải là ngoại lệ. Dịch vụ điện toán đám mây Microsoft Azure được công bố vào tháng 10/2008 và lần đầu tiên ra mắt vào tháng 02/2010 với cái tên ban đầu là Windows Azure. Tháng 03/2014, dịch vụ con cưng của Microsoft chính thức đổi tên thành Microsoft Azure. Tới nay, Microsoft Azure đã cho ra đời hơn 600 dịch vụ khác nhau trên nền tảng cloud của mình, đáp ứng đầy đủ cho mọi nhu cầu cần thiết cho doanh nghiệp vận hành và các nhà phát triển nghiên cứu như: Compute service: virtual machines, service fabrics. App services (web app, mobile app, logic app, APIs). Storage service. Networking service (VPN, Traffic Manager, CDN). Database service (SQL, DocumentDB). Intelligence and Analytics (HDInsight, Machine learning, Cognative service, Power BI). Security and Identity (Azure Active Directory, Security Center). Developer Tools (Visual Studio team services, Application Insights). Không chỉ có một catalog đồ sộ các dịch vụ được hỗ trợ và được đầu tư nguồn lực khổng lồ để liên tục cải thiện, tối ưu hóa các dịch vụ, Microsoft còn tự hào là nhà cung cấp dịch vụ Public Cloud có cơ sở hạ tầng đồ sộ nhất hiện nay với số lượng các khu vực có xây dựng data center ( Region ) lên tới 34 điểm chính thức trên khắp thế giới và thêm 04 điểm đã được công bố kế hoạch triển khai. Quy mô hạ tầng của Microsoft Azure thậm chí vượt qua tổng số Region của cả hai đối thủ cạnh tranh lớn nhất là Amazon và Google cộng lại. Mặc dù cũng còn các hạn chế, hiện tại cùng với sự nỗ lực phát triển kinh doanh mảng Cloud của Microsoft và các đối tác ( Partner ) trong hai năm qua, một số khách hàng đã bắt đầu sử dụng dịch vụ điện toán đám mây để phục vụ cho công việc kinh doanh của mình. Chủ yếu ở thị trường Việt Nam mảng Cloud được khách hàng sử dụng phần nhiều là IaaS ( VMs, Backup, Storage ). Ngoài ra một số công ty thương mại điện tử, tài chính, ngân hàng, bán lẻ cũng đang quan tâm đến việc xây dựng những ứng dụng mới trên nền PaaS. HPT với kinh nghiệm triển khai Azure. Đối với HPT, từ thời điểm 2015 cho đến nay cũng đã được tham gia một số các khóa đào tạo chuyên sâu về Azure của Microsoft tổ chức đào tạo riêng cho các Partner là SI lớn ở Việt Nam, sau đó được trải nghiệm thực tế thông qua các PoC cho khách hàng tiềm năng (khoảng 15 case PoC trong năm 2016), từ đó thu được kiến thức quan trọng để có khả năng sẵn sàng trong việc triển khai một số nhóm dịch vụ tích hợp trên Azure như IaaS, EMS, OMS. Tại Việt Nam cho tới thời điểm này mới chỉ có 2 Partner của Microsoft đạt được cấp độ Silver Cloud Patform, trong đó có HPT. HPT với nhiều năm là đơn vị SI có tên tuổi trên thị trường, có lợi thế cạnh tranh về một số mảng tích hợp hệ thống Infrastructure, Security, Deploy & Manage Services. Với xu hướng công nghệ mới trên Azure của Microsoft, một số chuyên gia của hãng nhận định HPT rất có tiềm năng trong việc khai thác một số mảng dịch vụ đang là xu hướng thực tiễn của thị trường: Security, App Migration, Managed Services. Đầu năm 2017, HPT được Microsoft tin tưởng lựa chọn triển khai PoC giải pháp về hạ tầng Cloud Azure ( Iaas, EMS, Office 365 ) cho Ngân hàng MBBank, vốn đang là một trong những đơn vị đầu tiên đầu tư (60.000 USD/năm) để thử nghiệm phát triển các ứng dụng dịch vụ của họ trên môi trường Cloud Azure của Microsoft. Kết luận. Mặc dù còn chưa thực sự phát triển và còn vướng mắc bởi nhiều nguyên nhân khách quan, song có thể thấy được tương lai của dịch vụ điện toán đám mây nói chung và của Microsoft Azure nói riêng tại thị trường Việt Nam. Nếu như cách đây khoảng hai năm, Microsoft chỉ mới đặt trọng tâm vào phát triển và bán dịch vụ Office 365 (một dịch vụ Cloud điển hình cho người dùng văn phòng), thì tới nay Microsoft đã thực sự đẩy mạnh Azure vào thị trường còn rất nguyên sơ này. Một số case study lớn như BigC hay gần đây là thương vụ hợp tác giữa Microsoft với VTC Intecom nhằm triển khai, cung cấp các dịch vụ cho khách hàng quốc tế. Đây là những điểm sáng, đánh dấu những bước phát triển bền vững của Microsoft Azure tại Việt Nam. Có thể thấy, khi mà nước nhà đang trong quá trình hội nhập mạnh mẽ dẫn tới sự cạnh tranh gay gắt trong thị trường nội địa, cộng với những thay đổi tất yếu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì càng khẳng định xu thế tất yếu của thị trường là phải thích nghi và thay đổi. Chỉ có sự thay đổi tích cực mới mang lại năng suất lao động, hiệu quả đầu tư, giảm chi phí giúp doanh nghiệp đứng vững, ổn định và ngày một phát triển hơn. BBT.
0Công nghệ
Ông Lê Hồng Việt, Giám đốc Công nghệ FPT trao Quyết định thành lập Công ty cổ phần an toàn thông tin CyRadar cho Nhà sáng lập CyRadar Nguyễn Minh Đức. CyRadar là dự án khởi nghiệp về an toàn thông tin, được phát triển bởi nhóm nghiên cứu bảo mật tại Ban Công nghệ FPT và nhận được sự hỗ trợ đầu tư của FPT. CyRadar hướng tới việc áp dụng các công nghệ mới như công nghệ học máy (Machine Learning) và phân tích dữ liệu lớn (Big Data) để phát hiện và ngăn chặn sớm hơn các cuộc tấn công mạng - điều mà các giải pháp truyền thống đang gặp khó khăn. Sau hơn 1,5 năm được FPT ươm tạo và thử nghiệm trong môi trường doanh nghiệp, CyRadar vừa chính thức được FPT cho ra ở riêng, trở thành công ty cổ phần độc lập trong lĩnh vực an toàn thông tin, được tự chủ trong quá trình phát triển kinh doanh. FPT trở thành nhà đầu tư của CyRadar. Nhận định sự ra đời của Công ty cổ phần an toàn thông tin CyRadar là cơ hội để đơn vị phát triển sản phẩm cũng như đánh giá nhu cầu của các khách hàng, ông Nguyễn Minh Đức - Giám đốc điều hành, Nhà sáng lập CyRadar chia sẻ: Chúng tôi đều hiểu câu chuyện mới chỉ bắt đầu và còn rất nhiều khó khăn ở phía trước. Đương nhiên trong quá trình làm, chúng tôi đều hiểu sẽ còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, phải chịu đựng để sắp tới đương đầu với nhiều sóng gió hơn. Cảm ơn FPT đã nuôi dưỡng và đồng hành cùng chúng tôi. CyRadar là một dự án khởi nghiệp do Tập đoàn FPT ươm tạo và phát triển. Sản phẩm đầu tiên của CyRadar là bộ giải pháp dành cho doanh nghiệp - CyRadar Advanced Threat Protection. Chia sẻ về câu chuyện khởi nghiệp, đại diện CyRadar cho biết, suốt 30 năm qua, cuộc chiến giữa các phần mềm diệt virus (AV) và mã độc ngày càng trở nên cam go hơn bao giờ hết. Trong khi mã độc được viết ra một cách chủ động, phát triển một cách tinh vi thì các phần mềm hiện nay vẫn gặp hạn chế về vấn đề công nghệ: chỉ sử dụng signature-based (theo mẫu) hoặc behaviour-based (theo hành vi) để phát hiện mã độc. Trong quá trình nghiên cứu và phân tích nhiều cuộc tấn công nhằm vào các tổ chức lớn, nhà sáng lập CyRadar đã nhận ra số lượng mã độc được sử dụng nhiều gấp 8 lần số lượng mã độc được sử dụng nhiều gấp 8 lần số lượng các máy chủ điều khiển. Như vậy, thay vì quét tất cả các file để tìm mã độc theo phương pháp truyền thống, CyRadar lựa chọn phương án phân tích các kết nối mạng dựa trên dữ liệu lớn, thông qua việc xây dựng Bản đồ mã độc chỉ ra các vùng nguy hiểm. Đặc biệt, nhóm cũng đã đăng ký 2 sáng chế cho Bản đồ mã độc và hiện đã được Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam chấp nhận hợp lệ. Từ ý tưởng Bản đồ mã độc, sản phẩm đầu tiên mà CyRadar quyết định hướng đến là bộ giải pháp dành cho doanh nghiệp - CyRadar Advanced Threat Protection. CyRadar sẽ giám sát mọi con đường truy cập vào ra Internet của doanh nghiệp từ Web, Mail, DNS để phát hiện sớm và ngăn chặn các cuộc tấn công. Bộ CyRadar Advanced Threat Protection gồm 3 thành phần chính là CyRadar DNS Firewall, CyRadar Secure Proxy và CyRadar Mail Scan. Giải pháp bảo mật CyRadar chạy trên một thiết bị riêng đặt trong mạng của doanh nghiệp/tổ chức, chuyên phân tích lưu lượng mạng để phát hiện các cuộc tấn công nâng cao. CyRadar không sử dụng các phần mềm chuyên dụng được cài đặt sẵn cũng như các luật hoặc dấu hiệu để phát hiện tấn công. Các công nghệ chính được CyRadar sử dụng bao gồm Bản đồ mã độc, Machine Learning, Enhanced Sandbox và Anomaly Detection. Trong đó, Bản đồ mã độc(Malware Graph) là cơ sở dữ liệu dạng đồ thị được phát triển dựa trên việc phân tích hàng chục triệu mã độc đã từng xuất hiện. Những tên miền, máy chủ và các nhóm tội phạm mạng trên thế giới sẽ được khoanh vùng thành một đồ thị khổng lồ kết nối các thành phần độc hại. Công nghệ này đã được đăng ký bằng sáng chế. Với việc ứng dụng Machine Learning (công nghệ học máy), CyRadar có thể chủ động giám sát thời gian thực tất cả các tên miền mà các nhóm tội phạm vô tình tạo ra trong quá trình tự động hóa việc triển khai tấn công. Từ đó, hệ thống chủ động phát hiện những tên miền sinh ra với mục đích xấu, ngay lập tức biết được các cuộc tấn công ngay cả khi nó chưa diễn ra. Enhanced Sandbox, cho phép tự động phân tích các tập tin nhị phân trên CyRadar Cloud. Thông qua việc xây dựng một môi trường tự động kiểm tra các file nghi ngờ được đưa vào hệ thống mạng của doanh nghiệp, với hệ thống đánh giá các hành vi độc hại, CyRadar dễ dàng phát hiện ra các cuộc tấn công mới sử dụng mã độc. Còn với việc ứng dụng công nghệ Anomaly Detection, CyRadar có thể phát hiện các hành vi bất thường trên mạng để ngăn chặn tấn công. Bằng cách giám sát mạng một cách thông minh, CyRadar có thể sớm phát hiện ra những hành vi không bình thường đang xảy ra trong mạng của tổ chức. Những sự thay đổi bất thường về kết nối tới những địa chỉ IP lạ hay sự thay đổi về băng thông, tần suất kết nối mạng, thời điểm kết nối mạng đều sẽ được CyRadar ghi nhận và chỉ ra các hành động tấn công mạng ẩn nấp trong đó. Hiện CyRadar Advanced Threat Protection đã được thử nghiệm ở một số tổ chức và được đánh giá cao như MobiFone, MoMo, Vietnamnet, FPT Telecom, VTC Intecom và một số cơ quan của Chính phủ. Về hướng phát triển trong tương lai, ông Nguyễn Minh Đức cho biết, trước mắt CyRadar hướng tới bảo vệ an toàn cho các doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam. Từ những kết quả đạt được, đơn vị hướng tới mở rộng sang thị trường trong khu vực, đồng thời cung cấp một số phần mềm để bảo vệ cho người dùng cá nhân và hộ gia đình. CyRadar dự kiến trong thời gian sắp tới sẽ cho ra mắt sản phẩm thứ hai - CyRadar Internet Shield, một cổng bảo mật (secure gateway) thế hệ mới, giúp bảo vệ người dùng trong doanh nghiệp trước mã độc tấn công qua mạng internet và email, chống tấn công lừa đảo trực tuyến, quản lý các ứng dụng có thể kết nối internet theo chính sách của doanh nghiệp. Vân Anh.
0Công nghệ
Cụ thể, lĩnh vực này đã có nhiều thay đổi lớn với các game không chỉ được phát hành ở phạm vi trong nước mà còn ra thị trường quốc tế, xuyên biên giới. Thách thức đặt ra cho các nhà quản lý trong lĩnh vực này bắt nguồn từ khó khăn trong việc kiểm soát, quản lý thanh toán xuyên biên giới. Từ thực trạng này, nhiều DN game đã e ngại xảy ra tình trạng bảo hộ ngược, khi game phát hành trong nước cần có nhiều giấy phép, đáp ứng nhiều thủ tục khắt khe, trong khi các DN game nước ngoài hoặc DN trong nước nhưng phát hành game ra thị trường quốc tế chỉ cần đặt máy chủ nước ngoài gần như làm gì cũng được. Với khách hàng, game ở đâu, máy chủ ở đâu không quan trọng bởi đường truyền internet xuyên biên giới, công cụ thanh toán cũng rất thuận tiện. Và đương nhiên, khi đó, tiền doanh thu sẽ chảy ra các công ty game nước ngoài, hoặc các công ty ở Việt Nam chuyên làm game lậu. Tốc độ phát triển game online rất nhanh, doanh thu lớn. Đây là vấn đề DN game lớn, lâu năm ở Việt Nam như VNG, VTC Intecom đã nhiều lần lên tiếng, xem là trở ngại lớn nhất trong cuộc cạnh tranh với game ngoại, cũng như sự phát triển của cộng đồng sản xuất, kinh doanh game nói riêng và nội dung số nói chung của Việt Nam. Hiện Cục PTTH-TTĐT đang làm việc cùng các DN trong lĩnh vực này, cũng như xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ TT-TT để tìm hướng tháo gỡ vấn đề, tạo nên sự bình đẳng phát triển cho DN nội. Cũng tại hội nghị, ông Lưu Vũ Hải, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty VTC, đã đề nghị Bộ TT-TT quan tâm giải quyết vấn đề Google và Apple độc quyền trong chính sách thanh toán, gây thiệt hại cho mảng nội dung số của VTC và nhiều DN nội dung số Việt Nam. Việc Google và Apple không cho các nhà cung cấp dịch vụ nội dung tích hợp cổng thanh toán riêng đã khiến DN nội dung số Việt Nam thiệt đơn thiệt kép đã được đề cập trước đây. Một mặt DN phải trả cho 2 nhà cung cấp hạ tầng xuyên biên giới 30% doanh thu, mặt khác thường xuyên gặp rủi ro khi bị người dùng trục lợi dùng mã thẻ tín dụng chùa để thanh toán dịch vụ. Mảng nội dung số đang phụ thuộc rất lớn 2 store của Google và Apple. Khó khăn lớn nhất chủ yếu tập trung vào chính sách thanh toán. Hiện Apple đã chấp nhận cho Trung Quốc tích hợp một số công cụ thanh toán hệ thống. Vì vậy, rất mong lãnh đạo Bộ T-TT quan tâm giải quyết vấn đề này. Nếu không sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của VTC trong năm 2018 - ông Lưu Vũ Hải đề nghị. Theo Thứ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Thành Hưng, vấn đề phát triển và quản lý nội dung số cũng như game đang rất nóng, bởi tốc độ phát triển nhanh, doanh thu lớn. Tuy nhiên, cần phải xem xét ý kiến của tất cả các bên liên quan để có chính sách hài hòa giữa quản lý và phát triển. Cụ thể, các DN nội dung số kêu rất nhiều về việc chính sách đang bảo hộ ngược, DN trong nước bị đối xử bất bình đẳng. Nhưng ở góc độ quản lý nội dung lại muốn xiết chặt, quản lý DN nội dung số cả về mặt nội dung và đóng thuế cho Nhà nước. Về các công ty viễn thông, sau khi cân nhắc lợi ích thu được, họ đã dành lượng lớn băng thông hiện có để hỗ trợ, khuyến mại, thậm chí làm hộ việc truyền phát nội dung số cho các DN nước ngoài như Google, Facebook. Một thực tế hiển nhiên là mảng nội dung số đang đem lại nhuận rất lớn cho các bên liên quan. Nếu các bên không cùng ngồi vào để thảo luận tìm tiếng nói chung, những mâu thuẫn vốn có hay tình trạng bảo hộ ngược sẽ khó chấm dứt. Ở đây, vai trò của Bộ TT-TT và các cơ quan chức năng hết sức quan trọng. Chả lẽ câu chuyện bảo hộ ngược bao nhiêu năm nay, nói mãi không thể thay đổi được? Trần Lưu.
0Công nghệ
Tại sự kiện Vietnam Game Summit 2017 vừa tổ chức tại Đà Nẵng, ông Lê Hồng Minh, chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc VNG đặt câu hỏi với giới làm game và kinh doanh game: Mười năm nữa, chúng ta có thể xuất khẩu được 1 tỉ USD hay không? Cử tọa ồ lên. Ông Minh đưa ra con số như để thuyết phục người nghe: Doanh thu của các game studio (trung tâm sản xuất game) Việt Nam đến từ Google Play, Apple Store trong năm 2017 khoảng 80 triệu USD. Phải biết lãng mạn! Những ai muốn làm game, muốn gắn bó lâu dài với game, phải biết liều mạng, mà theo cách những anh em làm game ở VNG hay nói đó chính là sự lãng mạn, ông Minh nói. Vị tổng giám đốc VNG đặt thêm câu hỏi với những người làm game, kinh doanh game có mặt tại sự kiện này: Bao nhiêu người làm game đủ đam mê với trò chơi này sẽ chấp nhận tất cả những thất bại, sẽ học tất cả các bài học trong năm năm, mười năm để cuối cùng làm được một sản phẩm game tầm thế giới?. Trung tâm sản xuất game của VNG. Một câu hỏi khó mà có lẽ chính ông Minh cũng chưa tìm ra được câu trả lời thỏa đáng trong tình cảnh hiện tại về cuộc sống, hệ thống pháp lý của những người làm game Việt. Nói thêm với giới làm game, ông Minh đã ví von giữa công việc làm game với cuộc thi Ironman đã 4 lần tổ chức tại Đà Nẵng: Game là sân chơi của giới trẻ. Ironman cũng là sân chơi của giới trẻ. Các bạn hãy làm game như khi tham gia Ironman để biết những vất vả của nó, nhưng cũng chứa nhiều điều thú vị. Về doanh số xuất khẩu 1 tỉ USD vào năm 2027, đó cũng là một mục tiêu lãng mạn mà ông Minh đặt ra cho chính VNG cũng như nhiều nhà sản xuất game Việt khác phải tìm cách để đạt được. Không có cơ sở nào để xác định con số đó vì tôi là doanh nghiệp, không phải là nhà quản lý. Việc cùng nhau xác định mục tiêu như vậy, nếu dám suy nghĩ về những mục tiêu rất xa, rất điên rồ, lúc đó sẽ có những câu hỏi đủ sâu để suy nghĩ, để làm nhằm đạt được khát vọng lãng mạn đó, ông Minh cười. Vượt qua những rào cản. Để về đích trong cuộc thi Ironman, người tham gia phải bơi, đạp xe và chạy bộ. Với những người làm game Việt cũng vậy, phải vượt qua các vòng thi, từ khâu viết kịch bản, đồ họa, sản xuất, tiếp thị sản phẩm đến tận tay game thủ và phải bán hàng cho bằng được. Ông Minh đã nhiều lần đăng đàn nói về thất bại của VNG trong lĩnh vực sản xuất game, như là bài học cho doanh nghiệp của ông và giới làm game Việt. Theo lời ông Minh, có một game online của VNG đã được đầu tư trong bốn năm với kịch bản, đồ họa hoàn chỉnh. Ngân sách quảng bá rầm rộ, thậm chí mời cả hoa hậu Việt Nam làm gương mặt đại diện. Vậy mà khi phát hành game này thì lại thất bại thảm hại vì người dùng không chơi. Khi khách hàng không chơi, theo ông Minh không phải là do nội dung dở mà là sản phẩm không hấp dẫn, không có tính sáng tạo. Rào cản mà nhiều nhà làm game Việt đang trăn trở chính là nguồn nhân lực. Câu chuyện này được nói đi nói lại trong những kỳ đại hội của giới làm game, nhưng đến nay vẫn còn nóng. Ông Đinh Viết Phong, giám đốc trung tâm Game di động (VTC Intecom) cho rằng, hiện nay giới làm game Việt rất tài tử, tìm người từ các trường đại học hoặc cao đẳng, vừa làm vừa học, có những lĩnh vực như phân tích game hiện kiếm không ra người. Nhiều trung tâm như NIIT, FPT đã có đào tạo về ngành game nhưng chất lượng nhân lực chưa cao. Vậy bao giờ có trường đào tạo chuyên nghiệp về game để nguồn lực chuyên nghiệp hơn?, ông Phong tiếp tục câu chuyện về đào tạo nhân lực. Làm game đã không bằng ai, nhưng khi đã có game rồi, lại không biết đưa game ra chợ. Ông Nguyễn Minh Quang (Apota) nói rằng, bốn năm kinh doanh game tại thị trường Việt Nam và cách đây hai năm phát hành game Việt ra thị trường các quốc gia Đông Nam Á, nhưng thành công thì ít mà bài học đau thương thì nhiều. Ông Phong của VTC Game thừa nhận tình cảnh của mình tương tự như Apota. Ông Minh tiết lộ, có nhiều bạn trẻ làm game rất hay, ngang cơ thậm chí là hơn Flappy Bird của Nguyễn Hà Đông, nhưng vì không biết cách kinh doanh mà những game đó chết yểu hoặc bán không được giá! Sơn, một nhà sản xuất mobile game, cho rằng, vừa làm vừa phát hành rất khó nuốt vì phải tích cực tiếp thị do nhiều sản phẩm xuất hiện cùng lúc Nhưng chọn nhà phát hành chuyên nghiệp cũng khó gặm, vì nhà phát hành muốn thấy ngay kết quả trong bối cảnh thị trường quá nhiều sản phẩm mới, còn người chơi lại nhảy game liên tục. Muốn kiếm thêm tiền cho game Việt, một sản phẩm phải tìm cách phân phối ở nhiều thị trường khác nhau, Sơn nói. Yếu tố sáng tạo cũng là điểm yếu của những người làm game Việt từ nhiều năm nay. Có những sản phẩm game, người chơi chỉ cần nhìn qua là biết copy từ đâu huống hồ dân trong nghề. Ông Minh nói rằng, có lần bản phác thảo đồ họa của VNG đã bị các đối tác Nhật Bản trả lại với tỷ lệ trên 50%, vì họ biết những chi tiết trong bản phác thảo đó được truy xuất từ đâu! Chưa có thống kê về số lượng người làm game tại Việt Nam. Có nguồn tin nói rằng, hiện nay có vài ngàn người làm game, nhưng để có game tầm cỡ quốc tế chỉ tính trên hai bàn tay. Ông Nguyễn Quang Thanh, giám đốc sở Thông tin và truyền thông Đà Nẵng, xác nhận, Nhà nước chỉ nói chung chung, còn cụ thể cho lĩnh vực game thì chưa. Ông Thanh đề nghị FPT đào tạo người làm game theo giáo án riêng để có nguồn nhân lực giỏi. Xem ra, để hướng tới mục tiêu doanh thu 1 tỉ USD/năm, người làm game và kinh doanh game tại Việt Nam phải chạy đua marathon. Còn theo cách nói của ông Minh, phải yêu nhiều lắm, phải chấp nhận hy sinh nhiều lắm, kể cả những lời thị phi. Theo Song Minh (Thế Giới Tiếp Thị).
0Công nghệ
Ông Bùi Quang Ngọc, Tổng giám đốc FPT. Tại buổi tọa đàm "Luật CNTT và định hướng phát triển trong thời gian tới" do Bộ TT&TT; tổ chức hôm 15/8/2017, nhiều doanh nghiệp đã đề cập đến sự bất bình đẳng, bảo hộ ngược trong chính sách quản lý giữa các doanh nghiệp nội dung số trong nước với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam. Cụ thể, đại diện VCCorp, VTC Intecom, Nhaccuatui cho rằng, chính sách cấp phép đối với sản phẩm dịch vụ nội dung, nhất là dịch vụ game, chính sách thuế, cơ chế kiểm duyệt nội dung đang tạo ra một sự bất bình đẳng, làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. Các ý kiến đề nghị Bộ cần nghiên cứu chuyển từ cấp phép sang hậu kiểm đối với dịch vụ game online, cũng như có cơ chế cấp phép và kiểm duyệt nội dung, thu thuế đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam. Đại diện VCCorp cho rằng, chính sách quản lý hiện nay đang bảo hộ ngược cho doanh nghiệp nước ngoài là sự thật. Doanh nghiệp trong nước đề nghị, nếu tiền thuế nhà nước không thu được của doanh nghiệp nước ngoài thì cũng đừng thu của doanh nghiệp Việt Nam. Về giấy phép, doanh nghiệp trong nước không đề nghị gỡ bỏ hoàn toàn cấp phép, nhưng cái gì gỡ được thì gỡ, cái gì siết được doanh nghiệp nước ngoài thì cần siết chặt, còn nếu không siết được thì cũng đừng siết doanh nghiệp trong nước. Doanh nghiệp trong nước mặc dù chưa làm được những sản phẩm vĩ đại như nước ngoài nhưng cũng có nhiều sản phẩm công nghệ rất tốt, có hàng chục triệu người sử dụng. Liên quan đến kiến nghị của các doanh nghiệp nội dung số, ông Bùi Quang Ngọc, Tổng giám đốc FPT cho rằng: Đối với ý kiến của các doanh nghiệp nội dung số trong nước về việc chính sách đang bảo hộ ngược cho các doanh nghiệp nước ngoài, rồi doanh nghiệp trong nước bị ngược đãi so với với doanh nghiệp nước ngoài tôi nghe không được thuận tai lắm. Chính xác ra các anh phải nói là doanh nghiệp trong nước không được ưu đãi bằng doanh nghiệp nước ngoài. "Tôi cũng không đồng tình kiến nghị bỏ giấy phép game, game vẫn cần phải được cấp phép và quản lý nội dung, tuy nhiên có thể kiến nghị bỏ bớt một số thủ tục hành chính, ông Bùi Quang Ngọc phát biểu. Đối với vấn đề yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài cũng phải xin giấy phép khi cung cấp dịch vụ vào Việt Nam, ông Bùi Quang Ngọc bình luận: Nếu nhà nước yêu cầu doanh nghiệp nước ngoài phải xin phép, họ thuê tư vấn chỉ 1 tuần họ có giấy phép. Khi họ có giấy phép rồi doanh nghiệp trong nước liệu có chiến đấu lại với họ được không, chắc chắn họ vẫn là người khổng lồ, cuộc chiến nào cũng thế thôi. Câu chuyện chiến đấu với người khổng lồ xuyên biên giới không phải câu chuyện về chính sách quản lý mà là cuộc chiến về công nghệ, con người, về nền tảng, Việt Nam sẽ luôn là người thua thiệt vì chúng ta quá nhỏ. Sau khi nghe các ý kiến phát biểu, Thứ trưởng Bộ TT&TT; Nguyễn Thành Hưng cho rằng, dịch vụ xuyên biên giới có nhiều ý kiến nêu ra về chính sách quản lý nội dung chưa hợp lý, đây cũng là vấn đề của nhiều nước nhỏ khác không riêng gì Việt Nam, Bộ TT&TT; đã nhận thức được điều này. Thứ trưởng cũng cho rằng, thị trường Việt Nam đã mang lại doanh thu cho cho các doanh nghiệp xuyên biên giới khá lớn, lên tới vài trăm triệu USD và Việt Nam cũng có cửa để đàm phán với họ yêu cầu họ hợp tác, tuân thủ chính sách của Việt Nam. Theo ông Nguyễn Xuân Cường, Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số, sự bất bình đẳng giữa doanh nghiệp nội dung số, truyền thông trong nước với nước ngoài, cơ chế đối thoại chưa được hiệu quả, chúng ta đang tương tác với doanh nghiệp toàn cầu với đại diện của họ ở Đông Nam Á, chưa có cơ chế trực tiếp với đầu não. Việt Nam là thị trường lớn nên việc tương tác trực tiếp với các doanh nghiệp toàn cầu là cần thiết. Thời gian tới Hội Truyền thông số sẽ có tương tác trực tiếp với đầu não của các doanh nghiệp nước ngoài, Khôi Nguyên.
0Công nghệ
Người trồng thích thú và tin dùng. Vụ chiêm xuân 2017, giống lúa thuần Kim cương 111 đã được trồng thử nghiệm tại cánh đồng lớn tại huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa, sản xuất tập trung theo quy trình, kỹ thuật mà Công ty CP Giống cây trồng Trung ương (Vinaseed) đưa ra. Khảo sát giống lúa thuần Kim cương 111. Ảnh: Tư liệu. Qua mô hình, giống lúa Kim cương 111 cho năng suất cao, đạt 70-75 tạ/ha, thâm canh tốt đạt 85-90 tạ/ha, gieo cấy ổn định cả 2 vụ xuân và vụ mùa. Ngoài ra, giống có khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh tốt, ít bị sâu hại, dễ làm, dễ chăm sóc, chất lượng gạo tốt, cơm mềm dẻo thích hợp với đồng đất Thanh Hóa. Phấn khởi trước mùa vụ bội thu, nông dân Nguyễn Thị Hà (thôn Thành Giang, xã Thiệu Thành) cho biết: Vụ chiêm xuân năm 2017, gia đình tôi trồng 1,5ha giống lúa Kim cương 111, từ đầu vụ tôi chỉ làm cỏ sục bùn kết hợp khi bón thúc phân và điều tiết nước để cây lúa sinh trưởng, không cần phun thuốc trừ sâu. Tôi bất ngờ khi thu hoạch giống này cho năng suất hơn 4,2 tạ/sào mà mất ít chi phí chăm sóc như vậy. Theo chị Hà, không chỉ có năng suất vượt cao, giống Kim cương 111 có ưu điểm bản lá hẹp, đứng lá, đẻ nhánh khỏe, cứng cây. Từ thắng lợi bội thu vụ trước, năm 2018 này, gia đình chị sẽ chuyển hẳn sang trồng giống lúa này 2 vụ/năm. Ông Nguyễn Lệnh Thái - Trưởng Trạm khuyến nông huyện Thiệu Hóa - nhận xét, sau khi đưa giống lúa thuần Kim cương 111 trồng khảo nghiệm, trạm ghi nhận thời gian sinh trưởng vụ xuân 125 ngày, vụ mùa 110 ngày, ngắn hơn giống đối chứng Q5 từ 5-7 ngày. Giống này chịu rét khá, đẻ nhánh khỏe, số nhánh hữu hiệu hơn 9 nhánh, tập trung; bộ lá gọn, màu xanh sáng, cứng cây, bông to, nhiều hạt, hạt gạo đẹp và chất lượng cơm ngon. Còn tại Hải Dương, bắt đầu từ vụ mùa 2016 đã đưa giống lúa Kim cương 111 vào trồng thử nghiệm tại một số huyện. Theo báo cáo đánh giá của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hải Dương, với thời tiết vụ xuân 2017 có những diễn biến bất thường, sâu bệnh phát triển mạnh nhưng mô hình 2ha tại thôn Chùa Thượng (xã An Châu, TP.Hải Dương) vẫn cho năng suất cao, đạt 7 tấn/ha, cao hơn giống đối chứng 1,5 tấn/ha. Giống lúa Kim cương có năng suất trung bình 7-8 tấn/ha, thâm canh đạt 8-9 tấn/ha. Bông to chùm, xếp hạt sít, hạt thon dài, mỏ thẳng, màu vàng sáng, chất lượng gạo tốt (gạo trắng, tỷ lệ gạo nguyên cao), cơm trắng, bóng, mềm, vị đậm. Ông Nguyễn Phú Thụy - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hải Dương - cho biết: Bắt đầu từ vụ mùa 2016, chúng tôi đã đưa giống lúa Kim cương 111 vào trồng thử nghiệm tại một số huyện trong tỉnh và đã cho năng suất cao, chất lượng gạo ngon, có thể dùng thay thế cho một số giống lúa ở phân khúc chất lượng khá đang sản xuất tại địa phương". Là đại biểu tham dự đánh giá mô hình và cũng là cán bộ quản lý nông nghiệp, ông Nguyễn Trọng Sản - Giám đốc HTX Nông nghiệp Kiến Quốc, huyện Ninh Giang (Hải Dương) cho hay: Địa phương chúng tôi đã đưa vào sản xuất thử giống Kim cương 111 với hình thức cấy mạ sân, vì đặc tính thổ nhưỡng vùng đất ở Ninh Giang trũng hơn so với các huyện khác trong tỉnh. Đến thời điểm hiện nay cánh đồng trong huyện vẫn sình lầy, còn nước, chính vì vậy lúa chín nhanh hơn, chúng tôi đã thu hoạch xong. Nhờ sự hỗ trợ thường xuyên của cán bộ kỹ thuật Vinaseed từ lúc gieo mạ đến khi thu hoạch, kết quả cho năng suất rất cao, có hộ đạt 2,8 tạ/sào. Để có cơ sở đưa vào cơ cấu sản xuất đại trà trong những năm tiếp theo, Trung tâm khuyến nông đề nghị Sở NNPTNT Hải Dương, Vinaseed tiếp tục mở rộng diện tích khảo nghiệm giống lúa Kim cương 111 tại các trà mùa sớm và mùa trung. Đức Thịnh.
0Công nghệ
Ông Nguyễn Quang Thanh, Giám đốc Sở TT &TT; Đà Nẵng trình bày mục tiêu xây dựng đô thị thông minh tại Đà Nẵng. Ảnh: Chí Thịnh. Giải quyết các vấn đề của đô thị. Nói về Đề án đô thị thông minh tại TPHCM, ông Lê Quốc Cường, Phó giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT;) TPHCM cho biết, thời gian vừa qua, thành phố phải đối diện với tình trạng gia tăng dân số đô thị; đối mặt với những vấn đề khó khăn cần giải quyết ngay như ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông, tình trạng ngập nước Do đó, việc triển khai đô thị thông minh với hoạt động ứng dụng công nghệ cho từng lĩnh vực khác nhau (y tế, giáo dục, giao thông) sẽ góp phần giải quyết các vấn đề này. Đây cũng là những vấn đề cần giải quyết ở Đà Nẵng, Bình Dương, Quảng Ninh, là những địa phương đang phát triển, xây dựng đề án đô thị thông minh trong mấy năm vừa qua. Hiện tại, mỗi địa phương dựa theo mô hình đô thị thông minh ở các thành phố, quốc gia khác nhau; ví dụ như Đà Nẵng đang tham khảo mô hình thành phố thông minh của Barcelona (Tây Ban Nha) hoặc Bình Dương lại học kinh nghiệm xây dựng đô thị thông minh từ Hà Lan. Xuất phát từ tốc độ đô thị hóa khá nhanh tại những thành phố lớn, các địa phương như TPHCM, Bình Dương, Đà Nẵng đều phát sinh những khó khăn cần giải quyết ngay trong quản lý đô thị như ùn tắc giao thông, ngập nước, ô nhiễm môi trường. Việc ứng dụng công nghệ thông tin-truyền thông (CNTT-TT) tại các địa phương sẽ góp phần giải quyết những vấn đề khó khăn này. Ông Long chia sẻ, mỗi địa phương sẽ tiến hành phát triển đô thị thông minh theo cách thức riêng của mình nhằm giải quyết các vấn đề khó khăn cụ thể về giao thông, y tế, Thông qua các ứng dụng CNTT-TT, hệ thống quản lý đô thị thông minh sẽ thu thập dữ liệu theo thời gian thực (real-time), giúp cho người dân kịp thời ra quyết định liên quan đến cuộc sống. TPHCM quan niệm xây dựng đô thị thông minh nhằm tạo ra công cụ quản lý đô thị hiệu quả, chính quyền điện tử; tạo ra các ứng dụng tiện ích dành cho người dân, doanh nghiệp để giúp cho người dân thuận tiện hơn khi sử dụng dịch vụ hạ tầng (ví dụ như dẫn đường thông minh, hướng dẫn đi xe buýt). Phía doanh nghiệp sẽ được thụ hưởng môi trường hoạt động kinh doanh, thông tin minh bạch, hỗ trợ cho việc khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo. Tại hội thảo, ông Lâm Nguyễn Hải Long, Giám đốc Công ty TNHH MTV Phát triển Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) chia sẻ kinh nghiệm phát triển mô hình đô thị thông minh trong khuôn khổ QTSC. Ông nói công viên phần mềm này đã triển khai các ứng dụng CNTT-TT để giúp cho việc quản lý tài nguyên, hạ tầng tại đây được hiệu quả, thông minh hơn. Điều này cũng xuất phát từ nhu cầu tăng cường khả năng quản lý của QTSC cũng như đáp ứng yêu cầu về chất lượng dịch vụ, sự thuận tiện của hệ thống dịch vụ trong QTSC. Đầu năm 2016, QTSC đã chủ động ứng dụng các nền tảng công nghệ khác nhau như IoT (Internet of Things)... để giải quyết các bài toán về quản trị nội khu nhằm giúp công viên phần mềm này ngày càng trở nên thông minh hơn, tiến đến trở thành hình mẫu về đô thị thông minh đầu tiên của cả nước. QTSC phát triển mô hình quản trị thông minh với ba mục tiêu chính là nâng cao chất lượng quản trị, điều hành; gia tăng sự hài lòng của cộng đồng nội khu (doanh nghiệp phần mềm, nhân viên các công ty...) và phát triển thương hiệu QTSC. Đáp ứng nhu cầu của người dân. Một đô thị thông minh sẽ phải bao gồm các hệ thống thông minh luôn kết nối với một kho dữ liệu lớn thu thập từ nhiều hệ thống khác nhau, có khả năng xử lý tình huống theo thời gian thực, cung cấp thông tin hữu ích cho các cơ quan quản lý đô thị, người dân. Hệ thống dịch vụ thông tin ở một đô thị thông minh sẽ cung cấp thông tin một cách kịp thời và kết nối với các hệ thống hạ tầng cơ sở khác của đô thị (giao thông, y tế, giáo dục, môi trường). Tiến sĩ Nguyễn Trọng, Ban cố vấn Hội Tin học TPHCM nhận xét về nhu cầu phát triển đô thị thông minh: "Sự mách bảo cần thiết của các hệ thống thông minh trong đô thị sẽ giúp người dân, doanh nghiệp nhanh chóng ra quyết định. Ví dụ như nếu được mách bảo kịp thời bởi một hệ thống dẫn đường thông minh, người dân từ quận 7 di chuyển qua khu vực quận 1 sẽ chọn đường đi tốt nhất, không bị ảnh hưởng bởi các điểm kẹt xe". Ông Trọng cho rằng, khi một thành phố hiện đại có thể cung cấp một hệ thống thông minh đúng nghĩa, giúp cho người dân sử dụng các dịch vụ một cách hiệu quả hơn thì hoàn toàn có thể cung cấp thông tin và yêu cầu người dùng trả tiền. Với chất lượng thông tin cung cấp kịp thời và hữu ích của hệ thống thông tin này, người dân sẽ sẵn sàng trả tiền khi sử dụng hệ thống dịch vụ thông minh này. Còn ông Nguyễn Quang Thanh, Giám đốc Sở TT&TT; Đà Nẵng cho biết, Đà Nẵng quan niệm một đô thị thông minh sẵn sàng cho việc ứng dụng CNTT-TT như công cụ quản lý đô thị; giúp cho người dân thỏa mãn các yêu cầu thiết yếu của mình. Bên cạnh nhu cầu quản trị hành chính (đăng ký hồ sơ, làm thủ tục), người dân còn có nhu cầu sử dụng các dịch vụ khác một cách hiệu quả hơn thông qua ứng dụng CNTT-TT. Ông Thanh đưa ra các ví dụ như khi Đà Nẵng xây dựng ứng dụng xe buýt thông minh đã giúp người dân có thể nhanh chóng thông qua tính năng xác định vị trí để tìm được trạm xe buýt gần nhất, cung cấp thời gian xe buýt đến trạm để chuẩn bị đủ thời gian đón xe buýt. Hoặc như hệ thống điều khiển, giám sát hệ thống giao thông tại Đà Nẵng có khả năng điều khiển từ hệ thống tín hiệu đèn giao thông, điều phối giao thông thông qua mạng lưới camera kết nối internet cũng như điều khiển tín hiệu đèn giao thông một cách phù hợp theo tình hình trên các tuyến đường (đông xe hay vắng xe). Tương tự như các quốc gia khác, Việt Nam cũng đang tiến hành lựa chọn việc triển khai đô thị thông minh (smart city) cho các thành phố lớn nhằm giải quyết những vấn đề phát sinh do tốc độ đô thị hóa quá nhanh. Điều quan trọng là các thành phố sẽ lựa chọn như thế nào khi triển khai xây dựng đô thị thông minh để có thể giải quyết những khó khăn này, làm hài lòng nhu cầu của người dân. Theo diễn giải về đô thị thông minh của tiến sĩ Nguyễn Trọng, đô thị thông minh sẽ sở hữu một hạ tầng kỹ thuật-dịch vụ thông tin, cung cấp cho toàn thể cư dân nhiều hệ thống thông minh được kết nối chặt chẽ với nhau. Hạ tầng này chính là nhân viên tư vấn thông minh, luôn có thể mách bảo kịp thời những thông tin hữu ích, tin cậy cho người dân để họ có thể chọn cách giải quyết hiệu quả. Người dân sẽ dùng thông tin do hạ tầng này cung cấp và trả tiền giống như khi họ sử dụng điện, nước. Kế đến là những hệ thống kỹ thuật trong hoạt động của đô thị được ứng dụng công nghệ để trở thành những hệ thống thông minh; có khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân, doanh nghiệp trong đô thị. Đó chính là các hạ tầng kỹ thuật quan trọng trong đô thị như giao thông, năng lượng, hệ thống chiếu sáng, xử lý chất thải. Chí Thịnh.
0Công nghệ
Sở TTTT Đà Nẵng thông tin về tình trạng định kiến giới trong truyền thông. Ảnh: MỸ Linh. Ngày 23.8, Sở Thông tin và Truyền thông (TTTT) Đà Nẵng phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố và tổ chức UNWOMEN tổ chức tọa đàm bình đẳng giới trong lĩnh vực truyền thông. Đây là một trong những hoạt động của UBND thành phố về Phòng ngừa và đối phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030. Tại buổi tọa đàm, Ông Nguyễn Quang Thanh - Giám đốc Sở TTTT Đà Nẵng - đưa ra thực tế, Đà Nẵng hiện có trên 2 triệu tài khoản mạng xã hội, nhưng chưa có một diễn đàn nào được thiết lập liên quan đến bình đẳng giới. Chúng ta nên tận dụng tất cả các công cụ về mặt truyền thông để nâng cao công tác bình đẳng giới, ông Thanh nhận định. Theo báo cáo của Tổ chức UNWOMEN, hiện nay phụ nữ chỉ chiếm 27% các vị trí quản lí cao trong các cơ quan thông tấn báo chí trên toàn cầu (theo khảo sát 522 cơ quan thông tấn báo chí ở 59 nước). Trong đó tại các bản tin tức trên thế giới, chỉ có người được phỏng vấn là phụ nữ. Vừa qua, người dân Việt Nam hoang mang trước những thông tin tình trạng lạm dục tình dục ở trẻ em hay những hành vi ấu dâm, tuy nhiên, những nạn nhân là người bị ảnh hưởng tâm lí nặng nề này lại không được giấu tên, cho dù là viết sai tên đi nữa thì người đọc ở địa phương đó vẫn có thể nhanh chóng nhận ra. Từ thực tiễn đó, buổi tọa đàm đã đưa ra một số lưu ý khi đưa tin về Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em cần được gọi đúng thuật ngữ là bạo lực gia đình khi đưa tin các vụ án mạng giữa các cặp vợ chồng, bạn tình. Hạn chế sử dụng những cách gọi như là mâu thuẫn gia đình, cuộc tranh cãi, mối bất hòa vì chúng làm nhẹ đi tính chất hung bạo và phạm pháp của hành vi. MỸ LINH - THÙY TRANG.
0Công nghệ
Ông Nguyễn Quang Thanh, Giám đốc Sở TTTT TP Đà Nẵng trả lời các câu hỏi của báo chí Ảnh: NGUYÊN KHÔI. Sở TTTT cho biết, tính đến hết tháng 4-2017, trên địa bản thành phố có 1.435 trạm BTS, trong đó có 259 trạm BTS loại 1 (có cột ăng-ten cồng kềnh đặt trên đất tự nhiên), 667 trạm BTS loại 2 (có cột ăng-ten cồng kềnh đặt trên nóc nhà), 446 trạm BTS thân thiện môi trường (có cột ăng-ten nhỏ gọn, dưới 6m đặt trên nóc nhà), 63 trạm Indoor và 92 vị trí sử dụng chung để đặt trạm BTS cho nhiều nhà mạng khác nhau. Do thiếu trạm BTS nên liên lạc di động xảy ra hiện tượng nghẽn mạng, rớt sóng khi đàm thoại, không thể truy cập Internet di động,... Vì vậy, một số nhà mạng di động tiếp tục phát triển thêm trạm BTS mới và nâng cấp, chuyển đổi công nghệ các trạm BTS hiện có để mở rộng vùng phủ sóng, nâng cao chất lượng phục vụ. Tuy nhiên, việc xây dựng trạm BTS hiện nay gặp rất nhiều khó khăn do người dân lo ngại về ảnh hưởng sóng điện từ do trạm BTS phát ra đối với sức khỏe con người. Trong năm 2016, Sở TTTT đã xử lý 14 phản ảnh của người dân. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2017, đã có 12 phản ảnh. Hầu hết người dân đều dựa vào thông tin không chính thống trên Internet. Theo quy định của pháp luật, các doanh nghiệp thông tin di động phải thực hiện kiểm định trạm BTS phù hợp với quy chuẩn quốc gia hiện hành trước khai thác. Trên thực tế đo kiểm bức xạ điện từ trạm BTS, Sở TTTT đã chủ trì, phối hợp cùng với Sở Y tế, Sở KH-CN và các địa phương có đặt trạm BTS dưới sự chứng kiến của người dân, kết quả cho thấy bức xạ điện từ tại trạm và các nhà dân liền kề thấp hơn 0,05% giá trị bức xạ tối đa cho phép (mức phơi nhiễm tối đa cho phép 27,5 V/m quy định tại TCVN 3718-1:2005 và QCVN 08:2010). Từ đó, Sở TTTT khẳng định, với mức bức xạ trên, hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Ông Nguyễn Quang Thanh, Giám đốc Sở TTTT cho biết, đối với vấn để quản lý cấp phép trạm BTS, từ giữa năm 2015 đến nay, chỉ ưu tiên cấp phép trạm BTS thân thiện môi trường (chiếm 97,5% các vị trí được cấp phép). Đối với các trạm BTS loại cồng kềnh chi cấp phép đối với những vị trí có yêu cầu đặc biệt, vùng miền núi, cần sóng di động. NGUYÊN KHÔI.
0Công nghệ
Ông Nguyễn Trung Chính (bên trái) và nhà báo Thái Khang (ICTnews.vn) tại sự kiện giao lưu với hội viên Hiệp hội Internet ngày 16/6. Chậm chân thay đổi sẽ bị tụt hậu. Thời gian gần đây, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang được nhắc đến là chủ đề nóng được Chính phủ, doanh nghiệp và xã hội quan tâm. Tại sự kiện gặp gỡ hội viên Hiệp hội Internet diễn ra ngày 16/6, ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch Tập đoàn công nghệ CMC cho rằng trong xu thế phát triển chung, mức độ lan tỏa của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 rất lớn tại Việt Nam. Cuộc cách mạng này được hình thành trên nền tảng của cuộc cách mạng số, với những công nghệ mới như in 3D, robot, trí tuệ nhân tạo, IoT, Big Data, công nghệ nano, sinh học, vật liệu mới... với 5 đặc trưng cơ bản đó là kết nối số mọi lúc mọi nơi (IoT); trí tuệ máy robot tạo ra robot, tạo ra lực lượng cạnh tranh và thay thế con người ở mọi cấp độ; thay đổi nguyên lý sản xuất, tự động hóa; tốc độ cao và phạm vi tác động bao trùm toàn diện. Ở cả khối doanh nghiệp cũng như chính phủ, dù muốn hay không cũng sẽ chịu tác động của cuộc cách mạng này. Nếu không thay đổi sẽ bị chậm chân, tụt hậu, ông Nguyễn Trung Chính nói. Đưa ra ví dụ đối với Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) của Bộ Tài chính, ông Chính cho rằng khi một trong nhà cung cấp giải pháp công nghệ như SAP chuyển dịch sang cung cấp phương thức dịch vụ mới trên nền Cloud, không theo như truyền thống trước đây thì nếu Bộ Tài chính không nhanh chóng chuyển đổi thì không ai đảm bảo hoạt động được hiệu quả trong 2-3 năm tới. Chúng ta phải nhìn từ góc độ tích cực đó là nếu thấy rằng đó là nhu cầu, xu thế tốt thì nếu đưa dịch vụ lên đám mây, chi phí sẽ rẻ, khả năng tiếp cận dịch vụ công sẽ dễ dàng hơn, minh bạch hơn. Nếu các tổ chức không có sự thay đổi thích ứng thì nguy cơ tụt hậu lớn, ông Nguyễn Trung Chính nói. Cũng theo ông Chính, trước đây Amazon là công ty chuyên về thương mại điện tử nhưng hiện đã cung cấp trọn gói giải pháp CNTT cho doanh nghiệp sử dụng dịch vụ. Google trở thành công ty truyền thông, hiện sở hữu tài nguyên Datacenter lớn nhất thế giới, hiện đã tham gia vào cuộc chơi băng thông quốc tế. Microsoft hiện không phải là kinh doanh license như trước kia mà đang cung cấp dịch vụ trên nền tảng công nghệ đám mây... Trong cuộc cách mạng 4.0, các doanh nghiệp công nghệ đã thay đổi mạnh như vậy cũng đòi hỏi trong lĩnh vực ngân hàng, giao thông vận tải, truyền hình cần bắt kịp xu hướng, không có sự thay đổi nhanh chóng sẽ bị đối thủ tiêu diệt. Ngay với lĩnh vực truyền hình tại Việt Nam cũng cần có sự thay đổi kịp thời khi OTT đang ăn sâu vào phương thức cung cấp truyền thống. Nếu truyền hình bảo thủ theo phương thức cũ, chỉ sống bằng doanh thu quảng cáo, thì sẽ bị đá văng ra khỏi cuộc cạnh tranh. Nên nhớ ngay tại Việt Nam hiện nay, Google đã chiếm khoảng 60% doanh thu của quảng cáo, truyền hình cũng bị mất miếng bánh lớn. Ông Nguyễn Trung Chính. Doanh nghiệp ICT phải đón được làn sóng của cuộc cách mạng 4.0. Cũng theo chia sẻ của Chủ tịch Nguyễn Trung Chính, trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, bất cứ cá nhân, doanh nghiệp nào miễn là có sáng kiến, ý tưởng tốt đều có cơ hội, được nhà đầu tư nhảy vào chứ không phải là doanh nghiệp lớn. Ví dụ điển hình là trường hợp được nhắc đến nhiều trong thời gian qua đó là Nguyễn Hà Đông với game Flappy Bird, chỉ trong thời gian rất ngắn có đến 50 triệu người trên thế giới sử dụng chứ không chỉ bó hẹp trong nước. Cùng đó, hiện có công ty công nghệ nhỏ chưa được nghe tới nhiều trên thị trường nhưng đã có doanh thu tốt khi làm đối tác với Google, trở thành đối tác quảng cáo chính thức của Google tại Việt Nam. Chia sẻ tại buổi giao lưu, ông Nguyễn Trung Chính nhấn mạnh trong cuộc cách mạng tri thức như cách mạng 4.0 các doanh nghiệp phải giải quyết được bài toán nhu cầu của thị trường. Nên nhớ, sản phẩm như iPhone của Apple được yêu thích không chỉ vì đó là công nghệ mà còn là sự thân thiện của sản phẩm, cách giải quyết đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu người dùng. Do đó, để có thể đón được làn sóng của cuộc cách mạng này, doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp ICT cần xây dựng hệ sinh thái tốt, thay đổi lối kinh doanh truyền thống cũ và phải có chiến lược dịch chuyển sang nhóm có cơ hội phát triển. Tuy nhiên, Chủ tịch CMC khuyến cáo làm cách mạng công nghiệp 4.0 không thể làm theo phong trào, nếu là các chương trình tiêu tiền ngân sách không hiệu quả cần ngăn chặn sớm. Thậm chí các tỉnh, các Bộ đua nhau làm cách mạng công nghiệp 4.0 mà không hiểu rõ về cuộc cách mạng này sẽ sinh ra lãng phí. Cũng theo Chủ tịch CMC, hiện đang nhiều ý kiến cho rằng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ làm cho nhiều người mất việc làm. Điều này không đúng. Một cuộc cách mạng sẽ đem lại lợi ích lớn hơn nhiều so với quá khứ. Có những cái mới thay thế cái cũ, có những đối tượng bị ảnh hưởng, nhưng nhìn nhận chung thì đó sẽ là lợi ích lớn cho toàn xã hội. Máy móc sẽ thay thế con người, con người được giải phóng khỏi những công việc tay chân, ông Chính nói, đồng thời cho hay có những đối tượng nhất định có thể mất việc nhưng họ sẽ phải thích ứng. Ví dụ người nông dân ở quê có thể nuôi con cá, trồng rau vốn là những nghề gắn bó với họ. Hoặc họ có thể làm những dịch vụ cá thể hóa, truyền thống như làm đồ handmade (làm thủ công), kết nối toàn cầu với người tiêu dùng có nhu cầu. Như kinh nghiệm thực tế tại Nhật Bản cho thấy, khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ thì có những dịch vụ truyền thống handmade tưởng như đã chết lại tái sinh, đem lại cơ hội việc làm, thu nhập cho nhiều người. Nguyên Đức.
0Công nghệ
Có mặt tại lễ kỷ niệm 20 năm Internet Việt Nam (22/11), Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn cho hay Internet đã len lỏi vào khắp các ngõ ngách của cuộc sống. Chính Internet đã dần làm thay đổi thói quen, cuộc sống của người dùng Việt Nam. Dẫn số liệu thống kê từ đầu năm 2017, Bộ trưởng cho biết trên 50 triệu người dùng Internet, chiếm 54% dân số, cao hơn mức trung bình 46,64% của thế giới, nằm trong top những quốc gia và vùng lãnh thổ có số lượng người dùng Internet cao nhất tại châu Á. "So sánh với hơn 31 triệu người dùng vào năm 2012, 17 triệu của 10 năm trước hay 205.000 người trong thời đầu của Internet quay số qua mạng điện thoại công cộng, có thể nói Việt Nam đã có những bước tiến thật sự ấn tượng", Bộ trưởng phát biểu. Bộ trưởng Trương Minh Tuấn phát biểu tại sự kiện kỷ niệm 20 năm Internet Việt Nam. "Nhiều sản phẩm ứng dụng trên Internet do doanh nghiệp, cá nhân trong nước phát triển đã tạo được tiếng vang ở tầm quốc tế như trò chơi Flappy Birds của Nguyễn Hà Đông, hay ứng dụng học trực tuyến Monkey Junior - Giải nhất Cuộc thi Sáng kiến Toàn cầu 2016", Bộ trưởng chia sẻ thêm. Ngoài ra, số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nội dung và dịch vụ giá trị gia tăng trên nền Internet đang phát triển rất mạnh mẽ, nhiều công nghệ còn rất mới trên thế giới như thực tế ảo, trí tuệ nhân tạo, mã QR cũng đã được các doanh nghiệp trong nước phát triển thành sản phẩm hoàn thiện, có khả năng thương mại hóa cao. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng nhấn mạnh bên cạnh những giá trị làm thay đổi sâu sắc, tích cực đời sống kinh tế - xã hội và cuộc sống của người dân Việt Nam, Internet cũng đang tồn tại nhiều bất cập. Hiện nay lượng thông tin xấu độc xuất hiện trên Internet và mạng xã hội ngày càng nhiều, nhất là tin giả, tin xuyên tạc, bịa đặt, thông tin chống phá chế độ, bôi nhọ lãnh đạo. Ngoài ra, các vấn nạn như tấn công mạng, mất an toàn thông tin, thư rác, mã độc tống tiền nhằm vào các mục tiêu là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức tại Việt Nam đang gia tăng cả về số lượng, quy mô và độ phức tạp", Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nói. Trong thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông, các Bộ, ngành liên quan đã và đang thường xuyên, liên tục triển khai nhiều biện pháp quản lý chặt chẽ để kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nêu trên. Theo Bộ trưởng, thế giới hiện đã bước đến giai đoạn mà không một lĩnh vực, ngành nghề nào có thể tách rời khỏi CNTT và Internet. Khi Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên của nền kinh tế số, ngưỡng cửa của cuộc cách mạng 4.0 thì tất cả các ngành nghề, lĩnh vực đều phải tiến tới kết nối số, nếu không muốn bị tụt lại phía sau. Để có thể làm được điều này, theo Bộ trưởng, Việt Nam cần tập trung đẩy mạnh phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông - Internet, nội dung số và ứng dụng giá trị gia tăng trong nước một cách bền vững, thậm chí là đủ lớn mạnh để tiếp tục tiến bước ra thế giới. "Tôi tin rằng Việt Nam với nền tảng hạ tầng viễn thông - CNTT và nguồn nhân lực dồi dào trong lĩnh vực thông tin, truyền thông như hiện nay hoàn toàn có thể đáp ứng được những kỳ vọng này", Bộ trưởng khẳng định. Với tư cách là Cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực công nghệ thông tin, Internet, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông khẳng định sẽ luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp viễn thông - Internet, nội dung số và ứng dụng trên Internet của Việt Nam, với mục tiêu cao nhất là hướng tới một thị trường Internet, nội dung số bình đẳng và bền vững. "Tôi kỳ vọng trong những năm tới đây, chúng ta có thể tự hào ghi nhận nhiều hơn nữa các doanh nghiệp của Việt Nam tiến ra nước ngoài thành công, ghi sâu dấu ấn của Việt Nam trên bản đồ công nghệ thế giới", Bộ trưởng nhấn mạnh. Thành Duy.
0Công nghệ
Trong sự việc một lập trình viên có tên Ngan Vo Thi Thuy tạo ra ứng dụng trên App Store để kiếm 80.000 USD/tháng, anh Trần Việt Hùng sáng lập ứng dụng GotIt! đã nêu những bức xúc trên trang cá nhân. Dòng ý kiến của người đã gọi vốn thành công 9 triệu USD cho ứng dụng GotIt! có sự tham gia bình luận của nhiều người trong giới công nghệ, trong đó có phần tranh luận của lập trình viên Nguyễn Hà Đông nổi tiếng với ứng dụng Flappy Birds và anh Nguyễn Thành Nam Đồng sáng lập và cựu tổng giám đốc tập đoàn FPT. Hầu hết các ý kiến đều lên án kiểu lừa đảo của chủ nhân ứng dụng moi tiền người dùng, nhưng cũng có người đặt vấn đề về việc quản lý lỏng lẻo của Apple đối với App Store, thậm chí có người cho rằng người viết ứng dụng không sai gì cả. Ứng dụng Mobile protection :Clean & Security VPN trên App Store - Ảnh: Johnny Lin. Ứng dụng Mobile protection :Clean & Security VPN để tên nhà phát triển cá nhân là Ngan Vo Thi Thuy có 50.000 lượt tải trên Apple App Store, được cho rằng có thể kiếm 80.000 USD/tháng. Ứng dụng này cung cấp dịch vụ gần như vô nghĩa nhưng bắt người dùng trả khoảng 400 USD/tháng tiền thuê bao. Cách kiếm tiền này bị lên án, và từ tên lập trình viên nhiều người đoán tác giả từ Việt Nam, có người khẳng định nhân vật này ở Đà Nẵng. Lừa đảo kiếm 1,8 tỷ đồng/tháng từ App Store của lập trình viên. Trong status của mình trên trang cá nhân, anh Trần Việt Hùng cho rằng, với kiểu kiếm tiền này, Apple sẽ để ý đến những lập trình viên từ Việt Nam, có thể sẽ chặn không cho các ứng dụng từ Việt Nam đưa lên App Store. Nguy cơ này cũng có thể xảy ra đối với chợ ứng dụng Google Play Store. Nhiều người đồng tình với anh Hùng, và cho rằng việc này ảnh hưởng đến cả cộng đồng các nhà phát triển tại Việt Nam. Thậm chí, có người kêu gọi bỏ tù người viết ứng dụng nói trên vì làm ảnh hưởng đến uy tín đất nước, ngang với việc phá hoại nhà nước. Hầu hết mọi người lên án việc làm của người được để tên Ngan Vo Thi Thuy, tuy nhiên vẫn có ý kiến cho rằng ứng dụng nói trên có thực sự vi phạm các quy định của Apple hay không, việc người đó kiếm tiền từ kẽ hở của Apple là không sai. Thậm chí có ý kiến cho rằng Apple đã làm ngơ để lấy doanh thu, hoặc do sơ hở, thì là lỗi của hãng này. Trả lời các ý kiến trên, anh Trần Việt Hùng lý luận rằng, nếu là một người làm sản phẩm chân chính thì việc đầu tiên là nghĩ tới người dùng. Nếu anh là người dùng của những app này và bị mất rất nhiều tiền qua các thủ thuật mà họ sử dụng thì anh sẽ cảm thấy thế nào?, anh Hùng đặt vấn đề, và cho rằng những người làm app dạng này còn độc ác hơn những kẻ xấu đặt chông để bẫy xe. Ngoài ra, trong thế giới kết nối hiện nay tiếng lành hay tiếng dữ đều được lan truyền với tốc độ chóng mặt và những người thế này sẽ làm mất uy tín cho cả một cộng đồng, thậm chí là quốc gia, anh Hùng phân tích. Anh cũng cho rằng, kể cả Apple có khe hở trong việc xét duyệt ứng dụng thì cũng không phải thấy nhà người ta mở cửa thì mình có quyền vào lấy tài sản. Trong số các ý kiến cho rằng Apple phải chịu trách nhiệm trong khâu xét duyệt ứng dụng, ông Nguyễn Thành Nam Cựu tổng giám đốc tập đoàn FPT và hiện là Phó chủ tịch HĐQT Trường đại học FPT cũng đồng tình rằng có sự đồng lõa của Apple trong việc cho ứng dụng nói trên xuất hiện lên kho App Store. Trả lời việc này, người dùng có tên Dong Nguyen chính là Nguyễn Hà Đông, người nổi tiếng với ứng dụng Flappy Birds* cho rằng Apple không hề cố tình để các ứng dụng như vậy trong kho phần mềm của mình. Anh Nguyễn Hà Đông cho rằng việc ứng dụng lách được các khâu kiểm duyệt của Apple là sáng tạo của "cộng đồng kiếm tiền online" của nước ta. Anh cho rằng nhiều học sinh sinh viên không được học về quyền sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, anh cho rằng dân ta nổi tiếng trong việc tải các video của người khác và đưa lên YouTube để kiếm tiền, và viết các phần mềm bẩn như phần mềm nói trong bài này. Ông Nguyễn Thành Nam cho rằng không chỉ người Việt mà dân nhiều quốc gia khác cũng đang kiếm tiền bằng cách tương tự. Động chạm đến dân mình thì mình day dứt thôi. Ngay cả "ăn cắp" dân ta cũng chẳng nhất thế giới, ông Nam bình luận. Để chấm dứt những ứng dụng được cho là lừa đảo này, Nguyễn Hà Đông cho rằng chỉ cần báo cáo (report) lên Apple, hãng sẽ dọn dẹp sạch sẽ. Tuy nhiên, anh Trần Việt Hùng cho rằng việc report để xóa ứng dụng khỏi kho rất dễ, thứ khó hơn là phổ biến tác hại của việc làm này để có tác dụng giáo dục, tránh ảnh hưởng đến cả nền lập trình nước nhà. Anh Đặng Minh Tuấn, sáng lập và giáo viên trang hoctudau.com, cho rằng người Việt nổi tiếng với những cách làm tương tự, như chôm video và tải lên YouTube kiếm tiền, hay ăn cắp tài khoản ngân hàng chùa rồi tìm cách rút tiền. Việc này ảnh hưởng đến những người muốn làm ăn đàng hoàng. Cái ảnh hưởng đầu tiên là làm tăng ham muốn làm không đàng hoàng (làm bẩn kiếm tiền nhanh và nhàn hơn), cái tiếp sau là cản đường người làm ăn đàng hoàng (đối tác sợ thương hiệu Việt), anh Tuấn viết. (*Những người có tên trong bài này đều đồng ý để ICTnews dùng tên và ý kiến của họ trên mạng như ý kiến chính thức, riêng anh Nguyễn Hà Đông ICTnews vẫn chưa liên hệ được). Hải Đăng.
0Công nghệ
Thiết bị phát sóng WiFi (ảnh: PK). Game Flappy Bird sẽ trở lại? Theo ICTNews.vn, trên trang cá nhân của mình, Nguyễn Hà Đông - tác giả của game nổi tiếng một thời Flappy Bird - hé lộ hình ảnh của những nhân vật giống với game này. Các nhân vật được thiết kế theo dạng các pixel ghép lại với nhau, trong đó có nhân vật chú chim rất giống chú chim trong Flappy Bird. Chính vì thế nhiều dự đoán cho rằng có thể một phiên bản khác của Flappy Bird sẽ được phát hành trong thời gian tới. (ảnh: ICTNews.vn). Cũng theo ICTNews.vn, trong bức hình được đăng lên mạng cho thấy Nguyễn Hà Đông đang phát triển một game với 4 nhân vật giống với chú chim nổi tiếng trong game Flappy Bird. Hình ảnh phía sau với hàng cột điện đặc thù của Việt Nam có thể liên tưởng tới một phiên bản game mới tương tự Flappy Bird - cũng dùng hình ảnh nền là các kiến trúc nổi tiếng ở Việt Nam. Trung Quốc trở thành quốc gia sở hữu nhiều siêu máy tính nhất. Quốc gia này đông dân nhất hành tinh, nhưng cũng đang sở hữu đến 202 siêu máy tính nhanh nhất thế giới so với con số 144 của Mỹ. Cần biết rằng, chỉ 6 tháng trước, con số này của Trung Quốc là 159 và của Mỹ là 169. Những số liệu này được nghiên cứu và công bố theo danh sách 500 siêu máy tính nhanh nhất hành tinh được trang Cnet vừa đăng tải. (Ảnh minh họa: Vietnamnet). Các siêu máy tính là những bộ não điện toán khổng lồ với việc sử dụng hàng ngàn bộ vi xử lí trong 1 bộ máy tính để tính toán hàng triệu phép tính chỉ trong 1 giây, hoặc để dùng cho các công việc đặc biệt đòi hỏi sức mạnh xử lí siêu việt trong công nghiệp, quân sự, vũ trụ, dự báo thời tiết, dự báo và mô phỏng thảm họa, các vụ nổ Hiện nay, hai siêu máy tính hàng đầu thế giới thuộc về Trung Quốc là Sunway TaihuLight và Tianhe-2. Tuy nhiên, dự báo, Mỹ sẽ không khó để giành lại ngôi vị này từ tay Trung Quốc. Thế Lâm (tổng hợp).
0Công nghệ
Apple cho biết, đây là đợt thanh lọc mạnh nhất từ trước đến nay trên App Store, khoảng 58.000 ứng dụng nhái ý tưởngđã bị trục xuất khỏi chợ ứng dụng này. Việc này đã được Apple thông báo từ trước, tại Hội nghị Các nhà phát triển diễn ra hồi đầu tháng. Apple tiến hành cuộc thanh lọc nàyvì bấy lâu nay có khá nhiềulập trình viên tỏ ra lười nhác, không chịu sáng tạo mà chỉ sao chép,bắt chước người khác, tạo ra các sản phẩm nhái. Trong khi các nhà phát triểnứng dụng chân chínhphải tự lậptrìnhdựa trên ý tưởng sáng tạo của họ thì vẫn cónhiều người thiếukỹ năng, kiến thức và đạo đứcđã chọn cách ăn cắp ý tưởng, thay đổi giao diện để hô biến một ứng dụng bất kỳ trở thành của mình. Họ tạo ra ứng dụng bằng cáchsử dụng các công cụ nhân bản (copycat), thậm chí họ còn chẳng biết sử dụng X-Code (chương trình lập trình cơ bản của Apple). Chắc hẳn không ít người trong chúng ta vẫn còn nhớ thành công vang dội của Nguyễn Hà Đông cùng với tựa game Flappy Birds. Ứng dụng này đã vươn lên đứng đầu bảng xếp hạng App Store chỉ sau một đêm. Nhưng điều đáng nói là đằng sau đó có vô sốứng dụng ăn theo với lối chơi giống hệt, thậm chí cả tên gọi cũng na ná, chỉ có giao diện là hơi khác một chút. Loại phần mềm nàyxuất hiện ngày càng nhiều, chúng đã biếnApp Store thành một "biển rác",tạo ra môi trường cạnh tranh không lành mạnh, gây ảnh hưởng tiêu cực và thiệt hại chonhững lập trình viên chân chính. Apple đang tiến hành một chiến dịch lớn để cải thiện tính minh bạch, hiệu quả và lành mạnh cho App Store. Những ứng dụng sao chép và spam đang biến nơi đây thành một cái chợ bán đồ nhái, làm lợi cho kẻ xấu và kìm hãm các giá trị tích cực. Về bản chất, đợt thanh lọc App Store vừa qua chỉ là một phần trong chiến dịch bảo vệ bản quyền và làm minh bạch thị trường phần cứng/phần mềm khổng lồ trên toàn cầu của họ. Việt Đức / Appinformers.
0Công nghệ
20 năm trước, ngày 19-11-1997 đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử của ngành TT và TT Việt Nam, đây là ngày đã diễn ra Lễ ấn nút mở cửa internet, đưa Việt Nam chính thức kết nối với internet - xa lộ thông tin, kho kiến thức khổng lồ của nhân loại. Trong 20 năm phát triển vượt bậc của internet, hàng tỷ người dùng trên toàn thế giới đã cùng nhau xây dựng để biến internet trở thành một nền tảng gắn kết mọi người ở khắp các quốc gia, để cùng nhau chia sẻ thông tin, kiến thức trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống. Theo số liệu thống kê từ đầu năm 2017, Việt Nam hiện có khoảng trên 50 triệu người dùng internet, chiếm 54% dân số, cao hơn mức trung bình 46,64% của thế giới, nằm trong tốp những quốc gia và vùng lãnh thổ có số lượng người dùng internet cao nhất tại châu Á. So sánh với hơn 31 triệu người dùng vào năm 2012; 17 triệu của 10 năm trước hay 205 nghìn người trong thời đầu của internet quay số qua mạng điện thoại công cộng, có thể nói, internet Việt Nam đã có những bước tiến thật sự ấn tượng, Bộ trưởng đánh giá. Hiện nay, Chính phủ, Bộ TT và TT đang nỗ lực thúc đẩy sự phát triển của CNTT, công nghiệp nội dung số và ứng dụng giá trị gia tăng trên internet, song hành cùng sự phát triển của các lĩnh vực như truyền thông, quảng cáo, trò chơi điện tử, thương mại điện tử, thanh toán điện tử. Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nêu tên nhiều sản phẩm ứng dụng trên internet do doanh nghiệp, cá nhân trong nước phát triển đã tạo được tiếng vang ở tầm quốc tế như trò chơi Flappy Bird của Nguyễn Hà Đông, hay ứng dụng học trực tuyến Monkey Junior - Giải nhất Cuộc thi Sáng kiến Toàn cầu 2016. Tốc độ tăng trưởng các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nội dung và dịch vụ giá trị gia tăng trên nền internet đang phát triển rất mạnh mẽ, nhiều công nghệ còn rất mới trên thế giới như thực tế ảo, trí tuệ nhân tạo, mã QR cũng đã được các doanh nghiệp trong nước phát triển thành sản phẩm hoàn thiện, có khả năng thương mại hóa cao. Đối với các cơ quan nhà nước, thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT, hàng trăm dịch vụ công trực tuyến đã được triển khai ở mức độ 3, mức độ 4, mang lại sự tiện ích và hiệu quả cho người dân và doanh nghiệp. Nhiều bộ, ngành, địa phương còn mở các tài khoản chính thức trên mạng xã hội để có thể tương tác với người dân một cách nhanh chóng, hiệu quả, nhận được sự hưởng ứng rộng rãi từ người sử dụng. Đó là những nền móng cho các ứng dụng internet ở cấp độ cao hơn, phức tạp và quy mô lớn hơn như Chính phủ điện tử, thành phố thông minh, giao thông thông minh, y tế và giáo dục thông minh. Tuy nhiên, Bộ trưởng lưu ý, bên cạnh những giá trị làm thay đổi sâu sắc, tích cực đời sống kinh tế - xã hội và cuộc sống của người dân Việt Nam, internet cũng đang tồn tại nhiều bất cập. Hiện nay lượng thông tin xấu độc xuất hiện trên internet và mạng xã hội ngày càng nhiều. Các vấn nạn như tấn công mạng, mất an toàn thông tin, thư rác, mã độc tống tiền đang nhằm vào các mục tiêu là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức tại Việt Nam hiện đang gia tăng cả về số lượng, quy mô và độ phức tạp. Trong thời gian vừa qua, Bộ TT và TT và các bộ, ngành liên quan đã và đang thường xuyên, liên tục triển khai nhiều biện pháp quản lý chặt chẽ để kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nêu trên. Bộ trưởng nhận định, thế giới hiện nay đã bước đến giai đoạn mà không một lĩnh vực, một ngành nghề nào có thể tách rời khỏi CNTT và internet. Khi Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên của nền kinh tế số, ngưỡng cửa của cuộc cách mạng 4.0 thì tất cả các ngành nghề, lĩnh vực đều phải tiến tới kết nối số, tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi không ngừng theo sự phát triển của công nghệ, nếu không muốn bị tụt lại phía sau. Để có thể làm được điều này, Việt Nam cần tập trung đẩy mạnh phát triển hạ tầng CNTT, viễn thông - internet, nội dung số và ứng dụng giá trị gia tăng trong nước một cách bền vững, thậm chí là đủ lớn mạnh để tiếp tục tiến bước ra thế giới. Trong thời gian tới, chúng ta cần phải triển khai sớm nhiều quyết sách và giải pháp để hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tự tin bước vào cuộc cách mạnh công nghiệp 4.0. Cũng tại sự kiện, Hiệp hội Internet Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm Internet nền tảng cho doanh nghiệp Việt hội nhập kinh tế số với sự tham gia của đại diện cơ quan quản lý nhà nước, giới chuyên gia và các doanh nghiệp tiêu biểu của ngành như Viettel, VNG, VNPT, VCCorp, FPT,... Trao Kỷ niệm chương và giấy chứng nhận cho các cá nhân có ảnh hưởng lớn nhất đến internet Việt Nam trong một thập kỷ (2007-2017) qua. Tại sự kiện, Hiệp hội Internet Việt Nam đã công bố kết quả bình chọn 10 cá nhân có ảnh hưởng lớn nhất đến internet Việt Nam trong một thập kỷ (2007-2017). Đó là: Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT FPT; Ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch Hội đồng Quản trị CMC; Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Viettel; Ông Trần Mạnh Hùng, Chủ tịch VNPT; Ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam; Ông Lê Hồng Minh, Chủ tịch VNG; Ông Nguyễn Tử Quảng, Chủ tịch Bkav; Ông Lê Nam Thắng, nguyên Thứ trưởng Bộ TT và TT; Ông Thang Đức Thắng, Tổng biên tập VnExpres; Ông Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính - Viễn thông. Trao Kỷ niệm chương và giấy chứng nhận cho các cá nhân có ảnh hưởng lớn nhất đến internet Việt Nam trong một thập kỷ (2007-2017) qua. Tại sự kiện, Hiệp hội Internet Việt Nam đã công bố kết quả bình chọn 10 cá nhân có ảnh hưởng lớn nhất đến internet Việt Nam trong một thập kỷ (2007-2017). Đó là: Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT FPT; Ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch Hội đồng Quản trị CMC; Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Viettel; Ông Trần Mạnh Hùng, Chủ tịch VNPT; Ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam; Ông Lê Hồng Minh, Chủ tịch VNG; Ông Nguyễn Tử Quảng, Chủ tịch Bkav; Ông Lê Nam Thắng, nguyên Thứ trưởng Bộ TT và TT; Ông Thang Đức Thắng, Tổng biên tập VnExpres; Ông Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính - Viễn thông. PHẠM TRUNG.
0Công nghệ
Bộ Luật Hình sự 2015 sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7 tới, trong đó Điều 292 về việc cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông đang gây nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận. Theo điều luật này, nếu cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ mà không có giấy phép hoặc không đúng nội dung được cấp phép, thu lợi từ 50-200 triệu đồng hoặc có doanh thu từ 500 triệu - 2 tỷ đồng sẽ bị phạt tiền từ 200-500 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm. Bên cạnh kinh doanh vàng trên tài khoản, sàn giao dịch thương mại điện tử, kinh doanh đa cấp thì hoạt động trung gian thanh toán, trò chơi điện tử trên mạng và các loại dịch vụ khác trên mạng máy tính, mạng viễn thông đều chịu quy định của điều luật này. Nguyễn Hà Đông, người nổi tiếng với game Flappy Bird từng có thu nhập hàng tỷ đồng. Với quy định nêu trên, một ví dụ điển hình được nhắc tới là Nguyễn Hà Đông - người được biết đến với game Flappy Bird - cũng có thể trở thành người bị truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ sau một đêm. Theo ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó tổng giám đốc Tập đoàn VC Corp, điều luật này khiến người tiếp nhận hiểu rằng từ 1/7 tới, nếu ai đó mở website rao vặt, forum có phần rao vặt, viết game tung lên các appstore nhằm kiếm tiền quảng cáo như Flappy Bird, hay ứng dụng kiểu Uber... mà chưa xin phép thì có nguy cơ bị bỏ tù và tịch thu toàn bộ tài sản. "Trong khi đó, ở Việt Nam, việc xin giấy phép rất khó, đặc biệt là giấy phép game. Các start-up thường xuyên phải thử nghiệm các mô hình mới, nếu đợi xin giấy phép mới được làm thì cơ hội có lẽ đã bay xa", ông chia sẻ. Do đó, theo ông, điều luật này có thể làm ảnh hưởng lớn đến cộng đồng start-up công nghệ , khiến họ nảy sinh tâm lý sẽ ưu tiên chọn những nơi khác để khởi nghiệp như Singapore, Mỹ hoặc Hong Kong (Trung Quốc). Đồng tình với quan điểm này, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, một chuyên gia cố vấn cho các start-up cũng cho rằng, điều luật này khi có hiệu lực sẽ tạo tâm lý e ngại không nhỏ trong cộng đồng khởi nghiệp. "Điều luật này khá mâu thuẫn với tinh thần kêu gọi và ủng hộ khởi nghiệp đã được cơ quan quản lý, bộ ngành nhắc đến trong thời gian gần đây, có thể làm mất niềm tin của cộng đồng khởi nghiệp và họ tìm cách tránh khởi nghiệp ở Việt Nam. Có thể họ sẽ chọn các quốc gia khác để khởi nghiệp và đăng ký kinh doanh. Ở những nước này, việc hỗ trợ chung cho việc thủ tục thành lập doanh nghiệp, tư vấn và chính sách khá cởi mở, thuận tiện", ông Nghĩa cho hay. Ông cũng cho rằng, những start-up công nghệ mang tính toàn cầu nên doanh thu có thể không kiểm soát được, thậm chí tăng vọt chỉ sau một đêm. "Chính họ cũng không kiểm soát được mức doanh thu đó. Và như vậy, nếu theo điều luật này thì có lẽ sau một đêm, họ bỗng dưng trở thành tội phạm", ông Nghĩa lo ngại. Tuy nhiên, trao đổi với VnExpress, Luật sư Trương Thanh Đức - Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty Luật Basico lại cho rằng trước mắt chưa cần quá lo lắng với điều khoản trên. Theo ông, việc viết phần mềm trò chơi điện tử và đưa lên các trang web để các đơn vị khai thác là hợp pháp, hợp lệ, cũng giống như các nhà soạn nhạc, viết văn nên chỉ phải nộp thuế thu nhập cá nhân và các nghĩa vụ về quyền tác giả. Ông cho rằng, đây không phải là kinh doanh. "Nếu mở trang web bán hàng, cung cấp các giải pháp công nghệ thì mới cần đăng ký. Còn việc tạo ra sản phẩm, cung cấp qua những nhà cung cấp dịch vụ hợp pháp thì không bị điều chỉnh bởi quy định này. Giả sử nếu một người viết game như Nguyễn Hà Đông lập ra công ty để kinh doanh và đưa sản phẩm đó lên cung cấp dịch vụ hoặc một cá nhân hoạt động có tính chất như một công ty, khai thác mạng để bán hàng thì sẽ bị quy định bởi Điều 292 nói trên và phải xin giấy phép", ông Đức lý giải. Luật sư Lê Thiệp (Trưởng Văn phòng Luật sư Toàn Cầu, Hà Nội) cũng lý giải, những người viết game như Nguyễn Hà Đông là người viết phần mềm hay lập trình chứ không được coi là người kinh doanh dịch vụ. "Trong trường hợp của Đông thì không cần phải xin phép, chỉ đơn vị sử dụng các ứng dụng này vào mục đích kinh doanh mới phải xin phép", vị này lý giải. Tuy vậy, ông Trương Thanh Đức cho rằng Điều 292 trong Bộ Luật Hình sự 2015 có thể dẫn đến các cách hiểu khác nhau. Do đó, theo vị luật sư cần có những văn bản dưới luật để làm rõ những nội dung này, tránh dẫn đến những cách hiểu và xử lý khác nhau dẫn đến việc thực thi nhầm lẫn. "Những vấn đề mà cộng đồng start-up đặt ra cũng đúng, họ có quyền lo ngại, nghi ngờ khi đọc điều khoản đó. Nếu không được làm rõ bằng các văn bản dưới luật có thể dẫn đến sai lệch, nhầm lẫn trong quá trình thực thi và xảy ra tình trạng hình sự hóa quan hệ kinh tế giống như vụ cà phê Xin Chào thời gian qua", ông Đức nhận định. Về mức doanh thu được coi là thu lợi bất chính trong Điều 292 của Bộ Luật hình sự, ông Đức cho rằng, trong môi trường kinh doanh của Việt Nam là không dễ gì đạt được con số và quy mô như vậy. "Những cá nhân, đơn vị kinh doanh đạt được doanh thu như vậy thì cơ bản đã hoạt động khá chuyên nghiệp. Do đó, yêu cầu về đăng ký kinh doanh để cơ quan nhà nước quản lý cũng là điều phù hợp", ông cho hay. Tuy nhiên, chuyên gia Nguyễn Trọng Nghĩa cho rằng để tránh hiểu lầm và tạo động lực cho sáng tạo, các nhà làm luật nên làm rõ và tách biệt được 2 nhóm là những start-up công nghệ và các mô hình khởi nghiệp theo cách kinh doanh thông thường. "Với những công ty khởi nghiệp như mở quán cà phê, dịch vụ hoặc mô hình công ty truyền thống thì nên chịu sự quản lý của luật kinh doanh thông thường. Còn với các start-up công nghệ có tính đổi mới sáng tạo, tạo ra cái mới hiện tại chưa có trên thị trường, triển khai ở phạm vi rộng, toàn cầu 1-2 quốc gia, có yếu tố công nghệ thì nên cởi mở hơn, được điều chỉnh bởi quy định khác để có thể khuyến khích được tinh thần sáng tạo", ông Nghĩa bày tỏ. Theo VnReview.
0Công nghệ
Gõ cụm từ Face Dance Challenge trên YouTube sẽ thấy rất nhiều video hài hước trong đó người chơi biểu cảm gương mặt ở mọi sắc thái khác nhau. Chính kiểu biểu cảm này khiến các clip cực kỳ thú vị, người chơi chắc chắn được một phen xả stress thoải mái. Các video clip của người chơi được thực hiện nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Thái Lan, Hồng Kông, Philippines, Việt Nam,... Có clip được hơn 5 triệu lượt xem, có clip có hàng trăm ngàn lượt. Rất nhiều clip biểu cảm khác cũng được tải lên trang Facebook của game này. Một clip trên YouTube của người chơi Face Dance Challenge. Game Face Dance Challenge được phát triển bởi studio Diffcat tại TP.HCM, do Giang Nguyễn sáng lập. Viết trên một nhóm Facebook chuyên về khởi nghiệp, Hai Viet Ho - sáng lập Triip.me, một start-up được biết đến trên toàn cầu - cho rằng độ nhận biết của Face Dance Challenge có thể bằng 60% trò chơi Flappy Bird của Nguyễn Hà Đông. Trang Mashable cho biết game đứng đầu về lượt tải trên Apple App Store ở Hồng Kông và Thái Lan. Ngoài ra, Face Dance Challenge cũng từng giữ vị trí thứ 5 tại Mỹ ở mọi thể loại (kể cả game và ứng dụng). Người chơi khắp nơi thi nhau xem ai được nhiều điểm hơn - Ảnh chụp màn hình YouTube. Thống kê của đơn vị phát triển tính đến ngày 19/8 cho biết Face Dance Challenge đứng vị trí số 1 mọi thể loại ở 7 nước, đứng số 1 hạng mục game ở 11 quốc gia, số 1 ở mảng âm nhạc trên 39 nước. Cho đến thời điểm hiện tại, trả lời ICTnews, nhà sáng lập sinh năm 1987 cho biết Face Dance Challenge đã đạt hơn 3 triệu lượt tải về. Face Dance Challenge là trò chơi yêu cầu người dùng mở camera trước của điện thoại, sau đó bắt chước theo những biểu cảm gương mặt xuất hiện trên màn hình. Người chơi càng bắt chước giống thì sẽ được điểm cao. Điểm thú vị của trò chơi chính là giúp người chơi thể hiện mọi biểu cảm hài hước trên gương mặt của mình, qua đó xả stress hiệu quả. Trước khi thành công với Face Dance Challenge, Giang Nguyễn từng làm nhiều game nhưng không được biết đến nhiều. Để trang trải, anh phải bán nhà - một phần để đi du lịch, một phần để khởi nghiệp. Hải Đăng.
0Công nghệ
Anh Nguyễn Hà Đông, chủ nhân của game Flappy Bird đình đám, thông báo trên trang cá nhân rằng sẽ không cập nhập game lên iOS 11. Đây là lời chia tay cuối cùng của anh dành cho người hâm mộ của game này. Lời chia tay chính thức của Nguyễn Hà Đông. Ảnh: Polygon. Tuy nhiên, anh khẳng định những điện thoại nào đã cài sẵn game mà chưa cập nhập lên iOS 11 thì vẫn có thể tiếp tục chơi. Nếu như máy đã được cập nhập thì người dùng sẽ nhận được lời nhắn khi mở ứng dụng. Thông báo trò chơi cần được cập nhật để sử dụng trên iOS 11. Ảnh:Polygon. Flappy Bird ra mắt lần đầu tiên trên App Store vào ngày 24/05/2013 và có hơn 50 triệu lượt tải về. Có tin đồn rằng Đông Nguyễn kiếm được 50.000 USD/ngày (hơn 1 tỉ VNĐ). Tuy nhiên, vào ngày 02/08 anh đã xóa game này khỏi App Store vì không chịu được áp lực từ dư luận xung quanh thành công của Flappy Bird. Dù vậy, trong suốt 3 năm qua, nhiều người dùng vẫn tìm được những cách không chính thống để tiếp tục chơi Flappy Bird. Việc iOS 11 không hỗ trợ các ứng dụng 32 bit để chuyển sang 64 bit là lời khai tử chính thức cho game này. Ngoài ra, nếu muốn biết thêm các phần mềm sẽ không sử dụng được khi cập nhập lên iOS 11, ta mở mục Cài đặt, chọn mục Chung, tiếp tục chọn Giới thiệu và Ứng dụng. Những ứng dụng 32 bit sẽ không hoạt động được khi cập nhập hệ điều hành mới. Gia Minh.
0Công nghệ
Theo dự thảo chương trình các môn học và hoạt động giáo dục được Bộ GD&ĐT công bố mới đây, vị trí, vai trò của môn Tin học đã thay đổi rất lớn so với chương trình hiện hành. PGS.TS Hồ Sĩ Đàm, chủ biên môn Tin học đã trao đổi xung quanh vấn đề này để làm rõ những thắc mắc của phụ huynh và học sinh. PGS.TS Hồ Sĩ Đàm, chủ biên môn Tin học. (Ảnh: Xuân Trung). - Thưa ông, dự kiến môn Tin học sẽ có vị trí, vai trò mới so với chương trình hiện hành, vị trí mới đó là gì? So với chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, có thể thấy rõ vị trí, vai trò của môn Tin học đã thay đổi, khi trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể xác định Tin học là môn bắt buộc có phân hóa, xuyên suốt từ lớp 3 đến lớp 9 (trong chương trình hiện hành là môn tự chọn). Ở cấp Trung học phổ thông, Tin học là môn học được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh, phân hóa theo 2 định hướng Tin học ứng dụng và Khoa học máy tính (trong chương trình hiện hành không phân hóa). - Cụ thể hai giai đoạn giáo dục này sẽ được thể hiện như thế nào trong dự thảo chương trình môn Tin học, thưa ông? Chương trình môn Tin học nhằm đạt được 3 mạch tri thức CS, ICT và DL. Nội dung của chương trình được tổ chức thành 7 chủ đề lớn xuyên suốt trong cả 3 cấp học là: Máy tính và xã hội tri thức; Mạng máy tính và Internet; Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin; Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số hóa; Ứng dụng tin học; Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính và Hướng nghiệp với tin học. Giai đoạn giáo dục cơ bản, môn Tin học giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực ứng dụng tin học, làm quen và sử dụng Internet; bước đầu hình thành và phát triển tư duy giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của máy tính và hệ thống máy tính; hiểu và tuân theo các nguyên tắc cơ bản trong chia sẻ và trao đổi thông tin. Ở tiểu học, học sinh chủ yếu học sử dụng các phần mềm đơn giản hỗ trợ học tập và sử dụng thiết bị kỹ thuật số tuân theo các nguyên tắc giữ gìn sức khỏe, đồng thời bước đầu được hình thành tư duy giải quyết vấn đề có sự hỗ trợ của máy tính. Ở trung học cơ sở, học sinh học sử dụng, khai thác các phần mềm thông dụng làm ra các sản phẩm phục vụ học tập và sinh hoạt; thực hành phát hiện và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo với sự hỗ trợ của công cụ và các hệ thống tự động hóa của công nghệ kỹ thuật số; học tổ chức lưu trữ, quản lý, tra cứu và tìm kiếm dữ liệu số, đánh giá và lựa chọn thông tin. Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, môn Tin học được tổ chức từ các chủ đề bắt buộc và chủ đề tùy chọn theo định hướng Tin học ứng dụng hoặc theo định hướng Khoa học máy tính. Định hướng Tin học ứng dụng đáp ứng mục đích sử dụng máy tính và hệ thống máy tính để nâng cao hiệu quả học tập, làm việc, góp phần phát triển năng lực thích ứng và năng lực phát triển các dịch vụ kỹ thuật số đáp ứng nhu cầu của cuộc sống con người trong xã hội số hóa. Định hướng Khoa học máy tính đáp ứng mục đích bước đầu tìm hiểu nguyên lý hoạt động của hệ thống máy tính, phát triển tư duy tin học, năng lực tìm tòi khám phá, năng lực phát triển phần mềm và dịch vụ giá trị gia tăng trên hệ thống máy tính. Bên cạnh nội dung giáo dục cốt lõi (70 tiết/lớp/năm), trong mỗi năm, học sinh có thể chọn học một số chuyên đề (35 tiết/lớp/năm) tùy theo sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp. Những chuyên đề thuộc định hướng Tin học ứng dụng nhằm tăng cường thực hành ứng dụng Tin học, giúp học sinh thành thạo hơn trong sử dụng các phần mềm thiết yếu để làm ra sản phẩm thiết thực cho học tập và cuộc sống. Những chuyên đề thuộc định hướng Khoa học máy tính nhằm tăng cường kiến thức về thiết kế thuật toán và ứng dụng của một số mô hình tổ chức dữ liệu, đồng thời đem đến cơ hội thực hành tạo trang web và lập trình điều khiển robot cho học sinh. Học sinh được học lập trình và điều khiển robot trong chương trình Tin học mới. - Để chuyển tải các nội dung trên, phương pháp dạy học tin học sẽ được thay đổi như thế nào, thưa ông? Việc đổi mới phương pháp dạy học tin học theo hướng tiếp cận năng lực là trọng tâm của chương trình. Vì vậy, định hướng về mặt phương pháp dạy học trong môn tin học bao gồm: Áp dụng các phương pháp dạy học tích cực để truyền thụ ba mạch kiến thức kiến thức cốt lõi: Khoa học máy tính, Công nghệ thông tin và truyền thông và Học vấn số hóa phổ dụng nhằm phát triển năng lực tin học cho học sinh. Kết hợp dạy lý thuyết với thực hành, khuyến khích làm dự án, bài tập; yêu cầu học sinh làm ra sản phẩm số của cá nhân và của nhóm bạn học trong và ngoài trường. Khai thác phần cứng, phần mềm, nguồn tài liệu, học liệu có trên Internet và các thiết bị kỹ thuật số để dạy học. Ngoài ra cần khai thác các nội dung đọc thêm về lịch sử vấn đề, về ứng dụng kiến thức bài học trong cuộc sống, trong học tập, về các thành tựu mới của công nghệ kỹ thuật số trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư, kích thích học sinh tự khám phá, tự học. Một số chủ đề liên quan trực tiếp đến lập luận, suy diễn logic, tư duy thuật toán và giải quyết vấn đề có thể được dạy học không nhất thiết phải có máy tính. - Việc triển khai chương trình môn học phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện thực hiện. Đối với môn Tin học, ông có những lưu ý gì về điều kiện để thực hiện chương trình đạt được yêu cầu? Có ba vấn đề tôi muốn lưu ý với các cơ sở giáo dục về điều kiện để triển khai được chương trình môn Tin học. Về lựa chọn phần cứng và phần mềm. Các cơ sở giáo dục cần quan tâm đầu tư để phòng máy tính được kết nối mạng và Internet. Các trường có điều kiện nên trang bị thêm các thiết bị kỹ thuật số hiện đại như máy ảnh số, máy tính bảng, thiết bị thông minh (điện thoại thông minh, robot giáo dục,...). Với những trường chưa đủ điều kiện có thể thu thập hình ảnh các thiết bị đó trên mạng để giới thiệu cho học sinh. Về phần mềm mã nguồn đóng và mã nguồn mở. Chương trình chỉ yêu cầu mức độ cần đạt mà không xác định bắt buộc sử dụng phần mềm cụ thể nào; không phân biệt là mã nguồn mở hay mã nguồn đóng. Khuyến khích lựa chọn các phiên bản mới, thông dụng và miễn phí. Chương trình có các nội dung yêu cầu phải sử dụng các loại phần mềm học tập, phần mềm trò chơi, giải trí với các yêu cầu cần đạt tương ứng. Khuyến khích giáo viên, tác giả sách giáo khoa chủ động khai thác, lựa chọn nguồn tài nguyên ở các kho học liệu số trên Intenet. Về thiết bị thực hành. Yêu cầu tối thiểu là phòng máy tính của nhà trường phải được kết nối Internet và nối mạng LAN; các máy tính để bàn cần có cấu hình đáp ứng cài đặt được các hệ điều hành và phần mềm thông dụng, có loa, tai nghe, micro, camera. Cần đảm bảo trong giờ học thực hành số lượng tối đa học sinh sử dụng chung một máy tính ở tiểu học là 3, ở trung học cơ sở là 2 và ở trung học phổ thông là 1 học sinh. Mỗi phòng học tin học (cả lý thuyết và thực hành) cần có một máy chiếu. Trong giờ học chuyên đề về Robot mỗi nhóm 8 học sinh cần có ít nhất 1 Robot giáo dục để sử dụng. Các máy tính của nhà trường cần được cài đặt hệ điều hành và các phần mềm ứng dụng có bản quyền, mã nguồn mở hoặc miễn phí. Môn Tin học có sứ mạng giúp học sinh có được năng lực tin học với các thành tố cơ bản như: Năng lực sử dụng và quản lý các phương tiện, công cụ và các hệ thống tự động hóa của công nghệ thông tin và truyền thông; năng lực hiểu biết và ứng xử phù hợp chuẩn mực đạo đức, văn hóa, pháp luật trong môi trường số hóa; Năng lực nhận biết và giải quyết vấn đề trong môi trường thông tin và nền kinh tế tri thức; Năng lực học tập và tự học tập với sự hỗ trợ của các hệ thống ứng dụng Công nghệ thông tin và truyền thông; Năng lực giao tiếp, hòa nhập, hợp tác phù hợp với thời đại thông tin và kinh tế tri thức. Minh Đức.
0Công nghệ
Bản vẽ phác họa cơ chế "tự hàn gắn" của Motorola. Báo Anh Daily Mail đưa tin, mới đây hãng điện thoại Motorola (Mỹ) đã nộp đơn xin cấp bằng sáng chế cho mẫu điện thoại thông minh có khả năng tự hàn gắn màn hình bị nứt vỡ bằng nhiệt. Quá trình phục hồi ấn tượng của sản phẩm mới này sẽ dựa trên chất polymer ghi nhớ hình dạng một chất liệu có thể bị biến đổi nhưng sau đó lại quay trở về hình dạng ban đầu khi được sưởi nhiệt. Đơn xin cấp sáng chế của Motorola nêu rõ dòng điện thoại mới của họ có thể đảo ngược một số hoặc tất cả các biến dạng xảy ra. Với một ứng dụng hỗ trợ (app), người dùng có thể đánh dấu khu vực màn hình bị hư hại. Sau đó, điện thoại sẽ dùng năng lượng của chính nó để tăng nhiệt, gắn các vết nứt lại như ban đầu. Hoặc bạn cũng có thể dùng một nguồn nhiệt ngoài như máy sấy tóc hoặc bàn là để hàn mặt kính điện thoại lại. Sửa màn hình điện thoại vỡ dường như chỉ là một việc nhỏ, nhưng không hề "nhẹ" đối với hầu bao của các khách hàng. Với công nghệ mới của Motorola, cái cảm giác thót tim khi lỡ tay đánh rơi điện thoại và nhặt nó lên thì màn hình không còn nguyên vẹn sẽ sớm trở thành chuyện trong quá khứ. Tháng 6 vừa qua, hãng điện thoại Apple (Mỹ) tuyên bố sẽ cung cấp một giải pháp tức thời dành cho những khách hàng đã chán ngán việc màn hình điện thoại thường xuyên bị nứt, vỡ. Cụ thể là vào cuối năm nay, Apple sẽ trang bị máy gắn màn hình nứt cho 400 trung tâm sửa chữa chính hãng tại 25 nước, bao gồm Anh, Mỹ và Trung Quốc. Hoàng Trang/Báo Tin Tức.
0Công nghệ
nứt, vỡ. Bạn chán ngán điều này? Hãy chờ đợi Motorola ra mắt sản phẩm mới có khả năng tự phục hồi màn hình. Bản vẽ phác họa cơ chế "tự hàn gắn" của Motorola. Báo Anh Daily Mail đưa tin, mới đây hãng điện thoại Motorola (Mỹ) đã nộp đơn xin cấp bằng sáng chế cho mẫu điện thoại thông minh có khả năng tự hàn gắn màn hình bị nứt, vỡ bằng nhiệt. Quá trình phục hồi ấn tượng của sản phẩm mới này sẽ dựa trên chất polymer ghi nhớ hình dạng - một chất liệu có thể bị biến đổi nhưng sau đó lại quay trở về hình dạng ban đầu khi được sưởi nhiệt. Đơn xin cấp sáng chế của Motorola nêu rõ dòng điện thoại mới của họ có thể đảo ngược một số hoặc tất cả các biến dạng xảy ra. Với một ứng dụng hỗ trợ (app), người dùng có thể đánh dấu khu vực màn hình bị hư hại. Sau đó, điện thoại sẽ dùng năng lượng của chính nó để tăng nhiệt, gắn các vết nứt lại như ban đầu. Hoặc bạn cũng có thể dùng một nguồn nhiệt ngoài như máy sấy tóc hoặc bàn là để hàn mặt kính điện thoại lại. Sửa màn hình điện thoại vỡ dường như chỉ là một việc nhỏ, nhưng không hề "nhẹ" đối với hầu bao của các khách hàng. Với công nghệ mới của Motorola, cái cảm giác thót tim khi lỡ tay đánh rơi điện thoại và nhặt nó lên thì màn hình không còn nguyên vẹn sẽ sớm trở thành chuyện trong quá khứ. Tháng 6 vừa qua, hãng điện thoại Apple (Mỹ) tuyên bố sẽ cung cấp một giải pháp tức thời dành cho những khách hàng đã chán ngán việc màn hình điện thoại thường xuyên bị nứt, vỡ. Cụ thể là vào cuối năm nay, Apple sẽ trang bị máy gắn màn hình nứt cho 400 trung tâm sửa chữa chính hãng tại 25 nước, bao gồm Anh, Mỹ và Trung Quốc. Theo Báo Tin Tức.
0Công nghệ
Giá trên trời. Theo nguồn tin từ nội bộ Apple, cho đến thời điểm hiện tại, toàn bộ công đoạn, quá trình thiết kế iPhone 8 (tên dùng tạm thời) đã kết thúc. Nhà Táo đang thực hiện sản xuất hàng loạt để cung cấp cho thị trường. Trước thềm ra mắt, nhiều rò rỉ về giá thành của sản phẩm này đã được tung ra. Trong đó, một tài khoản nổi tiếng trên Twitter là Benjamin Geskin đã cập nhật rằng, iPhone 8 trình làng trong ngày 12/9 tới đây sẽ cực kỳ đắt đỏ, tới mức nhiều người tiêu dùng không thể tưởng tượng ra được. Phiên bản thấp nhất của iPhone 8, tức phiên bản có dung lượng bộ nhớ trong 64GB cũng đã có giá bán là 1.000 USD (khoảng 22,7 triệu đồng). Bản 256GB thì có giá 1.100 USD (xấp xỉ 25 triệu đồng). Còn phiên bản có bộ nhớ cao nhất - 512GB - có giá cả lên tới 1.200 USD (tương đương 27,2 triệu đồng). Tài khoản này tiết lộ thêm rằng, anh ta có được thông tin trên là do một người bạn thân thiết làm việc trong công ty Apple cung cấp. Hình ảnh iPhone 8 rò rỉ trên mạng xã hội Instagram. Chuyên gia công nghệ - thị trường Simona Jankowski đến từ công ty Goldman Sachs cũng có cùng phân tích. Ông khẳng định iPhone 8 sẽ có giá khởi điểm đã là 1000 USD. Còn hai model ra cùng với iPhone 8 thì lại có giá thành thấp hơn vì chỉ là những phiên bản nâng cấp bình thường của iPhone 7 và 7 Plus. Trong đó, iPhone 7s sẽ có giá là 649 USD (khoảng 14,7 triệu đồng), iPhone 7s Plus thì có giá là 769 USD (khoảng 17,4 triệu đồng). Ông Simona Jankowski nhấn mạnh rằng iPhone 8 năm nay sẽ là phiên bản vô cùng đắt đỏ, với một cái giá đắt nhất từ trước đến nay trong mảng điện thoại của nhà Táo. Nhiều chuyên gia khác thì dự báo giá thành của iPhone 8 sẽ còn cao hơn, với phiên bản đắt nhất có thể lên tới 1.400 USD (tức trên 31,7 triệu đồng). Dù là trên 30 triệu hay có mức giá 27 triệu thì đây đều là mức giá không tưởng của iPhone, khi mà iPhone được cho là không tốt hơn iPhone 7 là bao. Chất lượng dưới đất. Mới đây, trên mạng xã hội Reddit đã rò rỉ đoạn clip cho thấy một người dùng đang cầm trên tay và trải nghiệm chiếc smartphone được tuyên bố là iPhone 8. Hình ảnh trong video cho thấy máy khá bình thường, không có gì quá cao siêu. Nó chỉ đặc biệt hơn các đời trước về phần ngoại hình, diện mạo, vì sở hữu màn hình cong, không còn nút Home vật lý. Về cơ bản, các nội dung, tính năng và ứng dụng bên trong máy không có gì cao xa hơn so với iPhone 7. iPhone 8 chỉ đặc biệt vì nó là phiên bản ra đời vì mục đích kỷ niệm 10 năm tồn tại của dòng smartphone iPhone. Và iPhone 8 sẽ là phiên bản duy nhất có màn hình cong, còn các máy khác sẽ vẫn có màn hình phẳng và nút Home tròn truyền thống. Phiên bản này cũng dự định sẽ có một cái tên gọi đặc biệt hơn, chẳng hạn như iPhone X Edition. iPhone 8 hiện tại chỉ là tên gọi tạm thời. IFan quay lưng. IPhone 8 có giá trên trời nhưng chất lượng lại không hơn iPhone 7 là bao. Với giá thành cao chót vót như vậy thôi cũng đã khiến người tiêu dùng quay lưng với iPhone 8, chưa kể, máy lại có chất lượng không tương xứng với giá thành. Sau khi lộ diện giá bán, nhiều trang web đã tiến hành thống kê số lượng người có muốn mua iPhone 8 hay không. Kết quả cho thấy, phần lớn người tiêu dùng đều bày tỏ ý không muốn bỏ một khoản tiền lớn như vậy để rước về một chiếc smartphone mà nó chỉ đặc biệt với Apple chứ không có gì đặc biệt với họ. Báo Anh Daily Mail cũng cung cấp một thống kê khác, thấy được chỉ có 16% iFan cho biết là có ý định mua iPhone 8. Còn lại số đông đều không muốn nâng cấp, đổi đời máy. Các nhà phân tích nhìn nhận rằng, giá thành quá cao như vậy sẽ có rất nhiều người tiêu dùng xót xa khi bỏ túi chiếc smartphone này, và giá đắt đỏ là một trở ngại cạnh tranh của máy nếu nó không có gì đặc biệt về cấu hình và lợi ích sử dụng. Mộc Trà.
0Công nghệ
Theo báo Anh Daily Mail, để đưa ra kết luận trên, nhóm nghiên cứu đã khảo sát ý kiến của 352 chuyên gia về máy móc để đưa ra dự đoán về sự phát triển của AI trong vài thập kỷ tới. Trí tuệ nhân tạo, máy móc sẽ sớm thay thế con người. Các chuyên gia đã được hỏi về các năng lực đặc biệt và công việc mà AI có thể thành thạo cũng như tiên đoán của họ về thời điểm AI sẽ trở nên xuất sắc hơn con người ở tất cả các nhiệm vụ. Máy móc nhân tạo được nhiều người tin rằng sẽ dịch ngôn ngữ tốt hơn chúng ta vào năm 2024, viết bài luận của trường trung học hay hơn học sinh vào năm 2026, lái xe tải thành thạo vào năm 2027 và làm việc trong ngành bán lẻ vào năm 2031. Tới năm 2049, AI sẽ có thể thay các nhà văn tên tuổi viết ra những cuốn sách bán chạy hàng đầu. Khoảng 4 năm tiếp theo, chúng sẽ giành việc của bác sĩ phẫu thuật. Theo các nhà khoa học, cơ hội để AI đảm nhiệm mọi công việc tốt hơn chúng ta trong 45 năm tới là 50%. Và dường như, máy móc sẽ tranh tất cả công việc trên thế giới này trong 120 năm tới. Trí tuệ nhân tạo đang cải thiện các kỹ năng nhanh chóng và ngày càng chứng tỏ bản thân trong những lĩnh vực do con người thống trị xưa nay. Điển hình như AlphaGo của Google vừa mới đánh bại kỳ thủ cờ vây hàng đầu thế giới Ke Jie. Trong khi AI được hy vọng sẽ đem lại lợi ích cho xã hội theo nhiều cách thì các nhà nghiên cứu cũng cảnh báo rằng sự phát triển không ngừng của máy móc công nghệ cao sẽ đem tới nhiều thách thức như xây dựng lại cơ sở hạ tầng, bảo vệ an ninh mạng của phương tiện cùng nhiều điều luật kiểm soát. Hoàng Trang/Báo Tin Tức.
0Công nghệ
Theo báo Anh Daily Mail, để đưa ra kết luận trên, nhóm nghiên cứu đã khảo sát ý kiến của 352 chuyên gia về máy móc để đưa ra dự đoán về sự phát triển của AI trong vài thập kỷ tới. Trí tuệ nhân tạo, máy móc sẽ sớm thay thế con người. Các chuyên gia đã được hỏi về các năng lực đặc biệt và công việc mà AI có thể thành thạo cũng như tiên đoán của họ về thời điểm AI sẽ trở nên xuất sắc hơn con người ở tất cả các nhiệm vụ. Máy móc nhân tạo được nhiều người tin rằng sẽ dịch ngôn ngữ tốt hơn chúng ta vào năm 2024, viết bài luận của trường trung học hay hơn học sinh vào năm 2026, lái xe tải thành thạo vào năm 2027 và làm việc trong ngành bán lẻ vào năm 2031. Tới năm 2049, AI sẽ có thể thay các nhà văn tên tuổi viết ra những cuốn sách bán chạy hàng đầu. Khoảng 4 năm tiếp theo, chúng sẽ giành việc của bác sĩ phẫu thuật. Theo các nhà khoa học, cơ hội để AI đảm nhiệm mọi công việc tốt hơn chúng ta trong 45 năm tới là 50%. Và dường như, máy móc sẽ tranh tất cả công việc trên thế giới này trong 120 năm tới. Trí tuệ nhân tạo đang cải thiện các kỹ năng nhanh chóng và ngày càng chứng tỏ bản thân trong những lĩnh vực do con người thống trị xưa nay. Điển hình như AlphaGo của Google vừa mới đánh bại kỳ thủ cờ vây hàng đầu thế giới Ke Jie. Trong khi AI được hy vọng sẽ đem lại lợi ích cho xã hội theo nhiều cách thì các nhà nghiên cứu cũng cảnh báo rằng sự phát triển không ngừng của máy móc công nghệ cao sẽ đem tới nhiều thách thức như xây dựng lại cơ sở hạ tầng, bảo vệ an ninh mạng của phương tiện cùng nhiều điều luật kiểm soát. Hoàng Trang/Báo Tin Tức.
0Công nghệ
Theo giờ Singapore, khoảng 9 giờ sáng ngày 3-11, Apple Store mới bắt đầu mở bán iphone X. Nhưng chỉ mới chiều tối ngày 2-11, rất đông người đã đến trước cửa hàng này để xếp hàng chờ mua chiếc iphone được mong chờ nhất trong năm nay. Khoảng 16 giờ chiều ngày 2-11, Apple Store đã phát số thứ tự cho người xếp hàng để mua iphone X. Được biết, đây là năm đầu tiên Singapore có App Store chính thức nên rất đông người đã đến trụ sở Apple ở đây để xếp hàng mua. Vị trí cửa hàng Apple Stotre Singapore trên bản đồ. ẢNH: PHÚC NGUYÊN. Anh Hồ Phúc Nguyên, một doanh nhân người Việt đang có chuyến công tác tại Singapore nhân dịp này cho biết, trong chiều tối ngày 2-11 ước tính có hàng nghìn người đã đứng xếp hàng dọc phố Orchard để chờ mua. Anh Nguyên cho hay, anh xếp hàng để chờ mua chiếc iphone X cho một người em trai và chứng kiến dòng người xếp hàng đợi để mua được chiếc điện thoại này. iPhone X ra vừa được ra mắt vào tháng 9 tạo nên cơn sốt cho người dùng trong suốt thời gian vừa ra mắt. Nhưng đến tận ngày 3- 11, chiếc điện thoại được ví von là mẫu điện thoại của tương lai với màn hình OLED tràn viền, chip Al hỗ trợ công nghệ AR, này mới được bán ra thị trường, tích hợp công nghệ bảo mật nhận diện khuôn mặt 3D mang tên FaceID. Đây cũng là sản phẩm đánh dấu 10 năm iPhone xuất hiện trên thị trường điện thoại. Tại Mỹ, iPhone X được bán với giá từ 999 USD (khoảng 22,8 triệu đồng), tại Singapore là 1.648 đôla (tương đương 27,3 triệu đồng). Việt Nam không nằm trong danh sách phát hành đợt đầu tiên khiến giá bán của sản phẩm này ở thị trường xách tay leo cao có thể lên tới 50 triệu đồng cho bản thấp nhất, 100 triệu đồng cho bản 256GB. Dưới đây là một số hình ảnh: Apple Store lần đầu tiên có mặt chính thức ở Singapore nên rất đông người chọn đến đây để mua cho bằng được chiếc iPhone X. ẢNH: PHÚC NGUYÊN. Đông đảo mọi người ngồi chờ lấy số... ẢNH: PHÚC NGUYÊN. Xếp thành hàng dài. ẢNH: PHÚC NGUYÊN. Hàng nghìn người xếp hàng dọc phố Orchard để chờ mua chiếc điện thoại hot nhất trong năm nay. ẢNH: PHÚC NGUYÊN. THANH TUYỀN.
0Công nghệ
Ý tưởng từ thành phố ô nhiễm nhất châu Âu. Là kinh đô thời trang thế giới, nơi có nhiều đội bóng nổi danh của giải vô địch Italia Seria, nhưng Milan còn được biết đến như một thành phố ô nhiễm bậc nhất châu Âu, kể từ 2008 đến nay. Ô nhiễm không khí tại đây nghiêm trọng và khẩn cấp đến mức đã có thời điểm (vào năm 2015), chính quyền thành phố đưa ra lệnh cấm ô tô, xe máy lưu thông trong thành phố trong 3 ngày. Thậm chí, các lò nướng bánh pizza cũng phải mở lò trong những ngày này để hạn chế tối đa ô nhiễm. Có lẽ đó cũng là lý do thôi thúc kiến trúc sư Stefano Boeri sáng tạo ra sản phẩm trí tuệ đến khó tin như một giải pháp chống ô nhiễm hữu hiệu tại đây. Bosco Verticale (khái niệm "Dọc theo chiều dọc") là khái niệm về nhà ở cao tầng được bao phủ bởi cây xanh. Hệ thống nhà cao tầng này được ví như những khu rừng đứng, có thể giúp thành phố xây dựng mật độ và cải thiện chất lượng không khí. Những " khu rừng đứng " đầu tiên đã ra đời vào năm 2014 tại khu Porta Nuova Isola của Milan. Khu rừng đứng ở Milan (Italia). Hai tòa tháp với hơn 100 căn hộ được bao quanh bởi 500 cây xanh cỡ trung bình và lớn, 300 cây loại nhỏ, 5.000 cây bụi và 11.000 cây các loại khác nhau. Như một mô hình phát triển mới cho sự hồi phục của môi trường đô thị, thiết kế tạo thành một môi trường ở sinh thái trong gần 40.000m2. Điều vô cùng đơn giản mà bất cứ ai cũng có thể biết: Cây xanh là cách rẻ nhất và hiệu quả nhất để hấp thụ carbon dioxide. 20.000 cây ngang qua tháp đôi này có thể biến đổi khoảng 44.000 pound (gần 20 tấn) carbon dioxide thành oxy mỗi năm. Cây cối, một món quà từ thiên nhiên, cũng có thể giúp nhiệt độ trong nhà mát mẻ và lọc ra các hạt bụi tốt cũng như ô nhiễm tiếng ồn từ giao thông bên dưới. Tưởng không khó nhưng khó không tưởng! Nhìn bên ngoài tưởng chừng như không quá khó khăn để trồng cây. Tuy nhiên, những tiết lộ của kiến trúc sư Stefano Boeri cho thấy, công đoạn trồng cây khó khăn và phức tạp hơn những gì ông nghĩ rất nhiều. Kiến trúc sư Stefano Boeri sáng tạo ra sản phẩm trí tuệ đến khó tin như một giải pháp chống ô nhiễm hữu hiệu tại đây. Quá trình trồng rừng đứng bắt đầu với việc tập hợp các chuyên gia về kỹ thuật kết cấu và thực vật học để trả lời tất cả các câu hỏi thiết yếu. Đơn cử như cây có thể chống lại các điều kiện cực tím ở độ cao 120m trong không khí như thế nào? Các kỹ sư đã phải tạo ra cách để bảo đảm sự sống của cây trong các thùng chứa từ độ cao này. Điều này được Laura Gatti, một nhà thực vật học kiến trúc của dự án đúc kết sau quá trình nghiên cứu 3 năm về các loài thực vật địa phương để xác định loài nào sẽ sống sót qua điều kiện đô cao và áp suất không khí của tòa nhà. Dĩ nhiên, sau khi trồng, cây cần được chăm sóc vun xới thường xuyên. Công đoạn này phải nhờ đến đội quân trên không - những người giống như công nhân lau dọn kính ở các tòa nhà chọc trời vẫn thường thấy. Họ phải thường xuyên đu dây lên xuống tòa nhà để kiểm tra và chăm sóc cây. Những sáng tạo, công sức của đội ngũ kiến trúc sư, các nhà thực vật học nói trên đã không làm người dân thất vọng. Khi các thành phố tiếp tục vật lộn với ô nhiễm không khí, tình trạng thiếu nhà ở và biến đổi khí hậu, những khu rừng đứng này sẽ là kiến trúc nhà ở cực kỳ cần thiết cho tương lai. Ông Boeri chia sẻ: Đây là một loại kiến trúc sinh thái tiếp cận môi trường bền vững. Tôi thực sự hy vọng các kiến trúc sư, các nhà quy hoạch đô thị cũng như nhiều chính trị gia sẽ tiếp tục phát triển hơn những gì chúng tôi đang có. Hiện công ty của kiến trúc sư tài năng này đang thực hiện nhiều dự án rừng đứng mới ở châu Âu và Trung Quốc, trong đó có một "Thành phố Rừng" đầy tham vọng ở thành phố Nam Kinh (Trung Quốc). Theo Phúc Nguyên/PNVN.
0Công nghệ
Trước đó, cán bộ chiến sĩ ở 14 nhà giàn khác các cụm: Ba Kè, Tư chính, Quế Đường, Phúc Nguyên, Phúc Tần, Huyền Trân đã tổ chức chằng buộc, định vị các trang thiết bị ở khung nhà mới. Các thiết bị thông tin, ăng ten ở khung nhà cũ được tháo rời xếp gọn. Căn cứ vào mức độ vững chắc của 14 nhà giàn thế hệ mới, chúng tôi hoàn toàn yên tâm mà không cần chuyển xuống tàu đi trú tránh, tuy nhiên vẫn sẵn sàng phương án di chuyển khi có lệnh. Tinh thần cán bộ chiến sĩ rất tốt, xác định tốt nhiệm vụ đối phó với bão tố, Thượng tá Dĩnh, cho hay. Minh Quân.
0Công nghệ
Trên thực tế, công nghệ mở khóa bằng khuôn mặt đã xuất hiện trong lịch sử, khởi đầu là Samsung Galaxy Nexus năm 2011. Tuy nhiên, vào thời điểm này, công nghệ còn khá non trẻ nên có tính bảo mật chưa cao, dẫn tới sự phổ biến của máy quét dấu vân tay vào những năm sau đó. Cả iPhone X, Galaxy Note 8 và OnePlus 5T đều có khả năng nhận diện khuôn mặt thông minh. Hiện tại, mở khóa bằng khuôn mặt đang trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết, không chỉ bởi công nghệ trên smartphone đã phát triển mà còn do máy quét dấu vân tay đã không còn tiện dụng như trước. Việc phát triển thiết kế toàn màn hình đã buộc các nhà sản xuất phải chuyển máy quét từ mặt trước ra sau, vào phím nguồn hoặc thậm chí loại bỏ luôn tính năng này (ví dụ như iPhone X của Apple). Vậy chiếc điện thoại thông minh nào so khả năng mở khóa khuôn mặt chuẩn nhất? Danh sách top 3 thiết bị được chọn là iPhone X, Galaxy Note 8 và OnePlus 5T. Trang tin công nghệ Phone Arena đã tiến hành chụp thử nghiệm chúng trong điều kiện thực tế và cho ra kết quả bất ngờ. Chụp ban ngày. iPhone X không gặp nhiều khó khăn chi xác minh bằng khuôn mặt khi người dùng đội mũ. Không có gì đáng ngạc nhiên khi cả ba sản phẩm đều nhận dạng tốt nhất ở điều kiện chụp lý tưởng này. iPhone X, Galaxy Note 8 và OnePlus 5T cho kết quả nhận dạng chính xác khi chụp dưới nắng, trời râm mát. Chụp trong nhà. Khi thử nghiệm ở điều kiện chụp này, Galaxy Note 8 mất nhiều thời gian hơn để xác minh khuôn mặt. iPhone X và OnePlus 5T lại chạy bình thường. Khi nhận diện trong studio, thiết bị của Samsung cũng có tốc độ xác nhận chậm hơn so với hai đối thủ. Trong bóng tối. Khi bước vào bóng tối hoàn toàn, Galaxy Note 8 đã lộ ngay điểm yếu của mình, nhận diện sai ở một số lần trong khi sản phẩm cao cấp của Apple và OnePlus vẫn xác minh nhanh và chính xác. Ưu điểm trên OnePlus 5T là có trang bị thêm chế độ bật ánh sáng màn hình mạnh hơn khi nhận dạng ở bóng tối. Đeo kính trắng. Khi đeo kính trắng, Galaxy Note 8 cũng nhận diện rất chính xác. Việc đeo kính trắng không làm ảnh hưởng tới hiệu suất làm việc của công nghệ nhận dạng khuôn mặt. Cả iPhone X, Galaxy Note 8 và OnePlus 5T đều cho kết quả chính xác nhưng Note 8 vẫn mất nhiều thời gian xác minh hơn. Đeo kính râm. iPhone X hỗ trợ nhận dạng khá "chuẩn". Quá trình nhận diện khuôn mặt khi người dùng đeo kính râm sẽ khó hơn nhiều so với đeo kính thời trang thông thường. Nhìn chung, trải nghiệm trên iPhone X tốt hơn cả. Tiếp đến là OnePlus 5T với tỷ lệ xác minh thành công ở mức trung bình, đôi khi mất ít giây hoặc không nhận diện được. Galaxy Note 8 cho kết quả tệ nhất. Quàng khăn và đội mũ tennis. Đeo khăn cũng là một rào cản với nhận diện khuôn mặt trên cả ba điện thoại cao cấp. OnePlus 5T vẫn xuất sắc nhận dạng chính xác trong khi hai thiết bị còn lại vẫn đôi lần mắc lỗi. Galaxy Note 8 gặp khó khăn khi người dùng đeo khăn. Khi thử nghiệm với mũ tennis, iPhone X và OnePlus 5T hầu như không gặp bất cứ khó khăn nào khi nhận dạng. Ngược lại, Galaxy Note 8 của Samsung lại không đem lại kết quả mỹ mãn. Kết luận. Qua nhiều bài kiểm tra, có thể thấy, công nghệ mở khóa bằng khuôn mặt tốt nhất phát huy sức mạnh của mình trên iPhone X và OnePlus 5T hiệu quả nhất. Cụ thể, iPhone X sử dụng camera đo độ sâu tiên tiến và dải hồng ngoại để tạo bản đồ khuôn mặt 3D. Trong khi đó, OnePlus 5T lại sử dụng camera trước và các thuật toán phần mềm để nhận dạng khuôn mặt. Trong suốt quá trình thử nghiệm, iPhone X hầu hết đều vượt qua các điều kiện chụp còn OnePlus 5T cũng có khả năng nhận diện không kém phần ấn tượng. Mặt khác, Galaxy Note 8 lại đem về kết quả có phần thất vọng hơn. Khả năng nhận diện khuôn mặt của điện thoại chỉ hoạt động tốt khi chụp ở điều kiện tối ưu. Chúng tôi kỳ vọng nhà sản xuất Samsung sẽ sớm cải tiến công nghệ này trong nay mai. An Nhiên.
0Công nghệ
Ý tưởng từ thành phố ô nhiễm nhất châu Âu. Là kinh đô thời trang thế giới, nơi có nhiều đội bóng nổi danh của giải vô địch Italia Seria, nhưng Milan còn được biết đến như một thành phố ô nhiễm bậc nhất châu Âu, kể từ 2008 đến nay. Ô nhiễm không khí tại đây nghiêm trọng và khẩn cấp đến mức đã có thời điểm (vào năm 2015), chính quyền thành phố đưa ra lệnh cấm ô tô, xe máy lưu thông trong thành phố trong 3 ngày. Thậm chí, các lò nướng bánh pizza cũng phải mở lò trong những ngày này để hạn chế tối đa ô nhiễm. Có lẽ đó cũng là lý do thôi thúc kiến trúc sư Stefano Boeri sáng tạo ra sản phẩm trí tuệ đến khó tin như một giải pháp chống ô nhiễm hữu hiệu tại đây. Bosco Verticale (khái niệm "Dọc theo chiều dọc") là khái niệm về nhà ở cao tầng được bao phủ bởi cây xanh. Hệ thống nhà cao tầng này được ví như những khu rừng đứng, có thể giúp thành phố xây dựng mật độ và cải thiện chất lượng không khí. Những "rừng đứng" đầu tiên đã ra đời vào năm 2014 tại khu Porta Nuova Isola của Milan. Khu rừng đứng ở Milan (Italia). Hai tòa tháp với hơn 100 căn hộ được bao quanh bởi 500 cây xanh cỡ trung bình và lớn, 300 cây loại nhỏ, 5.000 cây bụi và 11.000 cây các loại khác nhau. Như một mô hình phát triển mới cho sự hồi phục của môi trường đô thị, thiết kế tạo thành một môi trường ở sinh thái trong gần 40.000m2. Điều vô cùng đơn giản mà bất cứ ai cũng có thể biết: Cây xanh là cách rẻ nhất và hiệu quả nhất để hấp thụ carbon dioxide. 20.000 cây ngang qua tháp đôi này có thể biến đổi khoảng 44.000 pound (gần 20 tấn) carbon dioxide thành oxy mỗi năm. Cây cối, một món quà từ thiên nhiên, cũng có thể giúp nhiệt độ trong nhà mát mẻ và lọc ra các hạt bụi tốt cũng như ô nhiễm tiếng ồn từ giao thông bên dưới. Tưởng không khó nhưng khó không tưởng! Nhìn bên ngoài tưởng chừng như không quá khó khăn để trồng cây. Tuy nhiên, những tiết lộ của kiến trúc sư Stefano Boeri cho thấy, công đoạn trồng cây khó khăn và phức tạp hơn những gì ông nghĩ rất nhiều. Kiến trúc sư Stefano Boeri sáng tạo ra sản phẩm trí tuệ đến khó tin như một giải pháp chống ô nhiễm hữu hiệu tại đây. Quá trình trồng rừng đứng bắt đầu với việc tập hợp các chuyên gia về kỹ thuật kết cấu và thực vật học để trả lời tất cả các câu hỏi thiết yếu. Đơn cử như cây có thể chống lại các điều kiện cực tím ở độ cao 120m trong không khí như thế nào? Các kỹ sư đã phải tạo ra cách để bảo đảm sự sống của cây trong các thùng chứa từ độ cao này. Điều này được Laura Gatti, một nhà thực vật học kiến trúc của dự án đúc kết sau quá trình nghiên cứu 3 năm về các loài thực vật địa phương để xác định loài nào sẽ sống sót qua điều kiện đô cao và áp suất không khí của tòa nhà. Dĩ nhiên, sau khi trồng, cây cần được chăm sóc vun xới thường xuyên. Công đoạn này phải nhờ đến đội quân trên không - những người giống như công nhân lau dọn kính ở các tòa nhà chọc trời vẫn thường thấy. Họ phải thường xuyên đu dây lên xuống tòa nhà để kiểm tra và chăm sóc cây. Hai tòa tháp với hơn 100 căn hộ được bao quanh bởi 500 cây xanh cỡ trung bình và lớn, 300 cây loại nhỏ, 5.000 cây bụi và 11.000 cây các loại khác nhau. Những sáng tạo, công sức của đội ngũ kiến trúc sư, các nhà thực vật học nói trên đã không làm người dân thất vọng. Khi các thành phố tiếp tục vật lộn với ô nhiễm không khí, tình trạng thiếu nhà ở và biến đổi khí hậu, những khu rừng đứng này sẽ là kiến trúc nhà ở cực kỳ cần thiết cho tương lai. Ông Boeri chia sẻ: Đây là một loại kiến trúc sinh thái tiếp cận môi trường bền vững. Tôi thực sự hy vọng các kiến trúc sư, các nhà quy hoạch đô thị cũng như nhiều chính trị gia sẽ tiếp tục phát triển hơn những gì chúng tôi đang có. Hiện công ty của kiến trúc sư tài năng này đang thực hiện nhiều dự án rừng đứng mới ở châu Âu và Trung Quốc, trong đó có một "Thành phố Rừng" đầy tham vọng ở thành phố Nam Kinh (Trung Quốc). Phúc Nguyên (theo The Verge).
0Công nghệ
Ông Eugene Kaspersky, CEO và nhà sáng lập công ty bảo mật Nga Kaspersky, vừa có chuyến thăm Việt Nam và gặp gỡ các lãnh đạo bộ, ngành. Ông đã có buổi nói chuyện riêng với PV ICTnews hôm 18/12 về xu hướng bảo mật trên thế giới cũng như các vấn đề an ninh mạng toàn cầu. Ông Eugene Kaspersky trong buổi gặp với ICTnews - Ảnh: P.T. "Điều quan trọng nhất trong buổi phỏng vấn này tôi muốn nhắn nhủ là: Các vấn đề an toàn thông tin, bảo mật tại Việt Nam, đặc biệt các hạ tầng thông tin quan trọng phải do người Việt Nam đảm trách", CEO công ty bảo mật hàng đầu nói. "Muốn như vậy, việc đào tạo đội ngũ kỹ sư an toàn thông tin phải được đặt lên hàng đầu. Các ngành học ở đại học hay các khóa học an toàn thông tin sẽ rất quan trọng trong bối cảnh an ninh mạng ngày một phức tạp", ông Eugene nói tiếp. "Thành phố thông minh, xu hướng IoT sẽ tạo ra một mạng lưới rộng lớn các thiết bị kết nối với nhau. Do đó việc đảm bảo an toàn thông tin càng cần được chú trọng". "Tôi tìm hiểu thấy rằng nhân sự an toàn thông tin tại Việt Nam còn thiếu. Chúng tôi đã gặp gỡ với các đại diện bộ, ngành, và có đề xuất việc hợp tác đào tạo nhân sự công nghệ thông tin ở mảng bảo mật", CEO Kaspersky cho biết. Việc thiếu nhân sự đảm bảo an ninh, an toàn thông tin không chỉ diễn ra tại Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia khác. Các chính phủ cũng đã ý thức ban hành các điều luật về an ninh mạng trong bối cảnh mới. Tuy nhiên, ông Eugene Kaspersky đánh giá Việt Nam nằm trong nhóm dẫn đầu về việc ban hành các chính sách nhằm bảo vệ dữ liệu, an toàn, an ninh thông tin. "Trong năm tới chúng tôi sẽ tuyển dụng thêm nhân sự tại Việt Nam để đảm bảo phối hợp với các đối tác và các cơ quan liên quan trong việc đào tạo đội ngũ nhân sự chuyên gia về bảo mật", CEO Kaspersky khẳng định. Việt Nam có thể không phải đích nhắm, nhưng sẽ bị ảnh hưởng. Ông Eugene cho rằng tình hình an ninh mạng ngày càng tệ hơn so với trước. Hacker ngày nay có trình độ cao hơn, kỹ năng tấn công đa dạng hơn, và nhiều nhóm còn được chính phủ hậu thuẫn. Tội phạm mạng ngày trước chỉ tấn công máy tính cá nhân đơn lẻ nhưng nay đã mở rộng xâm nhập vào hệ thống doanh nghiệp, các hệ thống tiên tiến như IoT. Các cuộc tấn công ngân hàng hay cảng hàng không tại Việt Nam, hay cuộc tấn công ngân hàng Bangladesh là những ví dụ về mức độ tấn công của tội phạm mạng ngày nay. "Tuy nhiên ngay cả khi Việt Nam không phải là đích nhắm thì cũng có thể bị ảnh hưởng bởi chiến tranh mạng giữa các quốc gia khác với nhau", ông Eugene nói. "Chiến trang mạng là cuộc chiến không biên giới, quốc gia nào cũng có thể bị ảnh hưởng". "Một trong những ví dụ dễ thấy là, (ông Eugene chỉ về các bóng đèn và hệ thống báo cháy trong phòng), chúng ta không thể biết trên đầu mình đang là hệ thống cảnh báo khói hay là một hệ thống theo dõi". "Ngày nay nhiều thiết bị kết nối với nhau từ tủ lạnh, hệ thống điều hòa không khí, camera an ninh,... trong khi hạ tầng kết nối giữa chúng có thể không an toàn, bị tấn công bất cứ lúc nào", ông Eugene giải thích. "Lượng thiết bị kết nối như trên là rất lớn, và đây chính là đích nhắm mới của tội phạm". CEO Kaspersky cho rằng vụ tấn công của Wannacry mới đây là một ví dụ sinh động về xu hướng tấn công mới. 7 năm trước, ông chủ Kaspersky cho rằng đã xuất hiện một mã độc rất giống với Wannacry, tuy nhiên múc độ thiệt hại của nó rất thấp, điều này là do vào năm 2010 các thiết bị kết nối không nhiều. "Thời đó các mã độc như Wannacry bị cô lập trong các mạng nội bộ, ngày nay thì nó có thể phát tán trên nhiều quốc gia, nhiều ngành nghề do có kết nối Internet giữa các thiết bị", nhà sáng lập Kaspersky chia sẻ. "Tôi biết Việt Nam vẫn đang chịu các cuộc tấn công mạng mạnh mẽ, kéo theo hệ thống bảo vệ gánh chịu sức ép lớn, do đó cần tăng cường chính sách và đào tạo để đảm bảo hạn chế rủi ro tấn công mạng ở mức thấp nhất", ông Eugene chia sẻ. CEO Kaspersky sau khi rời Việt Nam sẽ ghé Singapore và Indonesia. Trước đó ông đã có mặt tại Ấn Độ. Hải Đăng.
0Công nghệ
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh cấm các cơ quan chính phủ sử dụng các sản phẩm, dịch vụ do Kaspersky Lab cung cấp. Trao đổi vấn đề này với ICTnews hôm 18/12 trong chuyến thăm Việt Nam, ông Eugene Kaspersky - nhà sáng lập kiêm CEO Kaspersky Lab - cho biết lệnh cấm này chỉ khiến tin tặc vui mừng. Ông Eugene Kaspersky, CEO Kaspersky Lab, trong buổi gặp với ICTnews - Ảnh: P.T. "Nga, Mỹ, hay người dùng Mỹ không được lợi. Chính tin tặc sẽ vui mừng nhiều hơn, vì khi tấn công vào các hệ thống quan trọng tại Mỹ, chúng đã bớt đi được một rào cản bảo vệ từ Kaspersky", ông Eugene nói. Tổng thống Donald Trump hồi tuần trước ký lệnh cấm dùng các sản phẩm của Kaspersky Lab trong mạng máy tính của chính phủ. Lệnh này nằm trong một loạt các vấn đề chi phí quốc phòng khác được Tổng thống Mỹ ký. Reuters cho biết doanh thu phần mềm Kaspersky Lab bán cho chính phủ Mỹ dưới 54.000USD, chiếm 0,03% tổng doanh thu của chi nhánh công ty này tại Mỹ. Tuy nhiên, lệnh cấm có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý mua sản phẩm Kaspersky Lab trên toàn nước Mỹ và các nước khác. Lệnh cấm được ban hành sau khi Bộ An ninh nội địa Mỹ đề xuất cấm dùng sản phẩm Kaspersky Lab vì nghi sản phẩm này có liên quan đến cơ quan tình báo Nga, có thể gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia Hoa Kỳ. Kaspersky Lab khẳng định không liên quan đến chính phủ Nga, và hôm nay 19/12 đã quyết định kiện sắc lệnh của Tổng thống Trump lên tòa án liên bang. Trả lời ICTnews, ông Eugene Kaspersky cho biết lệnh cấm không ảnh hưởng nhiều đến doanh thu của công ty, tuy nhiên phải đến báo cáo tài chính cuối năm mới biết chính xác mức độ ảnh hưởng. Đến thời điểm hiện tại, theo ông Eugene, tình hình kinh doanh của công ty vẫn lạc quan. Ngay sau các cáo buộc của các quan chức Mỹ hồi tháng 9, cuối tháng 10 Kaspersky Lab đã cho thực hiện chương trình Sáng kiến minh bạch toàn cầu. Một phần trong chương trình này sẽ cho các bên độc lập được xem mã nguồn các sản phẩm của Kaspersky Lab nhằm chứng tỏ sự minh bạch của sản phẩm. Ông Eugene thừa nhận rằng lệnh cấm của Mỹ là một trong các lý do khiến hãng bảo mật Nga tung chương trình nói trên. "Sản phẩm của chúng tôi bán tại Mỹ, Nga, Việt Nam hay bất kỳ nước nào đều như nhau, các phiên bản cập nhật cũng như nhau. Chúng tôi sẵn sàng cho các bên thứ ba uy tín tham gia xem xét sản phẩm của công ty để chứng sự đáng tin của sản phẩm", ông Eugene nói trong chuyến thăm Việt Nam mấy ngày. Kaspersky Lab dự định mở các trung tâm tại Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á để các cơ quan độc lập có nhu cầu có thể đến xem mã nguồn và các thông tin khác về sản phẩm của hãng. Tuy nhiên công ty vẫn chưa quyết định sẽ mở trung tâm ở đâu. "Hiện đã có một đơn vị đại diện cho một công ty ở châu Mỹ Latin muốn đến xem quy trình sản xuất sản phẩm của chúng tôi tại Moscow, Nga. Chúng tôi hoan nghênh điều đó", ông Eugene chia sẻ với ICTnews. Hải Đăng.